Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

16. Tuổi già: Bàn về việc bị gửi vào viện dưỡng lão


10 tháng

trướctiếp

Là một giáo sư đại học, tôi thường xuyên làm việc cùng với những thanh niên ở độ tuổi đôi mươi. Tôi nhận ra nhiều người trong số họ tin rằng thế giới tự do này là của họ. Họ nghĩ rằng họ có thể trở thành ngôi sao nhạc rock, về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. (Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Điều làm tôi bối rối là niềm tin của họ, họ tin rằng khi trở thành ngôi sao nhạc rock họ sẽ tìm được hạnh phúc to lớn và vĩnh cửu. Có lẽ họ nên theo dõi tin tức ngành giải trí sát sao hơn.) Những thanh niên độ tuổi đôi mươi này sẽ không chịu an phận với “sự thanh thản nhàm chán” khi có quá nhiều thứ họ cần phải sở hữu: một người bạn trai, bạn gái hoàn hảo, hoặc một người bạn đời, một công việc vừa ý, và tình yêu cũng như những sự ngưỡng mộ xung quanh họ. Đối với họ, chủ nghĩa Khắc kỷ nghe như một thứ triết học cho kẻ thất bại, và họ không phải là kẻ thất bại.
Trong những trường hợp cực đoan, người trẻ còn ấp ủ một định kiến to lớn mà họ tự phong cho mình. Họ nghĩ cuộc sống có trách nhiệm phải trải tấm thảm đỏ phía trước họ, xuyên qua bất kỳ con đường nào mà họ đi. Khi cuộc sống không đáp ứng điều đó cho họ - khi con đường mà họ chọn quá gập ghềnh và lồi lõm, hoặc thậm chí không thể đi qua được - họ cảm thấy bị sốc. Đáng ra không thể như thế này được! Chắc hẳn có ai đó, ở đâu đó, đã phạm sai lầm khủng khiếp!
Năm tháng trôi qua, những người trẻ này nhận ra cuộc sống sẽ đem đến cho họ trở ngại, và họ bắt đầu phát triển các kỹ năng để vượt qua những trở ngại này. Cụ thể như khi thế giới không dâng cho họ danh tiếng và tiền tài trên một chiếc đĩa bạc, họ nhận ra họ phải làm việc để đạt được nó, và họ bắt tay vào thực hiện. Thường thì thế giới đền trả lại nỗ lực của họ, và rồi ở tuổi ba mươi họ nhận ra, những điều kiện bên ngoài cho dù không xảy ra theo như những gì mà họ đã hy vọng ở tuổi hai mươi cũng không sao cả. Vào lúc này, họ thường sẽ cố gắng gấp đôi để cải thiện những điều kiện bên ngoài với niềm tin rằng điều đó sẽ đem lại cho họ cuộc sống hoàn hảo như họ hằng mơ ước.
Sau khi thử chiến thuật này thêm một thập kỷ nữa, mọi thứ dường như sáng tỏ đối với họ rằng họ vẫn chưa đi đến đâu cả. Họ được trả lương gấp hai mươi lần mức lương họ từng nhận, họ sống trong một căn nhà với bốn phòng ngủ thay vì một căn hộ studio, và họ là chủ đề của những bài báo tâng bốc trên những trang thông tin, nhưng họ không tiến gần đến với hạnh phúc hơn trước chút nào. Thật vậy, cũng vì sự phức tạp trong kế hoạch của họ để đạt được hạnh phúc, họ nhận ra bản thân bị nhấn chìm trong lo âu, giận dữ và tức giận. Họ còn nhận ra rằng thành công của họ cũng có mặt trái: Họ trở thành mục tiêu ganh tỵ của người khác. Chính ở giai đoạn này mà nhiều người trước kia chưa từng quan tâm đến triết học bắt đầu sống có triết lý hơn. “Có phải đây là tất cả những gì cuộc sống đem lại?” họ thầm nghĩ. “Đây có phải cuộc sống mà mình muốn sống hay không?”
Đôi khi giai đoạn chiêm nghiệm mang tính triết học này gây ra một thứ mà nền văn hóa của chúng ta gọi là khủng hoảng tuổi trung niên. Người đang phải trải qua cuộc khủng hoảng này đưa ra một kết luận đúng đắn rằng nỗi đau khổ của họ chính là kết quả của việc muốn những thứ sai lầm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người ta không thể rút ra được kết luận này; thay vì vậy, anh ta kết luận rằng anh ta không hạnh phúc bởi vì anh ta đã hy sinh những điều trước mắt để đạt được những mục tiêu lâu dài. Vì vậy anh ta ngưng việc chấp nhận hy sinh những thứ ngắn hạn: Anh ta mua xe, hay bỏ vợ và đi tìm nhân tình. Sau một khoảng thời gian, mọi chuyện trở nên rõ ràng với anh ấy rằng chiến thuật anh đang sử dụng để đạt đến hạnh phúc không tốt hơn trước chút nào và xét về nhiều phương diện nó còn tệ hơn chiến thuật trước kia.
Đến lúc này, anh ta có thể chuyển hướng chú ý của mình sang những câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống. Và nếu điều này vẫn chưa đủ để anh ta chiêm nghiệm về những câu hỏi này, quá trình già đi, đi kèm với nó chính là viễn cảnh về cái chết đang ngày một kề cận, sẽ bắt anh ta trả lời những câu hỏi đó. Và thông qua việc chiêm nghiệm về những câu hỏi này, anh ta có thể nhận thấy chủ nghĩa Khắc kỷ, điều hoàn toàn không có sức hấp dẫn đối với anh ta khi còn trẻ, dường như bây giờ đã trở thành một thứ đáng tán dương như là một triết lý của cuộc sống.
Khi còn trẻ, chúng ta có thể đã từng tự hỏi già đi sẽ như thế nào. Và nếu chúng ta là những người Khắc kỷ, chúng ta có thể sẽ đã tưởng tượng ra quá trình đó sẽ như thế nào thông qua việc thực hành tưởng tượng tiêu cực. Trừ khi Tử thần xen ngang, cái ngày mà chúng ta không còn phải tự hỏi và tưởng tượng về tuổi già rồi cũng sẽ đến; chúng ta sẽ biết nó rất rõ. Những khả năng mà chúng ta đã từng coi là đương nhiên sẽ mất đi. Chúng ta khi xưa có thể chạy hàng dặm; bây giờ thì thở hổn hển khi bước đi dọc theo dãy hành lang. Chúng ta khi xưa từng quản lý tài chính cho cả một tập đoàn; bây giờ chúng ta chật vật với cuốn sổ ghi nợ nhỏ bé. Chúng ta khi xưa có thể nhớ ngày sinh nhật của tất cả mọi người; bây giờ đến cả ngày sinh của mình cũng là một con số lạ lẫm.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp