Buổi tối hôm kia, sau khi từ bệnh viện rời đi, Yến Tư Thời trở về căn hộ.

Không gian sạch sẽ không có chút hơi người giống hệt như trong phòng thực nghiệm, kính cách âm quá tốt, khiến xung quanh chỉ có sự tĩnh lạnh tuyệt đối giống như chết chóc.

Kiểu tĩnh lặng này ngược lại càng khiến anh không thể bình tĩnh, anh không muốn tiếp tục ở đây, liền đặt chuyến bay gần nhất rời khỏi Bắc Thành.

Hòn đảo Tiểu Ngư này không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng, vẫn giữ được rất nhiều hệ sinh thái nguyên sơ.

Khách sạn mà anh đặt rất gần biền, đêm đến khi nằm xuống, có thể xuyên qua cửa kính nhìn ngắm ánh trăng bên ngoài, sẽ cảm nhận được thanh âm của sóng biển ngay bên tai.

Tỉnh dậy mới phát hiện điện thoại hết pin rồi, lười chẳng buồn sạc. Ở trên hòn đảo nhỏ này gần như chẳng dùng đến điện thoại, anh mang theo một chút tiền mặt, mua đồ, ăn cơm và đi xe quá đủ rồi.

Sau khi trời tối, gió biển ẩm ướt, sóng đen cuộn trào, ánh trăng chiếu trên mặt biển, kéo dài đến nơi xa trầm mặc và quỷ quyệt giống như một thế giới khác, khiến người ta mê muội.

Không biết là mấy giờ tối, ở đằng sau có tiếng trẻ con gọi anh “Này chú!”

Quay đầu lại nhìn, là một cậu bé đang mặc chiếc quần đùi đi biển.

Cậu bé gãi gãi đầu, nói: “Chúng cháu chuẩn bị ăn đêm, bố cháu hỏi chú, có muốn qua ăn một chút không.”

Cậu bé chỉ tay về phía siêu thị cách đó không xa, “Ông chủ siêu thị.”

Anh nói tiếng cảm ơn, từ chối, cậu bé lại chạy qua, trực tiếp kéo cánh tay anh, “Chú ngồi đây cả ngày rồi, không thấy nhàm chán sao?”

Cũng chỉ là một cậu bé tám – chín tuổi, sức lực lại mạnh đến mức khiến người ta ngạc nhiên, anh thật sự bị kéo đứng lên, cứ như vậy bị kéo đi về phía siêu thị.

Siêu thị rất nhỏ, trước cửa treo một chiếc bóng đèn, ánh sáng vàng vàng còn cổ xưa hơn cả ánh trăng.

Trên bãi cát trước cửa đặt một chiếc bàn nhỏ, vài chiếc ghế nhựa, trên bàn bày sẵn ngao nướng, sò điệp tỏi băm, rau xanh, cháo trắng và hai chai bia.

Rõ ràng xa lạ không hề quen biết, ông chủ lại cứ muốn anh ngồi xuống uống hai cốc.

Kiểu nhiệt tình quá đỗi tự nhiên mà lại chất phác này, khiến anh không có cách nào từ chối.

Cậu bé tên là A Vĩnh, siêu thị tên là “Siêu thị A Thúy”, A Thúy là mẹ của A Vĩnh, trước đó bị bệnh đã mất rồi. Ông chủ nói chuyện bâng quơ.

A Vĩnh không kiên nhẫn nghe người lớn nói chuyện phiếm, húp sụp hết bát cháo liền chạy vào trong siêu thị xem TV.

Ăn xong bữa đêm, anh muốn trả tiền cho ông chủ, ông chủ không nhận, ông nói là tự mình tiện tay làm một hai món, lẽ nào lại đi lấy tiền của anh.

Anh liền mua bao thuốc, mua hai chai nước, ủng hộ việc kinh doanh buôn bán của ông chủ.

Lúc vào trong tiệm lấy nước, anh nhìn thấy trên bức tường đằng sau quầy, dán tờ thông báo được viết bằng chữ trắng trên giấy đỏ.

Phía cuối của tờ thông báo lưu lại hai số điện thoại, một số là của đồn cảnh sát XX.

Lúc đi, ông chủ hỏi anh ở đâu, anh nói ra tên của khách sạn, ông chủ nói có biết, bảo anh trở về chú ý an toàn, còn nói, bình minh trên đảo cũng rất tuyệt, sáng sớm mai có thể dậy sớm ngắm xem.

Anh hiểu được sự quan tâm mơ hồ của ông chủ, nói nhất định sẽ xem.

Buổi chiều ngày thứ hai, anh lại đến siêu thị một chuyến, nói với ông chủ anh đã xem mặt trời mọc rồi, rất đẹp.

Cậu bé A Vĩnh đang ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ, vừa than thờ vừa làm bài tập.

Anh thuận miệng nói mấy câu về cách giải đề, A Vĩnh như tìm được cứu tinh, nhờ anh giúp đỡ phụ đạo làm bài.

Anh hỏi, hôm nay không phải cuối tuần, đứa nhỏ sao không đi học.

Ông chủ nói, tuần trước có bão, cửa kính, ống đèn phòng học đều bị thổi vỡ rồi, nhà trường vẫn đang tu sửa.

Anh vốn định quay về khách sạn nghỉ ngơi một lúc, sau đó trở lại Bắc Thành, nhưng A Vĩnh cầu xin tha thiết quá, anh liền mua dây sạc iphone trong siêu thị, kết nối với cục sạc của ông chủ để sạc điện thoại, tính đặt trước vé chiều về.

Điện thoại tắt máy hai ngày, lượng pin đã hoàn toàn hao hết, kết nối với nguồn điện, sạc một lúc mới có thể mở máy.

Anh đem nó đặt ở một góc của quầy bán hàng, cầm lấy phiếu bài tập của A Vĩnh, giúp cậu xem đề.

Một lúc sau, điện thoại mở máy, anh cầm lên đang chuẩn bị mở khóa, một cuộc điện thoại gọi đến.

Anh được ra lệnh ở tại siêu thị A Thúy đợi cô qua, không được đi đâu hết.

Bài tập của A Vĩnh rất đơn giản, nhưng A Vĩnh rất ngốc,   môn số học sơ cấp học đến rối ren hết cả.

Anh dạy đến mệt.

Không dễ gì mới phụ đạo xong, anh mua chai nước lạnh, đi đến trước cửa hóng gió.

A Vĩnh được ông chủ cho phép, chạy ra ngoài tìm đồng bọn đi chơi.

Chơi được hơn một tiếng, đầu đầy mồ hôi quay về, liền đi ngay đến tủ lạnh lấy que kem.

A Vĩnh hỏi anh: “Người chú đợi vẫn chưa đến ạ.”

Anh nói: “Đúng vây.”

A Vĩnh cười hi hi: “Chú giống như lưu thủ nhi đồng[1] nha - - lưu thủ đại nhân[2]!”

Anh nói: “Uh.”

A Vĩnh nói: “Chú không bị cho leo cây đấy chứ?”

Anh nói: “Không đâu.”

A Vĩnh nói: “Chắc chắn vậy sao?”

Anh nói: “Đúng.”

        Lưu thủ nhi đồng[1]: đứa trẻ ở nhà – là những đứa trẻ được để lại ở các vùng nông thôn trong khi cha mẹ đi làm ở thành thị.

        Lưu thủ đại nhân[2]: người lớn ở nhà.

/

Cô quả thực không thất hẹn, khoác một màu chiều hôm xuất hiện, nhưng vừa thấy mặt liền trách móc một hồi.

Yên Tư Thời chưa từng thấy một mặt này của cô, cô vốn ôn hòa, biểu đạt cự tuyệt đều có thể bình tĩnh lý trí.

Lần này lại mất kiểm soát như vậy, thậm chí cảm xúc kích động đến nỗi nói cả những lời thô tục.

Yến Tư Thời chống cằm lên vai cô, nhẹ nhàng hít hà mùi hương trong tóc cô, trong lòng cảm xúc dâng trào như thủy triều chưa hề lằng xuống.

Bị gió biển thổi quá lâu, da cũng trở nên lạnh, mà người trong lò

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play