Anh cũng như bao người con trai khác, thấy cô gái nào dễ thương là hay trêu chọc một chút cho vui. Sự trêu chọc ấy chẳng đại diện cho việc anh yêu hay thích cô gái đó cả, mà chỉ là thỏa lòng hiếu kỳ mà thôi. Và Thu Trúc cũng không khác gì mấy, cũng chỉ là một khúc nhạc dạo lướt qua nhẹ nhàng trên hành trình cuộc đời của anh. Hôm nay gặp nhưng có lẽ ngày mai anh đã quên mất cô rồi cũng nên.
Còn Thu Trúc cũng không khác gì mấy, chuyện hôm nay cũng chẳng để trong lòng, đối với anh, cô cũng chỉ hờ hững như người xa kẻ lạ mà thôi. Giữa hai người cũng như hai kẻ đi ngược chiều lướt qua nhau và cũng không có một người quay đầu.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là hai người họ nghĩ vậy thôi. Trên đường đời lắm trái ngang này, quay đầu hay không cũng không phải do bản thân họ quyết định.
.........
Trưa ngày 30 tết, các anh chị con của cậu mợ đều đã gần như về đủ mặt hết rồi. Nhà cũng đã sửa sang lại khang trang hơn, cả gia đình họ đều vui vẽ quay quần bên nhau. Riêng cô thì xin phép ngoại và cậu mợ đi vào chổ bác Hai. Cô đã nói rằng, bạn cô và cô hùng nhau trồng vạn thọ trên đất bác ấy, tại bác ấy cũng chỉ ở có một mình, đất lại rộng nên cho phép cô và bạn trồng cũng để có người ra vô cho vui. Bà ngoại dĩ nhiên là đồng ý, cô có tấm lòng thương người cô độc như vậy bà rất là vui. Cậu mợ thì hoàn toàn không nói gì rồi, con cái họ về thì mừng con cái, cô dù sao cũng chỉ là cháu đi vắng cũng đâu có sao.
Thế là, cô xách theo một cặp bưởi vô nhà bác. Tết nhất đi vô không cũng kỳ. Cô nghĩ Hữu Trọng chắc đã về thành phố sẽ không ở lại đây với bác đâu, cô vô trò chuyện với bác một buổi cũng vui. Ở nhà, tuy rằng cũng vui nhưng cô có cảm giác vô cùng lạc lõng, dù sao cũng chỉ là cậu mợ thôi, tình thương dành cho cô cũng không thể nào bằng cha mẹ ruột được. Thà đi vào với bác hai, hai người cô đơn trò chuyện sẽ thấy ấm áp hơn.
Tuy nhiên, khi vào đến nơi thì cô đã thấy Hữu Trọng đang ngồi nhìn chậu vạn thọ mà hồn thả về đâu đâu ấy. Cửa rào không có đóng, cô liền chạy thẳng luôn vào trong sân. Vừa nhìn thấy cô anh đã vô cùng vui mừng, nở nụ cười lộ ra ma núm đồng tiền tươi rối. Nhưng rất nhanh anh đã bình thường trở lại, ngạc nhiên hỏi.
- Em vào chơi đấy à! Sao tới hôm nay mới vào? Ba anh trông em lắm đó.
Ông Hai nằm trên võng trong nhà nghe thằng con trai nói mà muốn bay ra đạp cho một đạp, nói rằng " Tao trông hay mày trông?" Từ bửa đó tới giờ ngày nào ông thấy anh cũng ngồi ngắm nghía mấy chậu vạn thọ, ánh mắt thì ngó ra ngoài cổng tới hết ngày, không thấy người ta vô thì miệng lầm bầm lầu bầu nói người ta vô tình, thật làm ông nhức cả đầu. Kêu về thành phố thì không chịu, nói nghe có hiếu lắm " Sao con nỡ để ba ở đây một mình được chứ? Ba già rồi ở một mình ban đêm ban hôm thì biết làm sao? Phải có người trông nom mới được!"
Ông mới 63 tuổi thôi mà, đâu già giữ vậy? Mà không biết anh trông nom ông hay ông trông nom anh nữa. Nhà thì chỉ có một cái giường, hai cha con ngủ chung, ông nằm ngoài thì tối ngủ anh lăn lấn ông muốn lọt đất. Còn nằm trong thì mền gối bị anh lấy hết mà anh có nằm hay đắp đâu, tất cả chúng nó đều không chân mà tự nhảy xuống đất hết hà. Ông thật muốn lấy chổi lông gà mà đập anh một trận. Không biết giống ai mà tật ngủ xấu vậy không biết? Lúc xưa ở thành phố, đứa nào cũng có phòng riêng nên ông cũng đâu để ý mấy đứa con tật ngủ ra sao đâu. Giờ thấy mà rầu không biết sau này có vợ có sửa được không? Không sửa được có nước bị vợ cho nhịn đói.
Mà nói tới việc đó ông lại thở dài, con ông thương Thu Trúc nhưng vì ngại cô còn nhỏ mà không dám tỏ bày. Mà Thu Trúc lại chẳng để tâm gì tới việc đó, cô khác những cô bé khác ở tuổi này sẽ bắt đầu mơ mộng, dù ít hay nhiều cũng sẽ nghĩ đến chuyện yêu đương. Cô chỉ chú tâm đến việc lo cho tương lai, hơn hết là ông cảm thấy cô bài xích với chuyện yêu đương. Một cô bé như vậy sẽ rất khó tiếp nhận bất kỳ tình yêu nào, nếu con trai ông muốn truy thê thì đúng là một con đường đầy gian nan, trắc trở. Nhưng nếu không có gian nan, trắc trở thì đâu ai biết quý trọng tình yêu. Với tính tình còn trẻ con của Hữu Trọng, ông nghĩ cũng nên để anh chịu thử thách.
Thu Trúc bước vào nhà thưa ông rồi tự động ra sau lấy đĩa đặt hai trái bưởi lên bàn. Ông hai bèn nói.
- Bửa nay con không ở nhà phụ cúng kiến hay sao mà có thời gian vô chơi với bác vậy?
Cô bèn đáp.
- Dạ! Có mấy anh chị về phụ rồi ạ! Con cũng không có gì để làm nên vô chơi với bác cho vui. Con tưởng là anh Trọng về thành phố rồi chứ?
Ông cười nói.
- Nó à? Nó không có về đâu! Nó nói bác ở đâu nó ở đó.
Cô vui mừng thay ông.
- Vậy thì hay quá rồi! Coi như bác hết buồn! À mà...mấy anh chị có xuống thăm bác không ạ?
Câu này thì Hữu Trọng đáp.
- Không xuống! Chị Hai năm nay không có về nước. Anh ba thì về quê chị ba ở ngoài Bắc rồi! Năm nay cả nhà ảnh ăn tết ngoài đó. Còn gia đình chị Tư thì đi du lịch rồi. Ai cũng có gia đình đều có cuộc sống riêng của mình.
Thu Trúc nghe mà thật thương cho bác Hai, con cháu cũng đông mà tết thì chỉ có một đứa duy nhất bên cạnh. Cô tự hỏi nếu sau này Hữu Trọng có gia đình thì liệu tết sẽ còn về với bác không? Cô buột miệng hỏi.
- Vậy còn anh thì sao? Sau này có gia đình tết anh cũng không về với bác hả?
Hữu Trọng ngớ người.
- Anh...
Nhưng rồi vội quay mặt sang chổ khác đáp.
- Anh còn chưa có ý định lập gia đình sớm đâu. Anh còn phải phấn đấu cho sự nghiệp nữa.
Nhưng cô lại nói.
- Em nói là chừng nào anh có gia đình kìa? Còn sớm hay muộn thì đâu quan trọng đâu?
Hữu Trọng ậm ờ không biết đáp như thế nào.
- Cái đó...
Ông Hai thì nằm dưới võng mà cười thầm trong bụng. "Để tao coi mày trả lời làm sao đây hả? Hí hí..."
Anh đột nhiên hỏi lại cô.
- Vậy em muốn anh về hay không về?
Ông Hai thật muốn rớt luôn xuống võng. "Cái thằng con bất hiếu! Tui là ba nó mà tết về phải hỏi ý vợ nó là sao?"
Rất tiếc, tiếng lòng của ông Hữu Trọng không nghe được. Anh vẫn đang chờ câu trả lời của cô. Nhưng cô lại ngơ ngác hỏi.
- Em thì có liên quan gì đến việc này?
- À... ờ... ý anh là nếu em là anh thì em có về không?
Cô không cần suy nghĩ liền đáp.
- Dĩ nhiên là về rồi!
Ông Hai mỉm cười hài lòng. Hữu Trọng thì nói.
- Như vậy thì anh đương nhiên cũng về rồi!
Ông Hai thật muốn đè anh ra mà đánh đòn một phát, thật đúng là cái thằng con bất hiếu. Uổng công ông nuôi dạy từ nhỏ cho đến lớn. Thu Trúc thì nghĩ, Hữu Trọng nói như ý là anh cũng sẽ về chứ không có bỏ ba mình tết ở một mình. Cô rất là vui mừng. Chợt anh lại hỏi.
- Ngày mai mùng một em có đi đâu chơi không?
Cô cũng không nghĩ gì, bèn đáp.
- Mùng một mỗi năm em đều về bên nội thắp cho ông bà nội nén nhang, sang mùng 2 mùng ba mới đi lòng vòng chơi.
Ông Hai lên tiếng hỏi.
- Bên nội con khá không Trúc?
Cô đáp.
- Dạ bên nội con thì chỉ có mình cô Ba là khá giả nhưng ở xa cũng hiếm khi về. Mấy cô bác khác thì cũng nghèo và cũng ở xa. Có mình chú Út là ở đây nhưng cũng không khá mấy coi như là bằng cậu mợ con vậy.
Hữu Trọng buột miệng hỏi.
- Sao hồi đó em không ở với chú thiếm?
Cô thở dài lắc đầu.
- Chú Út thì không nói gì nhưng thiếm Út không giống như mợ hai hiền lành, dễ chịu vậy đâu.
Cô bèn kể.
- Em nhớ lúc cha mẹ em mới mất thì em cũng ở với chú thiếm Út. Chú Út thì rất thương em nhưng mà phải đi làm ít khi ở nhà và mỗi khi chú Út không có nhà thì thiếm Út hễ có chuyện gì không vui thì sẽ đem em ra mà trút giận, không đánh thì cũng mắn. Cho tới một ngày em chỉ vô tình làm bể một cái chén thôi mà bị thiếm ấy lấy cái chày đâm tiêu phan vô đầu chết giấc luôn.
Ông Hai và Hữu Trọng nghe mà hít một ngụm khí lạnh, đối xử với một cô bé mới 5 tuổi như vậy thật là quá tàn nhẫn, ác còn hơn Tào Thị* nữa. (* Tào Thị: nhân vật trong truyện cổ tích Phạm Công Cúc Hoa). Hữu Trọng hỏi.
- Vậy lúc đó thế nào?
- Lúc đó... trời xui khiến sao mà bà ngoại vừa bước chân vô chưa kịp lên tiếng thì thấy được cảnh tượng đó. Ngoại mới hoảng hồn ôm em đi nhà thương, có lẽ là do cha mẹ che chở nên dù em bị một cú nặng vậy cũng không có bị di chứng gì. Chỉ là từ đó hễ thấy chày đâm tiêu là em sẽ khóc ré lên chạy mất dạng. Mãi tới sau này khi lớn lên nhận thức mọi việc được rồi thì mới hết sợ.
Ông Hai liền nói.
- Vậy là từ đó con mới về ở luôn với bà ngoại và cậu mợ đó hả?
- Dạ!
- Rồi có thưa kiện gì không?
Cô cười cười nói.
- Hồi đó không giống như bây giờ mà cái gì cũng đưa ra xã. Hầu như đều giải quyết bằng tình nghĩa thôi. Nhắm cái gì bỏ qua được thì bỏ qua. Với lại khi chú Út về biết được cũng đánh thiếm ấy mấy bạt tay đuổi về bên mẹ rồi qua xin lỗi bà ngoại. Chú Út hiền lắm xưa nay đều cưng chiều thiếm Út, mà lúc đó ra tay đánh còn đuổi đi thì biết chú giận đến cỡ nào rồi. Bà ngoại thấy vậy cũng không có làm khó gì, thấy con chú Út cũng còn nhỏ mà không có mẹ cũng tội nên thôi bỏ qua luôn, còn khuyên chú Út làm lành với thiếm để con cái nó khỏi khổ.
Hữu Trọng bèn nói.
- Cuối cùng người thiệt thoài vẫn là em.
Cô cười nói.
- Hi... có gì đâu mà thiệt thoài hả anh? Phải chi em không có ai thương thì nói là thiệt. Đàng này em có người thương người lo mà thiệt cái gì. Em so ra vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều đứa trẻ mồ côi khác lắm.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT