Thu Trúc nhẹ nhàng khép lại quyển nhật ký ghi mấy dòng tâm sự bằng những câu thơ, cho một cuộc đời mà cô đã trải qua. Cất nó vào trong ngăn kéo bàn học, sau đó khóa lại. Đi ra ngoài vườn hít từng hương bưởi thơm ngát, tận hưởng không khí mát mẻ của buổi ban trưa. Cô mỉm cười thanh thản như đã trút hết tất cả mọi phiền muộn, sẵn sàng đón nhận những mở đầu mới. Cuộc đời mới bắt đầu.
Đã hai ngày cô được trọng sinh trở lại tuổi 16, cái tuổi mà kiếp trước cô lắm mơ nhiều mộng, trái tim bắt thổn thức bởi những rung động đầu đời. Để rồi cái rung động ấy chưa kịp hình thành đã vội vỡ tan. Nhưng kiếp này thì cô sẽ không còn mơ mộng, không còn rung động nữa, bởi trái tim đã chay sần do trải qua quá nhiều đau đớn của cuộc đời. Tình yêu đã đẩy cô xuống tận cùng của vực sâu không đáy. Được làm lại từ đầu rồi cô nguyện sẽ nói không với tình yêu.
Nhớ lại lúc đêm mưa hôm đó, khi người yêu nói tiếng chia tay, cô đã ngỡ ngàng đến ngơ ngác. Bước đi thất thiểu như kẻ không hồn giữa màng mưa trên đường phố mà không biết mình sẽ đi về đâu. Cũng không ngờ lần chia tay đó cũng là lần gặp cuối cùng của cô và anh. Một chiếc xe ô tô lao nhanh trên đường phố, khi phát hiện cô đang đứng giữa đường dưới trời mưa thì đã không kịp thắng và tông thẳng vào cô. Cô ngã xuống đường nhưng miệng lại nở nụ cười.
- Chết cũng tốt! Sẽ không còn đau khổ nữa.
Lúc tỉnh lại cô phát hiện mình đã trở lại 15 năm trước, cái năm cô mới bắt đầu biết yêu. Nhưng tình yêu chưa chớm nở đã vội tàn phai, cũng khởi đầu cho biết bao đau khổ sau này.
Cô tên đầy đủ là Phan Thị Thu Trúc, sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất lúc cô năm tuổi do tai nạn, về sống với bà ngoại và cậu mợ hai. Cậu mợ hai con cũng đông, tới sáu đứa con, hai trai, bốn gái nên nhà cũng không có khá giả. Cũng may bây giờ mấy anh chị đã lớn hết rồi, cũng có gia đình riêng và đều đã đi lên thành phố làm, nên cũng đỡ hơn lúc trước. Tuy nghèo nhưng lại rất giàu tình nghĩa, sẵn sàng đem cô về mà cưu mang, nuôi nấng cho ăn học đến nơi đến chốn.
Nhà ở nông thôn nên kinh tế chủ yếu cũng là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài làm lúa trồng vườn thì cậu Hai còn nuôi thêm mấy con bò nữa. Hôm nào đi học về cô cũng đều đi cắt cỏ bò và đó là công việc chính của cô từ lúc nhỏ cho tới bây giờ. Lúc trước, chị Út Lượm còn chưa lên thành phố làm thì đi cắt chung với cô, giờ thì còn mình cô thôi. Cắt thật ra cũng nhanh lắm, cắt từ nhỏ tới lớn cũng quen tay. Dù cũng đã mười mấy năm rồi cô không cắt lại nhưng khi cầm lên lưỡi liềm hạ xuống tốc độ cũng không sụt giảm.
Cỏ được trồng ở ruộng nên cũng chẳng cần đi đâu xa, với lại bây giờ ở đây mười nhà thì có chín nhà nuôi bò rồi, dù thấy cỏ mộc ven đường cũng không thể tùy tiện cắt được đâu, nhà người ta đều trồng nuôi bò cả đấy.
Cắt đủ ba bao cỏ cho ba con bò ăn đủ một ngày rồi thì cô chất lên xe đạp đẩy về. Đường nông thôn cũng hơi hẹp, một mình cô và chiếc xe đạp đẩy cỏ này đi cũng bít đường. Nếu gặp xe hay một người đẩy cỏ giống cô đi ngược chiều lại thì bắt buộc một trong hai phải nép sát vào rào nhà người ta hoặc bước xuống ruộng luôn cho chắc. Cũng may hôm nay cô không có đụng ai cả. Hì hì
Về đến nhà thì dở cỏ xuống để cạnh chuồng bò, chừng nào cho ăn thì cậu hoặc mợ sẽ tự đổ vào máng cho chúng. Hiện tại máng vẫn còn đầy cỏ nên cô cũng không đổ thêm vào làm gì. Xong rồi thì vào tắm rửa, ăn cơm chiều.
Tối đến, cô nằm gát tay lên trán suy nghĩ cách để kiếm tiền. Cũng không thể cứ ăn bám bà ngoại và cậu mợ hoài được. Kiếp trước cô 16 tuổi, vô tư, mộng mơ thì không nói gì nhưng kiếp này thân 16 nhưng linh hồn đã 31 tuổi rồi, muốn vô tư cũng không thể vô tư được. Tuy rằng cô thuộc diện mồ côi, đi học không cần tốn học phí, lại là học sinh khá giỏi, cuối năm đều có lĩnh thưởng nên sách vở bút mực thì không cần lo nhưng chi phí sinh hoạt, tiền quà vặt thì cũng phải tốn, đặc biệt là con gái mỗi tháng đều phải tốn tiền mua "bánh xốp" thì khỏi nói ai cũng phải biết rồi phải không. Dù cho là đứa tiết kiệm nhất cũng phải tốn khoảng đó hà. Mà tiền ở đâu cô có, không bà ngoại thì cậu mợ, anh chị cho. Mà tiền của bà ngoại thì cũng cậu mợ, anh chị cho chứ đâu? Ngoại già rồi làm gì mà ra tiền.
Nhưng làm cách nào kiếm tiền đây nhỉ? Khó à nha! Ở quê đâu có việc làm thêm bán thời gian như thành phố đâu mà làm. Đi bán vé số? Không được! Chắc chắn là bà ngoại và cậu mợ không cho rồi. Cậu nhất định sẽ nói.
- Bộ tao nuôi không nổi mày sao mà phải đi bán vé số?
Vậy phải làm gì đây ta?
Thu Trúc lăn qua, lộn lại nghĩ mãi mà không ra cách nào kiếm tiền. Tự giận bản thân mình, uổng công được trọng sinh trở lại thế mà không có cách nào để kiếm tiền. Phải biết vậy kiếp trước cô để ý mấy giải đặc biệt của xổ số kiến thiết để kiếp này kiếm mua mấy số đó phải đỡ hơn không? Mà nói đi cũng phải nói lại dù cô có nhớ số đó ra ngày tháng năm nào, hay đài nào thì cũng chưa chắc tìm mua được phải không? Dễ ăn vậy ốc bu vàng nó ăn hết rồi đâu đến lượt cô.
Nhớ kiếp trước, cô đã từng làm bán hàng online, công việc đó làm thêm kiếm tiền cũng không tệ. Nhưng mà ngặt nỗi đây là năm 2005 a, lại ở nông thôn, điện thoại cùi bắp trắng đen còn chưa thịnh hành lấy đâu ra điện thoại cảm ứng có kết nối mạng mà on với chả line. Đâu giống như năm 2020 ngay cả đứa bé học lớp 1 cũng có điện thoại xịn để chơi game. Aiiii... cách này hiện tại cũng không được.
Giặt ủi, sửa quần áo? Lúc còn là sinh viên cô làm thêm rất nhiều việc để kiếm tiền dĩ nhiên là nghề này cũng có. Nhưng mà, giặt ủi chỉ có vào thị trấn thì mới mở được nhưng tiền đâu thuê mặt bằng đây? Còn sửa quần áo... nhà cũng không có máy may lấy đâu mà sửa.
Thu Trúc lại một lần nữa thất vọng tràn trề, những nghề có thể kiếm tiền mà kiếp trước cô làm đều không thể áp dụng được. Có áp dụng được cô cũng không có vốn bỏ ra. Ôi... tiền... tiền... tiền... tiền không phải là tất cả nhưng tất cả đều phải cần tiền. Phải làm sao để có tiền đây? Uổng công trọng sinh lại một kiếp có thể biết trước được vật giá leo thang, giá đất tăng cao, giá vàng tăng vọt mà không thể kiếm tiền... ôi...
Ý... khoan... mà vừa rồi cô vừa nghĩ đến cái gì thế nhỉ? Vàng ư?
Chợt nhớ ra điều gì, Thu Trúc bèn ngồi bật dậy ngẫm lại một chuyện. Nói đến vàng cô nhớ kiếp trước vào năm cô 18 tuổi thì có một đám tang đi vào gò đất cúng để chôn nhưng khi đào huyệt thì thấy một cái hủ sành được bịt kín, tưởng rằng là hủ hài cốt nên không dám đụng vào, định lấp đất lại trả y nguyên như cũ nhưng bất ngờ cáng cuốc bị rơi ra và lưỡi cuốc văng xuống làm vỡ hủ sành, đổ ra toàn là vàng trong đó. Tất cả mọi người bỏ qua chuyện chôn cất người chết mà tranh nhau dành giật hủ vàng, tranh cãi làm lớn chuyện đưa ra tới tận xã. Kết quả cuối cùng thì toàn bộ số vàng ấy bị sung vào công quỹ nhà nước. Bởi vì đơn giản là gò đất ấy không thuộc sở hữu của một cá nhân nào, là đất hoang nên ai muốn chôn cất cứ vào đó, nó đã trở thành một nghĩa địa, vì thế nên nó sẽ thuộc về nhà nước. Ồ vâng! Ai nghe chuyện này cũng ôm bụng cười cả. Phải chi lúc đó chia nhau người một ít thì đỡ biết bao nhiêu, cũng không đến nỗi tranh cãi dữ dội làm mất tình làng nghĩa xóm. Thật đúng là tham thì thâm mà.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT