Hơn 8 giờ sáng ngày hôm đó, Tào Ngọc Tĩnh 15 tuổi đang nằm ở trên giường, phát hiện sách điện tử ở trong điện thoại đã xem gần hết, lô hàng tồn kho này đã được tải xuống vào lúc cậu ta còn làm việc ở trong một nhà máy điện tử trước khi bị đuổi.
Chiếc điện thoại di động hàng nhái có màu trắng ở trên tay được cha cậu ta mua từ thị trấn với giá 600 nhân dân tệ vào một năm trước, sau khi nhận được một thẻ SIM 100 nhân dân tệ, cha cậu ta chưa bao giờ trả tiền nạp điện thoại cho Tào Ngọc Tĩnh.
Hiện tại Tào Ngọc Tĩnh không có tiền để tiết kiệm tiền điện thoại. Giữa trưa 12 giờ 30 phút, Tào Ngọc Tĩnh lấy búa vuốt từ dưới gầm giường ra, đi ra ngoài cửa.
20 phút sau, cả người Tào Ngọc Tĩnh bê bết vết máu về đến nhà, cha mẹ vẫn còn ngủ trưa. Cậu ta lặng lẽ cởi cái quần dính máu ra rồi ném vào chiếc tủ nhỏ trong góc phòng ngủ, sau đó rửa sạch cây búa trong xô nước ở bên cạnh chuồng heo.
Tào Ngọc Tĩnh nhanh chóng nằm lại trên giường, 20 phút sau, cha mẹ thức dậy, đi vào phòng ngủ của cậu ta nhìn thoáng qua.
Chờ tới khi cha mẹ rời khỏi, Tào Ngọc Tĩnh lấy cái quần dính máu đã giấu kỹ ra, ném vào máy giặt, giặt sạch rồi phơi ở trong sân.
Cậu ta trở lại phòng ngủ một lần nữa, lắp thẻ SIM mới vào điện thoại, tiếp tục tải sách điện tử. Vào lúc 16 giờ 30 phút, cậu ta đã sử dụng dữ liệu tải xuống hơn 20 cuốn tiểu thuyết, tiền điện thoại trong thẻ SIM mới cũng đã được sử dụng hết.
Buổi tối hôm đó, Tào Ngọc Tĩnh nghe thấy tiếng xe cảnh sát vang lên ở bên ngoài. Cậu ta cứ nằm ở trên giường, chờ cảnh sát tìm tới cửa.
Cha cậu ta vào phòng nhìn cậu ta một cái với vẻ mặt nghiêm nghị, thấy cậu ta vẫn lười biếng, không nói chuyện như thường ngày. Mẹ cậu ta vào phòng nhìn cậu ta mấy lần, cũng không nói chuyện, khập khiễng bỏ đi.
Mẹ cậu ta đã bị què chân vào mấy năm trước, lúc cha lùi xe không nhìn thấy vợ mình nên đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Tào Ngọc Tĩnh không tin, cậu ta nghĩ rằng chắc chắn là mẹ đã bị què khi bị bắt quả tang đang ăn trộm thứ gì đó, nhưng cậu ta lại không dám hỏi.
Ban đêm, nhà cha mẹ tắt đèn muộn. Tào Ngọc Tĩnh nghe thấy bọn họ đang nói về Trương Tú Phân. Bà cụ tốt bụng này chết mà "không được đền đáp xứng đáng".
Cha mẹ còn bàn bạc muốn tìm một công việc khác cho Tào Ngọc Tĩnh, nhưng vẫn không có kết quả như cũ. Tào Ngọc Tĩnh nằm cả đêm, ngày hôm sau cũng không ra khỏi giường nhiều.
Cậu ta không thể nào bình tĩnh lại, tự nói với chính mình ở trong lòng: "Đến đây là kết thúc".
01.
Đẩy cửa phòng thẩm vấn ra, tôi nhìn thấy bóng lưng gầy yếu của Tào Ngọc Tĩnh.
Cậu ta ngẩng đầu nhìn tôi, đó là một khuôn mặt trẻ trung và đẹp trai. Lông mày rậm, mắt hai mí, đôi mắt trũng sâu, bộ ria mép thưa thớt, mái tóc dài xoăn nhẹ với màu nâu nổi bật.
Cậu ta mặc một chiếc áo thun dài tay màu xám trắng, da trên cổ giống như vảy cá nổi lên, có chút bẩn thỉu, giống như đã không tắm trong nhiều ngày.
Phát hiện tôi đang nhìn cậu ta chằm chằm, cậu nhóc đó lại có chút khó chịu, cúi đầu xuống.
Cảnh sát hình sự Đại Hàn đưa cho tôi một tấm thẻ căn cước, tôi đếm từng ngày. Tào Ngọc Tĩnh mới tròn 15 tuổi, chưa trưởng thành.
Một người đàn ông trung niên ngồi trong góc phòng thẩm vấn, ông ta là cha của Tào Ngọc Tĩnh, Tào Lão Tam. Cần có sự hiện diện của người đại diện hợp pháp hoặc người thân khi thẩm vấn trẻ vị thành niên.
Đôi mắt của Tào Ngọc Tĩnh ngượng ngùng, không muốn nhìn thẳng vào mọi người. Giọng nói của cậu ta chói tai run rẩy, hai chân càng không ngừng run, mím miệng nghiến răng lo lắng, nhìn chằm chằm vào ly nước ở trước mặt, không biết đang suy nghĩ cái gì.
Tôi với tư cách là bác sĩ pháp y trong số các kỹ thuật viên, đến lấy máu cho cậu ta. Cầm chặt cánh tay của cậu ta, tôi phát hiện trên cổ tay của cậu ta có một lớp "vảy cá", đó là một loại bệnh ngoài da, dân gian còn gọi là "da rắn", tay của cậu ta lúc nào cũng lành lạnh, run rẩy.
Cảm xúc của Tào Ngọc Tĩnh không ổn định, vẫn còn cố chấp.
"Một người đàn ông mạnh mẽ tại sao dám làm mà không dám nhận?" Đại Hàn kích thích cậu ta: "Nhưng mà chỉ dựa vào chú gấu như con gà con này của cậu, chắc chắn không thể giết được ai".
"Ai nói!" Tào Ngọc Tĩnh hung ác nhìn chằm chằm vào người thẩm vấn, sau đó cúi đầu im lặng một lát, rồi ngẩng đầu lên với đôi mắt đỏ bừng nói: "Tôi đã giết người".
Cậu ta kể lại với chúng tôi một cách rất sung sướng, chuyện đã xảy ra vào buổi chiều hôm đó.
Cậu ta đi đến phía sau lưng bà cụ Trương Tú Phân, vung cây búa: "Đập vào đầu bà ấy một phát".
Tào Ngọc Tĩnh nói: "Tôi đập vỡ đầu bà nội, máu chảy ra ở bên mặt phải". Cậu ta kéo Trương Tú Phân vào phòng ngủ: "Trong đầu tôi đột nhiên nảy ra ý tưởng muốn giết bà ấy, không biết tại sao, chỉ biết là muốn giết bà ấy".
Cậu ta đè lên người Trương Tú Phân, dùng cả tay lẫn chân giữ chặt hai tay của bà ấy, lấy tay phải ra, cầm một cây liềm nhỏ lên: "Tôi đập vào đầu bà ấy bốn, năm nhát, nhưng bà ấy chỉ vặn vẹo thân thể, không hề la hét".
Cuối cùng, cậu ta lại dùng cây búa đập Trương Tú Phân hơn mười lần: "Cây búa cuối cùng, tôi cảm thấy như đập vào đầu bà ấy".
"Bà nội có phát hiện ra cậu không? Tại sao cậu lại muốn giết bà ấy?"
Tào Ngọc Tĩnh lắc đầu: "Đầu óc tôi choáng váng, giống như không thể khống chế nổi bản thân".
Cho dù người thẩm vấn có hỏi cái gì, Tào Ngọc Tĩnh cũng chỉ có câu trả lời này.
"Lúc ấy đầu óc tôi trống rỗng, chỉ muốn giết bà ấy, không muốn cái gì khác".
02.
Hai ngày trước, chuyên gia đã đào tạo nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên trên toàn thành phố. Tôi đang nghe tới mê mẩn, đột nhiên điện thoại di động ở trong túi rung lên.
Tôi cúi đầu khom lưng đi ra khỏi phòng học dưới ánh nhìn chằm chằm của mọi người. Tình huống của cảnh sát rất đơn giản —— nhà của một người dân ở làng Hưng Vượng xảy ra hỏa hoạn, có một bà cụ bị chết cháy.
Làng Hưng Vượng được bao quanh bởi núi và sông, ở trong biên giới của khu vực tài phán*, cách tỉnh lộ rất gần, đến đó chỉ mất nửa giờ lái xe.
(*) Hay còn gọi là quyền tài phán. Theo nghĩa rộng, thẩm quyền tài phán của một quốc gia xác định được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tôi được cảnh sát ở đồn cảnh sát đưa đến nhà của người chết Trương Tú Phân. Đây là một ngôi nhà cổ điển hình của vùng nông làng miền bắc, tường trắng của ngôi nhà gỗ bốn gian hơi ố vàng, cửa sổ của căn phòng thứ hai ở bên tay trái mở toang, lưới cửa sổ có màu xanh lá cây, thủy tinh cũng bị hun thành màu đen, nước phun ở trên mặt đất lúc chữa cháy vẫn chưa có hoàn toàn bốc hơi hết.
Có rất nhiều người đang đứng ở trong sân rộng rãi, vài người phụ nữ đang đốt giấy tiền vàng bạc quanh chậu than, vẻ mặt chăm chú, thỉnh thoảng truyền đến vài tiếng nức nở.
Hơn 4 giờ chiều, con trai thứ hai của Trương Tú Phân phát hiện nhà của mẹ mình bốc cháy. Cảnh sát ở đồn cảnh sát nông thôn trông trẻ hơn 50 tuổi, ông ta nói cho tôi biết: "Đoán chừng là thổi lửa nấu cơm đốt cháy cái gì đó. Dù sao thì tuổi tác cũng đã lớn như vậy".
Bà cụ không có tài sản để cướp, luôn tử tế với mọi người, không có thù hận gì, cũng không có liên quan gì đến tình yêu và giết người, ý của ông cảnh sát là, đây không phải là một "vụ án", mà là một vụ tai nạn.
Người nhà cũng không có nghi ngờ gì về nguyên nhân cái chết của bà cụ, đang bàn bạc việc tổ chức tang lễ.
Thế nhưng mà cách chết độc đáo, cần cơ quan công an ban hành thư làng báo hỏa táng, để bác sĩ pháp y đi xem hiện trường.
Các thành viên trong gia đình vây quanh, con trai út của bà cụ đỏ bừng hai mắt khóc nức nở: "Chuyện cũng đã xảy ra rồi, hãy để cho mẹ của tôi yên nghỉ đi".
Cậu ta liên tục đưa thuốc lá cho tôi, trên mặt nở một nụ cười không được tự nhiên, ông cảnh sát cũng thỉnh thoảng chen vào nói, muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng này của cảnh sát.
Hiện trường tử vong thậm chí còn không có kéo đai an ninh, căn bản là không có bảo vệ. Lúc tôi đưa ra yêu cầu muốn xem hiện trường, khám nghiệm tử thi, các cơ ở trên khuôn mặt của ông cảnh sát cứng lại, ông ta cau mày, mở miệng không nói chuyện.
"Đồng chí bác sĩ, người cũng đã bị cháy hết rồi, còn xem cái gì?" Đứa con trai nhỏ của Trương Tú Phân cầu xin tôi với vẻ mặt thất vọng: "Cũng sắp xong rồi".
Tôi nói với cậu ta một cách nghiêm túc: "Đã báo cảnh sát thì nhất định phải kiểm tra rõ ràng!"
Đàn anh của tôi đã từng xử lý một vụ án giết người, sau khi hung thủ giết người ngụy tạo thành một vụ tai nạn giao thông giống y như thật, thi thể của người bị hại được đưa đến trường y, lớp học giải phẫu sử dụng hết liền vứt vào bể xác chết.
Sau khi nghi phạm bị tóm gọn, khai nhận quá trình phạm tội, lãnh đạo đổ lỗi cho bác sĩ pháp y. Đàn anh đã bị tra tấn vì điều này.
Tôi không có sở thích nhìn xác chết, nhưng công việc thì chắc chắn phải làm, nếu không thì sẽ thấy không yên lòng.
Lời nói của người sống không thể tin, làm bác sĩ pháp y nhiều năm như vậy, phần lớn thời gian tôi thà tin vào thi thể.
Tôi và bác sĩ pháp y mời người nhà tạm thời rời khỏi sân nhỏ, đi vào nhà bếp qua cánh cửa gỗ bong tróc sơn ở phía Tây xa xôi.
Trương Tú Phân đang nằm ở giữa nhà bếp và phòng ngủ, bị chèn ép bởi cánh cửa gỗ bị cháy, tay trái giơ lên trên đầu. Phần eo và bụng của bà ấy gần như bị cháy rụi, nhưng vẫn còn có thể phân biệt được mang máng hình dạng con người từ tứ chi và đầu người còn sót lại.
Xung quanh bà ấy đều là đồ gia dụng bị cháy, hóa thành than. Chậu tráng men và mặt tường cũng bị ám khói đen, chỉ còn lại chiếc ghế sô pha và nệm lò xo màu xám bị cháy, cùng với chiếc điện thoại di động cũ có nút bấm dạng thanh kẹo.
Bác sĩ pháp y chỉ vào đống lò xo kia và nói: "Đây chính là điểm cháy!" Vị trí ở đây khá thấp, bị cháy nghiêm trọng nhất, dấu vết cháy rõ rệt ở bên cạnh bức tường. Đồng hồ thạch anh cũng được hun đen, kim giờ dừng ở 1 giờ 59 phút 30 giây. Có thể xác định rằng lúc đó đám cháy đã rất lớn.
Đám cháy bắt đầu từ phòng ngủ của Trương Tú Phân, rõ ràng là không phải do nấu ăn gây ra, phạm vi đám cháy giới hạn trong một căn phòng, không phải lan tới từ nơi khác, không tìm thấy hạt nhựa nào ở trên dây điện trong phòng ngủ, hình như nguyên nhân gây ra hỏa hoạn không phải là do điện và hệ thống dây điện.
Trong phòng chỉ có tôi và bác sĩ pháp y, xung quanh bỗng nhiên yên tĩnh lại, anh ấy cẩn thận từng chút một nhỏ giọng hỏi: "Anh Lưu, tại sao tôi lại cảm thấy như là một vụ án?"
Lòng tôi chợt thắt lại.
Năm nay Trương Tú Phân 78 tuổi, cao 1m6, béo phì, nhưng ở trên thi thể gần như cháy hết này, đã không thể nhìn ra những thông tin này nữa.
Lúc tôi lột phần da đầu còn sót lại ở trên thái dương bên phải của bà ấy, tim của tôi bỗng nhiên đập nhanh hơn, không nhịn được liếm liếm đôi môi khô khốc.
Chỗ đó có một cái lỗ có chiều dài và đường kính khoảng 6cm, giống như một quả lê. Các cạnh bị lõm vào nhiều nơi, bên dưới lỗ thủng là các mảnh xương và màng não đã bị vỡ vụn. Cần nhiều lần đập mới có thể hình thành.
Khoang miệng và khí quản của Trương Tú Phân rất sạch sẽ, không có hít phải khói bụi —— bà ấy đã chết vào lúc đám cháy bắt đầu.
Mùa hè nóng nực, hiện trường chữa cháy bốc hơi nước, ve sầu ở trên cây liều mạng kêu. Ngồi xổm ở trong sân vườn nhỏ này, tôi lại cảm thấy ớn lạnh sống lưng, hoảng sợ một trận ở trong lòng.
Sau khi làm việc này trong một thời gian dài, con người sẽ trở nên càng ngày càng nhát gan hơn. Tôi thường xuyên nhắc nhở bản thân rằng không thể bị lật thuyền trong mương (*). Nếu như tôi không khăng khăng muốn khám nghiệm tử thi, hoặc là kết thúc công việc một cách qua loa, thì vụ án này sẽ là một vết nhơ không thể xóa nhòa trong sự nghiệp pháp y của tôi.
(*) Xảy ra sự cố ở một nơi chắc chắn
Ông cảnh sát kia khăng khăng cho rằng đây là một vụ hỏa hoạn, ông ta hỏi tôi rằng vết thương ở trên đầu của người chết có phải do bị khung cửa đập vào hay không.
"Đó là một vụ giết người! Là hỏa táng sau khi chết". Tôi ngẩng đầu nhìn ông ta.
03.
Hơn phân nửa đội cảnh sát hình sự đều đã đến. Mượn đèn điều tra, tôi lại phát hiện ra một số đầu mối mới.
Ở góc giữa giường Kang (*) và bức tường, có hai vết máu đáng nghi văng tung tóe. Lượng máu rất ít, vị trí bị khuất.
(*) Là một cái giường được làm bằng gạch. Bên trong nền gạch là một khu vực nhiệt được truyền từ lò than truyền làng. Sức nóng được duy trì suốt cả ngày lẫn đêm, giúp cho các hoạt động ban ngày thoải mái và ngủ ngon giấc
Trong tủ, chúng tôi tìm thấy một chiếc khăn tay màu đỏ, bao bọc bông tai vàng, nhẫn vàng và vòng tay bạc.
Hiện trường về cơ bản là không có bị xáo trộn, vật có giá trị bị mất đi chỉ có 2000 nhân dân tệ tiền mặt, đó là "Tiền an toàn" mà Trương Tú Phân luôn luôn mang theo ở bên người.
Bà ấy có thu nhập cố định mỗi tháng là 110 nhân dân tệ, phần còn lại là do người con trai thứ ba làm nhân viên công chức ở Đông Bắc giúp đỡ. Trong nhà không có nhiều đồ vật có giá trị.
Chúng tôi muốn biết rõ ràng người chết đã từng liên hệ với ai, lúc kiểm trai điện thoại lại phát hiện ra thẻ SIM bị mất. Dãy số này không thể nào kết nối được.
"Có thể là đã bị khóa không? Tôi mới vừa nạp tiền 100 tệ cho bà ấy vào tháng trước". Cô con gái nhỏ lẩm bẩm: "Kỳ lạ, mẹ của tôi thường không có nhiều cuộc gọi".
Chồng đã qua đời vào mấy năm trước, Trương Tú Phân sống một mình, tính cách của bà ấy sáng sủa lạc quan, nổi tiếng ở trong làng, bình thường trong nhà cũng không có người lạ ra vào.
Bí thư chi bộ làng cho biết, phong tục dân gian ở đây giản dị, tình hình an ninh công cộng tốt đẹp, từ ngày lập nước đến nay chưa từng xảy ra việc gì lớn: "Vụ án hôm nay là điều chưa từng có".
Anh ta duỗi năm ngón tay ra, đưa tay ra: "Trộm vặt móc túi không tính. Làng nào mà không có trộm cắp?"
Lúc điều tra viên Đại Hàn đến thăm làng, rất nhiều người dân trong làng phản ánh rằng có một số hộ gia đình mang họ Tào, nhân phẩm không được tốt, có thói quen trộm vặt móc túi.
Dựa theo sự mô tả của bọn họ, đó chính là một gia đình ăn trộm. "Gia đình này tựa như là con sâu làm rầu nồi canh, nhìn mà thấy gớm, không muốn dính dáng tới bọn họ".
"Mọi người đều biết, nhưng không muốn đụng chạm tới bọn họ".
Một người dân cho biết, mấy tháng trước, từng nhìn thấy một bóng người trèo tường ra khỏi nhà của Trương Tú Phân, trông giống như Tào Ngọc Tĩnh, con trai của gia đình Tào Lão Tam.
Cổng lớn của hai người họ chỉ cách nhau 40m. Người trong làng cũng biết, mấy năm nay Trương Tú Phân đã bị Tào Ngọc Tĩnh trộm vài lần. Nhưng không muốn nói về nó.
Năm 2012, Trương Tú Phân bị mất một chiếc điện thoại di động cũ và hàng chục nhân dân tệ. Bà cụ không có báo cảnh sát, chỉ nói với cô con gái nhỏ.
Khi cô con gái truy hỏi đó là ai, Trương Tú Phân lại không chịu nói, chỉ dặn dò cô con gái giữ im lặng: " Là một đứa trẻ thiếu hiểu biết, bản thân lại không xấu, thật đáng thương".
Năm 2013, Trương Tú Phân bị mất 200 nhân dân tệ và thẻ SIM, cửa bị cạy ra. Sau khi người thân truy hỏi một trận đã báo cảnh sát.
Bởi vì bản thân giá trị của vụ án không lớn, kiểm tra cả buổi cũng không tìm thấy chứng cứ, đứa nhỏ Tào Ngọc Tĩnh này cũng không tìm thấy. Ông cảnh sát ở một bên xua tay: "Ở nông làng có rất nhiều vụ án nhỏ như vậy, căn bản là không thể nào tra ra được, trừ khi bị bắt ngay tại chỗ".
Bí thư chi bộ làng và nhân viên an ninh gật đầu, lên tiếng phụ họa: "Đúng vậy".
Những người hàng xóm xung quanh nhà Trương Tú Phân đều nói rằng không nghe thấy bất kỳ tiếng động lạ nào. Nếu như có người lạ đột nhập vào nhà, chắc chắn sẽ la lên. Bà cụ không có la lên, hoặc là bà ấy không có phát hiện ra, hoặc là bà ấy cho rằng đối phương không phải là một mối đe dọa.
Điểm đáng ngờ duy nhất là thẻ SIM bị mất. Nhưng cho đến 4 giờ 30 phút chiều ngày xảy ra vụ án, số SIM của Trương Tú Phân vẫn còn ở trên mạng, sinh ra rất nhiều phí dữ liệu cho đến khi sử dụng hết số dư.
Dưới sự hỗ trợ của bộ phận kỹ thuật, chúng tôi xác định vị trí mà thẻ SIM lên mạng cách nhà Trương Tú Phân không xa.
Đại Hàn nghi ngờ là do Tào Lão Tam, cha của Tào Ngọc Tĩnh làm, bởi vì hai vợ chồng này "tay không được sạch sẽ cho lắm".
Vào buổi tối, đội cảnh sát hình sự đã triệu tập những người nhà họ Tào ở lại trong làng vào buổi chiều hôm đó. Trong đó có Tào Lão Tam, còn có con trai của hắn, Tào Ngọc Tĩnh.
04.
Khuôn mặt gầy gò của Tào Lão Tam đen sạm, trên trán và khóe miệng toàn là nếp nhăn. Ông ta mặc một chiếc áo thun màu xanh nhạt và quần đùi màu xám, lúc thẩm vấn, hai tay đặt ở trên đầu gối, hơi mất tự nhiên mà đảo mắt. Điều tra viên phát hiện ra rằng, hai vợ chồng này đã bán quả đào ở chợ vào ngày hôm đó, trở về nhà một thời gian ngắn vào buổi trưa. Rất nhiều người ở trong làng đã nhìn thấy hai người bọn họ ở trên chợ.
Con trai Tào Ngọc Tĩnh là một trong những nghi phạm, nhưng cậu ta lại biểu hiện căng thẳng và lo lắng, cảnh sát có kinh nghiệm liếc mắt liền nhìn ra sự khác thường của cậu ta.
Khi Đại Hàn lừa gạt, Tào Ngọc Tĩnh đã nhanh chóng bắt đầu thú nhận chi tiết về việc bản thân đã giết chết Trương Tú Phân.
Nhân lúc cha mình Tào Lão Tam đi ra ngoài hút thuốc, Tào Ngọc Tĩnh nhìn qua, đột nhiên tố khổ với chúng tôi: "Bọn họ luôn nói một đằng làm một nẻo, nói rằng tiền là để dành cho tôi, nhưng lại không muốn chi tiền cho tôi".
Tào Ngọc Tĩnh từ nhỏ chưa bao giờ bị cha mẹ quản lý, để cậu ta chơi ở nhà. Từ khi mẹ của cậu ta bị thương què chân, thái độ của cha mẹ đối với cậu ta trở nên càng ngày càng nghiêm khắc hơn, luôn muốn giữ cậu ta ở nhà, không cho ra ngoài gây sự.
Tào Ngọc Tĩnh bị cấm túc ở nhà, chỉ còn lại sở thích chơi trò chơi, tán gẫu và đọc tiểu thuyết. Nếu như ăn trộm có thể là một sở thích thì cũng được tính như vậy.
Mặc dù cha mẹ đã nói với cậu ta rằng: "Không được trộm đồ của người khác", nhưng cậu ta vẫn làm theo ý mình như cũ: "Ngay cả bản thân bọn họ còn không quản được, lại muốn khống chế tôi? Đồ đần!"
Lúc Tào Ngọc Tĩnh có tiền sẽ đi tiệm net chơi. Biệt danh QQ, WeChat và ảnh đại diện của cậu ta đều là nữ. Ở trong hai trò chơi mà cậu ta thích là "CrossFire" và "Goddess Alliance", tài khoản cũng có thân phận là nữ.
Tào Ngọc Tĩnh nói rằng thân phận là nữ được hoan nghênh hơn ở trên mạng, thỉnh thoảng còn có thể chiếm chút lợi, một người bạn tốt ở trong trò chơi còn giúp cậu ta nạp tiền.
Có đôi khi Tào Ngọc Tĩnh cũng sẽ chán ghét hành vi ăn trộm, ví dụ như tài khoản trò chơi của cậu ta bị trộm. Cậu ta rất buồn bực, tức giận đến nỗi cả ngày ăn không ngon.
Gần đây, cậu ta ở nhà ăn không ngồi rồi: "Tôi rảnh đến mức, mỗi ngày ngoại trừ xem TV thì chính là xem sách điện tử, sách điện tử được tải xuống cũng đã xem gần xong, thẻ SIM cũng đã hết dữ liệu".
Tào Ngọc Tĩnh nói rằng cậu ta giết Trương Tú Phân là vì "ăn trộm thẻ SIM".
Mặc dù không thể gọi tên của Trương Tú Phân, nhưng Tào Ngọc Tĩnh lại biết rất rõ ràng hoàn cảnh của gia đình bà ấy.
"Bà ấy sống một mình ở phía tây nhà tôi. Cháu trai của bà ấy tên là Vương Cường, tôi đã từng đến nhà bà ấy chơi vài lần".
Tào Ngọc Tĩnh là bạn tốt của Vương Cường, thường được Vương Cường đưa đến nhà bà chơi. Gia đình Trương Tú Phân nhỏ mà sân rộng, không có sự quản lý của người lớn, hai đứa trẻ đã có một khoảng thời gian rất vui vẻ. Mỗi lần đến đó, Trương Tú Phân đều mang đồ ăn vặt ra cho Tào Ngọc Tĩnh ăn.
"Bà nội không hề hung dữ một chút nào, chơi như thế nào cũng không quan tâm, ở nhà bà ấy có rất nhiều đồ tốt".
Sau khi giết chết Trương Tú Phân, Tào Ngọc Tĩnh nhấc tấm nệm ở trên giường Kang lên, trùm lên người bà ấy, tìm một chiếc bật lửa rồi phóng hỏa. Cậu ta không muốn để cho mọi người biết rằng mình đã giết bà ấy nên đã phóng hỏa để che đậy tội ác.
Sau khi nghe xong những thứ này, Đại Hàn cao to cường tráng đã chống tay xuống bàn làm việc, mạch máu ở trên cánh tay căng ra, mở to mắt nói: "Tào Lão Tam còn luôn bao che cho con mình".
Trước khi Tào Ngọc Tĩnh thú nhận tội ác, Tào Lão Tam vẫn liên tục nhấn mạnh với chúng tôi rằng con trai của anh ta vẫn luôn nằm ở trên giường vào buổi trưa và buổi tối ngày hôm đó.
"Có lẽ anh ta đã đoán ra con trai mình làm gì, chỉ là không muốn nói mà thôi". Đại Hàn kẹp tài liệu ở dưới nách, xoay người bước ra ngoài, bước chân rất nhẹ nhàng: "Cũng may là trẻ con thường nói thật".
Đại Hàn giao lời thú tội của Tào Ngọc Tĩnh cho bộ phận kỹ thuật, chúng tôi điều tra lại hiện trường một lần nữa, còn cố ý mượn một chú chó Labrador từ căn cứ chó cảnh sát để đi tìm cây búa và thẻ SIM.
Trên bức tường bên trong tủ của nhà Tào Ngọc Tĩnh, chúng tôi trích xuất những vết máu đáng nghi. Nhưng sau khi tìm kiếm ở dưới sông một ngày, cũng không thể tìm thấy cái túi nhựa chứa cây búa và thẻ SIM mà Tào Ngọc Tĩnh đã giải thích.
"Theo lý thuyết, cây búa sẽ không bị trôi đi mới đúng". Đại Hàn cau mày, hai tay đặt ở sau lưng, đi đi lại lại ở trong hành lang một cách lộn xộn: "Thằng nhóc đó không nên nói dối, nó đã được thuê".
Tôi luôn cảm thấy có điều gì đó không đúng, động cơ giết người của Tào Ngọc Tĩnh dường như quá đơn giản, nếu như quá trình trộm cắp chưa bị phát hiện, căn bản là cậu ta không cần phải giết người.
Tào Ngọc Tĩnh, 15 tuổi, thay vì có khuôn mặt dữ tợn, thì lại có loại cảm giác vô hại với con người và động vật. Cậu ta đốt xác và xóa sạch dấu vết rồi đi về nhà một cách cẩn thận, điều này cho thấy cậu ta có thái độ tôn trọng pháp luật, không có khuynh hướng chống đối xã hội, coi mạng sống như cỏ rác.
"Còn phải tiếp tục thẩm vấn!" Đại Hàn thô bạo mà vỗ đùi. Nhận ra rằng Tào Ngọc Tĩnh đã nói dối: "Đã chơi đại bàng mà còn có thể để cho một con chim sẻ nhỏ mổ vào mắt?"
05.
Đại Hàn mời tôi tham dự cuộc thẩm vấn thứ hai của "Chim sẻ nhỏ", tôi thử đánh giá xem lời khai của Tào Ngọc Tĩnh có chính xác hay không từ góc độ hiện trường và khám nghiệm tử thi.
Đại Hàn trực tiếp vỗ bàn: "Nhóc con, cậu đừng có mà nói nhảm, giải thích rõ ràng mọi chuyện là điều hoàn toàn có lợi đối với cậu!"
Ánh mắt của Tào Ngọc Tĩnh lộ vẻ hoảng sợ: "Chú cảnh sát, tôi sẽ bị kết án tử hình ư?"
"Cậu cảm thấy thế nào?" Đại Hàn nhìn chằm chằm vào Tào Ngọc Tĩnh.
Tào Ngọc Tĩnh cúi đầu xuống, có chút ủ rũ.
"Nếu cậu thành thật giải thích rõ ràng mọi chuyện, có lẽ chúng tôi có thể giúp cậu". Giọng điệu của Đại Hàn dịu đi rất nhiều.
"Vậy tôi muốn giải thích một chuyện". Tào Ngọc Tĩnh ngẩng đầu lên, ánh mắt trở nên bình tĩnh hơn rất nhiều: "Để tôi nói sự thật! Bà ấy có thù oán với tôi!"
Tào Ngọc Tĩnh đột nhiên trợn to hai mắt: "Có một lần, con trai và con gái của bà ấy đều đến nhà tôi rồi gọi cảnh sát. Có lẽ là do tôi đã phá cửa nhà bà ấy, nhưng nếu không phá cửa, tôi sẽ không thể đi vào được!" Vẻ mặt Tào Ngọc Tĩnh vô tội nói.
"Tôi thường xuyên đến nhà người khác lấy trộm đồ, hàng xóm ở xung quanh cũng biết. Mỗi lần tôi ra tay đều rất nhẹ, lại không bị hư hại gì". Tào Ngọc Tĩnh cảm thấy bản thân mình đã ăn trộm nhiều lần lại không có người báo án là bởi vì mình ra tay sạch sẽ, không gây thêm rắc rối.
Khi cảnh sát đến thăm đã phát hiện phong tục tập quán ở làng này giản dị, còn phần lớn người dân ở trong làng đều thật thà, không giỏi diễn đạt.
Khi nhắc đến Tào Ngọc Tĩnh, điều mọi người thường nói nhất là: "Cậu ấy vẫn còn là một đứa trẻ". Cũng có người dân ở trong làng nói rằng: "Nhà họ Tào người đông, nếu chọc vào thì cũng không tốt".
Có lẽ, những suy nghĩ này đã thúc đẩy sự kiêu ngạo của Tào Ngọc Tĩnh, khiến cho cậu ta ăn trộm thành thói quen.
Tào Ngọc Tĩnh đã trộm ít nhất 5 hoặc 6 người dân ở trong làng, một người dân nói rằng, năm ngoái nhà của anh ấy đã bị mất 200 nhân dân tệ tiền mặt, có người nhìn thấy Tào Ngọc Tĩnh trèo ra khỏi bức tường từ trong sân nhà của anh ấy.
Nhưng Tào Ngọc Tĩnh chưa bao giờ ăn trộm nhà của các cán bộ ở trong làng: "Một là tường sân quá cao để trèo lên, hai là mấy nhà đó đều rất ủng hộ "quyền lực", nên không dám đi".
"Tôi chỉ ăn trộm khi thiếu tiền, tôi không ăn trộm bừa bãi". Cậu ta nghĩ rằng bản thân rất có nguyên tắc, những người con của Trương Tú Phân đã gọi cảnh sát, khiến cho cậu ta bị "đối xử bất công".
Người thân của Trương Tú Phân đã đến gặp cậu ta vào lúc báo án, nhưng lại bị cha mẹ của Tào Ngọc Tĩnh chặn ở cửa: "Con trai tôi vô tội, các người đừng có mà nói nhảm!" Cùng ngày, Tào Ngọc Tĩnh bị cha đưa đến nhà họ hàng.
"Cảnh sát đến làng điều tra, tôi không có ở nhà, bọn họ cũng không có chứng cứ để bắt tôi". Khóe miệng của Tào Ngọc Tĩnh hơi nhếch lên.
Chưa đắc ý được bao lâu, nụ cười của cậu ta liền biến mất: "Nếu đưa ra công chúng, mọi chuyện sẽ khác". Mặt của cậu ta đỏ bừng, hơn thở dần trở nên gấp gáp: "Cảnh sát đến làng tìm tôi, tôi thật sự rất mất mặt ở trước mặt cả làng!"
"Vốn mọi người chỉ là phỏng đoán mà thôi, lúc này toàn bộ người dân ở trong làng đều biết tôi ăn trộm, tôi nên giấu mặt vào đâu?" Tào Ngọc Tĩnh nắm chặt nắm tay tới tái nhợt, giống như là đang bảo vệ "mặt mũi" của chính mình.
Làm ăn trộm cũng sợ mất thể diện, tôi thấy ánh mắt của Đại Hàn có chút bất đắc dĩ.
Cũng bởi vì lần báo cảnh sát này, Tào Ngọc Tĩnh đã bắt đầu oán hận Trương Tú Phân: "Coi như là ghi nhớ mối thù này!".
06.
Thật ra Tào Ngọc Tĩnh có rất nhiều hận thù ở trong lòng.
Cậu ta bị phân biệt đối xử ở trường: "Tất cả mọi người đều coi thường tôi".
Vì cậu ta có thể nhớ được cậu ta đã từng bị "vảy cá" ở trên người, khi học lớp 3 tiểu học, cha mẹ đã từng đưa cậu ta đi đến bệnh viện để điều trị một lần nhưng hiệu quả không tốt.
Ở trường học, các bạn cùng lớp đều cố tình tránh mặt cậu ta, không muốn chơi với cậu ta: "Có người còn cười nhạo tôi, nói rằng trên người tôi có bệnh. Tôi cũng không nói chuyện với người khác nữa".
Tào Ngọc Tĩnh càng tự ti, lại càng muốn dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Có lần, một bạn ở trong lớp làm mất bút, tất cả mọi người đều nghi ngờ là Tào Ngọc Tĩnh lấy trộm nên đã cưỡng ép lật tung bàn học và cặp sách của Tào Ngọc Tĩnh, kết quả là không tìm được nên đành từ bỏ.
Tào Ngọc Tĩnh giữ bạn cùng lớp lại, yêu cầu cậu ấy xin lỗi, nhưng đối phương không những không xin lỗi mà còn nói cả gia đình cậu ta đều là ăn trộm.
Gia đình của Tào Ngọc Tĩnh đúng là gia đình ăn trộm.
Ông bà của Tào Ngọc Tĩnh khuyến khích con cái ăn trộm. Bà nội dẫn con gái, con dâu và ôm trẻ con đi chợ, thỉnh thoảng cũng đi siêu thị ở gần đó. Bọn họ che chắn lẫn nhau, từ đồ ăn vặt, trái cây khô đến dầu gội, sữa tắm, cái gì cũng trộm, bị phát hiện liền khóc lóc om sòm ăn vạ.
Do số lượng trộm không lớn, lại là tổ hợp phụ nữ già yếu và trẻ em nên rất nhiều người không thể làm gì được họ, chỉ biết mắng chửi.
Nghe nói, người nhà họ Tào đã bắt đầu ăn trộm để kiếm sống từ thế hệ ông nội của Tào Ngọc Tĩnh.
Nhà họ Tào người đông, ông bà của Tào Ngọc Tĩnh có 6 người con. Có một lần, ông nội của Tào Ngọc Tĩnh uống rượu, gọi người thân đến dặn rằng: "Người không giàu nếu không gặp gió, ngựa không mập nếu không ăn cỏ đêm*".
(*) Nên nắm bắt cơ hội khi nó đến hoặc biết cách đầu tư để trở nên giàu có, học cách thay đổi phù hợp với thời thế.
Theo quan niệm của ông ta, người có thể ăn trộm phải táo bạo và cẩn thận, là biểu hiện của năng lực.
Ông ta còn tự hào nói: "Khi có nạn đói, nếu gia đình chúng ta không giỏi trộm cắp, thì bọn nhóc con chúng mày đã chết đói từ lâu". Ông cụ khóc lóc kể lể, nói rằng suýt chút nữa đã giết chết vợ mình.
Năm đó, nhiều người dân ở trong làng chết đói, lượng thực ăn trộm được từ lâu đã bị người khác cướp mất. Ông nội và bác trai cả của Tào Ngọc Tĩnh đang làm ruộng, bàn bạc về nhà sẽ giết bà nội của Tào Ngọc Tĩnh để nấu thịt ăn.
Sau khi trở về nhà, hai người nhìn nhau chằm chằm, ai cũng không làm được, bà nội Tào Ngọc Tĩnh nói: "Các người sững sờ cái gì, còn không mau ăn cơm?"
Người con trai lớn mở nồi ra nhìn, là bánh bao nóng hổi.
Hóa ra là bà nội của Tào Ngọc Tĩnh đã đến vựa lúa của xã để ăn trộm cám, lại trộm rơm rạ của làng bên, trộn chúng lại với nhau, làm thành hình bánh bao .
Vì khả năng ăn trộm, bà nội của Tào Ngọc Tĩnh đã vô tình cứu sống bản thân.
Ông cụ đặt ly rượu xuống bàn, tràn đầy tự hào nói: "Không có gì là không thể trộm được, mọi người còn có thể bị chết đói sao?"
Vì ăn trộm mà chất lượng cuộc sống của gia đình nhà họ Tào đã được cải thiện đáng kể.
Người trong làng đều là đi sớm về muộn, nhà họ Tào lại hoàn toàn ngược lại, ban ngày ở nhà, chạng vạng tối mới ra ngoài.
Mỗi lần bọn họ trộm không lấy nhiều lắm, cũng sẽ không trộm cắp cả một gia đình, dân làng rất khó chịu, nhưng không ai báo án.
Dì nhỏ của Tào Ngọc Tĩnh đã kết hôn với một tên trộm mới ra tù, thường xuyên ca ngợi chồng mình có tài với cha, rất được ông cụ yêu thích.
Chị họ của Tào Ngọc Tĩnh thừa hưởng thói quen ăn trộm từ các vị tiền bối, cô ta làm việc trong một nhà hàng ở thị trấn, tháng đầu tiên đã lấy trộm tiền lương của tất cả đồng nghiệp.
Trong mắt ông bà của Tào Ngọc Tĩnh, ăn trộm là một loại kỹ năng, là quy luật sinh tồn.
Hiện nay, vì bị gọi là đồ ăn trộm ở trường, Tào Ngọc Tĩnh cảm thấy vô cùng nhục nhã, "đầu óc ong ong", trực tiếp nhào tới.
Cậu ta đánh nhau không có chiếm được lợi nên đã về nhà nói với cha mẹ, chờ mong cha mẹ giúp cậu ta lấy lại công bằng. Không ngờ, cha mẹ chỉ nói với cậu ta rằng: " Không được trộm đồ của người khác".
Tào Ngọc Tĩnh cảm thấy tủi thân, cha mẹ không quản tốt mình lại muốn quản cậu ta: "Tôi liền ăn trộm cho bọn họ xem!"
07.
Cậu ta muốn trả thù cha mẹ mình, trả thù những người bạn học đã đổ oan cho cậu ta, thậm chí trả thù chính cậu ta.
Vào tháng 10 năm ngoái, Tào Ngọc Tĩnh đã bỏ học trước khi học xong trung học cơ sở. Cậu ta được người thân giới thiệu, nói dối tuổi để đi làm trong nhà máy điện tử. Cậu ta vốn định làm việc chăm chỉ trong nhà máy, lại luôn cảm thấy có điều gì đó khác thường.
Trong ký túc xá, các công nhân đều đề phòng cậu ta như là đề phòng ăn trộm. Người chưa bao giờ khóa tủ bắt đầu tiện tay khóa lại, mỗi lần cậu ta trở về ký túc xá, bạn cùng phòng đang cười cười nói nói lập tức ngừng nói.
Vào tháng 1 năm 2014, Tào Ngọc Tĩnh làm việc được ba tháng thì bị nhà máy điện tử sa thải vì hai lần nghỉ làm.
Tào Ngọc Tĩnh ngoan cố tin rằng, nguyên nhân sâu xa của mọi chuyện không vui này là do gia đình của Trương Tú Phân đã gọi điện báo cảnh sát, để cho tất cả mọi người biết rằng cậu ta là một tên trộm.
Cậu ta biết rõ ăn trộm là sai, nhưng tại sao ăn trộm lại phải sống một cuộc sống thấp hèn.
Tào Ngọc Tĩnh biết cha mẹ của cậu ta và người nhà thường xuyên trộm đồ nên da mặt rất dày, nhưng cậu ta cảm thấy bản thân mình khác biệt: "Bọn họ có thể không quan tâm, nhưng tôi không chịu được".
Cậu ta cảm thấy mình giống như là một đạo chích ở trong tiểu thuyết, tuy làm chuyện xấu, nhưng: "Học giả có thể bị giết nhưng không thể bị sỉ nhục!"
Cậu ta ăn không ngồi rồi cả ngày, nếu không đi tiệm net chơi trò chơi thì chính là đọc sách điện tử ở nhà, không bao giờ muốn ra ngoài làm việc nữa.
Những ngày tháng thất nghiệp ở nhà, thời gian đầu rất nhàn nhã: "Tôi nhanh chóng quên mất mối thù với bà nội".
Nhưng vào một buổi tối giữa tháng 6, khi Tào Ngọc Tĩnh đang đi vệ sinh, cậu ta đã nghe thấy một vài cụ già đang trò chuyện ở bên ngoài bức tường, một giọng nói ở trong đó rất quen thuộc, là Trương Tú Phân.
"Tôi nghe thấy giọng nói của bà ấy, lại nhớ tới mối thù này". Tào Ngọc Tĩnh nắm chặt tay nói với tôi: "Có thù không báo không phải là quân tử, tôi phải làm cho bà ấy trả giá thật lớn!"
Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm đó, Tào Ngọc Tĩnh, người không có tiểu thuyết để đọc đã nảy ra một ý tưởng đơn giản nhưng điên rồ ở trong đầu: Giết Trương Tú Phân.
Cậu ta muốn trả thù Trương Tú Phân, càng ngày càng cảm thấy chính người nhà họ Trương đã gọi cảnh sát mới phá hủy cuộc đời của cậu ta. Và một lý do khác cho việc giết người là: Cậu ta không có tiền, cần tiền mặt và thẻ SIM.
08.
Trong quá khứ, Tào Ngọc Tĩnh luôn chọn lúc Trương Tú Phân không có ở nhà để lấy trộm đồ của bà ấy. Cậu ta vừa sợ bị nhìn thấy vừa sợ phải làm điều đó.
Nhưng trong vài tháng qua, cậu ta nhìn cửa chống trộm mới đổi của nhà Trương Tú Phân, càng nhìn càng tức: "Cái này rõ ràng là đang đề phòng tôi".
Cậu ta nhìn thấy Trương Tú Phân ở nhà liền bắt đầu hành động.
Cậu ta đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực diện, cũng đã giấu cây búa vuốt mà cha cậu ta đã ném ở trong sân xuống dưới giường của cậu ta từ lâu. Đây là một vũ khí tiện dụng có thể tăng thêm sự can đảm cho bản thân.
Vào sáng ngày 17 tháng 6, cha mẹ đi ra ngoài bày quầy bán hàng, Tào Ngọc Tĩnh thức dậy, ăn salad dưa chuột với bánh dầu.
Cậu ta không có lập tức hành động ngay, mà là xem TV cho tới trưa: "Lúc đó ở trên đường đều có người qua lại, sợ bị người ta nhìn thấy".
Ngồi trên ghế ở trong phòng thẩm vấn, Tào Ngọc Tĩnh rất bình tĩnh nói: "Tôi giống như một thợ săn, đang chờ đợi cơ hội".
11 giờ 40 phút, cha mẹ trở về từ phiên chợ, vào phòng ngủ nghỉ ngơi. Tào Ngọc Tĩnh đợi đến 12 giờ 30 phút, không có ai ở trên đường, cha mẹ cũng đã ngủ.
Cậu ta cảm thấy rằng thời cơ đã đến.
Tào Ngọc Tĩnh lấy cây búa vuốt từ dưới giường ra, cẩn thận trèo ra ngoài sân từ cửa sổ phòng ngủ, trèo tường rời khỏi nhà.
Cậu ta định trèo vào từ bức tường phía tây của nhà Trương Tú Phân, với sự trợ giúp của những cây dương ở bên cạnh bức tường như thường lệ. Cậu ta đã quen thuộc với con đường này.
Cậu ta đột nhiên nghe thấy tiếng đóng cửa nặng nề, có một người dân ở trong làng đang đẩy một chiếc xe đẩy đi ra ngoài. Tào Ngọc Tĩnh có tật giật mình, cậu ta từ bỏ việc trèo tường rồi tìm một góc tường để trốn trước, sau đó bám vào tường, chuyển sang cửa nhà của Trương Tú Phân.
Cửa chống trộm lại không khóa. Tào Ngọc Tĩnh thăm dò, nhìn thấy Trương Tú Phân đang ôm đậu tây đi vào bếp, cậu ta nhân cơ hội đó lẻn vào sân nhỏ, tiện tay đóng cửa chống trộm lại.
Cậu ta vội vàng chạy tới, mở cửa phòng bếp ra, Trương Tú Phân nghe thấy tiếng động định quay đầu lại xem thì bị Tào Ngọc Tĩnh vung cây búa, đập mạnh vào đầu bà ấy một cái.
Đậu tây ở trong tay Trương Tú Phân rơi xuống đất, nhưng bà ấy không có bị một cây búa đập ngã xuống đất như Tào Ngọc Tĩnh mong đợi.
Trương Tú Phân quay người lại, nhìn thấy đó là Tào Ngọc Tĩnh, gọi biệt danh của cậu ta rồi hỏi hai câu: "Na Na, cháu đang làm gì vậy? Cháu đang làm gì vậy?"
Tào Ngọc Tĩnh không nói gì, lôi kéo cánh tay trái của Trương Tú Phân vào trong phòng, Trương Tú Phân giãy dụa muốn thoát ra, nhưng sức bà ấy yếu nên bị kéo vào phòng ngủ.
Tào Ngọc Tĩnh không thể đặt đầu bà ấy xuống ghế sô pha, hai người cùng nhau ngã xuống đất. Trương Tú Phân bò về phía cửa phòng ngủ, Tào Ngọc Tĩnh cưỡi lên người bà ấy, lại dùng búa vuốt đập vào đầu bà ấy hai cái.
Trương Tú Phân quay người lại, lấy tay che đầu hỏi Tào Ngọc Tĩnh: "Cháu muốn làm gì vậy?"
Tào Ngọc Tĩnh nhìn thấy đáy mắt của Trương Tú Phân có chút vẩn đục, giọng nói cũng run run, cũng đã đến nước này nhưng ánh mắt của bà ấy vẫn dịu dàng như trước.
Tào Ngọc Tĩnh sững sờ.
Lúc đi ăn trộm trước kia, cậu ta đã bị Trương Tú Phân đụng phải ít nhất hai lần, Trương Tú Phân chỉ nhìn cậu ta một cách dịu dàng, không la lên, cũng không có trách móc. Tào Ngọc Tĩnh nhớ lại ánh mắt này.
Khoảnh khắc đó, Tào Ngọc Tĩnh cảm động. Cậu ta nói với Trương Tú Phân: "Bà đứng lên đi, chúng ta đi bệnh viện".
09.
Có lẽ trong tiềm thức, Tào Ngọc Tĩnh rất kính trọng Trương Tú Phân, trong quá trình thẩm vấn, cậu ta vẫn luôn gọi Trương Tú Phân là "bà nội".
Trương Tú Phân thích sờ đầu của cậu ta, đó là biểu hiện bà ấy thích trẻ con, nhưng Tào Ngọc Tĩnh rất chán ghét, cậu ta không thích người khác chạm vào bản thân, còn sợ hãi không cao được, trong lòng có chút không được tự nhiên.
Nhân lúc Tào Ngọc Tĩnh đang ngây người, Trương Tú Phân nắm chặt cổ tay của Tào Ngọc Tĩnh bằng tay phải, tay trái đoạt lấy cây búa vuốt.
Tào Ngọc Tĩnh lấy lại tinh thần: "Nếu như bà ấy đang tìm chết, vậy tôi sẽ đáp ứng bà ấy!"
Tào Ngọc Tĩnh sợ người khác nghe thấy tiếng hét của Trương Tú Phân. Cậu ta bịt miệng của bà ấy lại bằng tay trái, tay phải cầm lấy một cây chày cán bột ở trên chiếc bàn vuông nhỏ bên cạnh rồi vỗ vào trán một cái.
Trương Tú Phân lấy tay che đầu, Tào Ngọc Tĩnh cảm thấy chày cán bột quá ngắn, khó dùng sức, liền ném qua một bên, cầm lấy chậu sắt ở trên bàn nhỏ, dùng đáy chậu đập vào đầu Trương Tú Phân.
Cái chậu bị đập đến biến dạng, Tào Ngọc Tĩnh ném chậu sắt đi, cầm lấy một cây liềm nhỏ từ trên bàn, đâm vào đầu Trương Tú Phân năm sáu cái một cách lộn xộn.
Tào Ngọc Tĩnh cảm thấy sức mạnh của lưỡi liềm vẫn chưa đủ, cuối cùng cậu ta lại nghĩ đến cây búa vuốt mà bản thân mang theo.
Cậu ta tách các ngón tay của Trương Tú Phân ra bằng tay trái, tay phải lấy lại cây búa vuốt, không chút nghĩ ngợi vung lên, đập vào đầu Trương Tú Phân một cách hung hăng.
"Bà nội nghiêng người, muốn tránh khỏi cây búa của tôi". Tào Ngọc Tĩnh đắm chìm vào ký ức, hai mắt nhìn chằm chằm vào sàn nhà, các cơ ở trên mặt có chút dữ tợn.
Sau khi đập bảy tám lần, Tào Ngọc Tĩnh dùng hết sức lực đập đầu cây búa vào trong đầu, cậu ta nghe thấy tiếng xương sọ vỡ vụn.
Khi cậu ta lấy cây búa vuốt ra, còn bị xương sọ vỡ vụn chặn lại một chút.
Trương Tú Phân không còn vùng vẫy nữa, đầu phun máu ra, nằm ở trên mặt đất thở hổn hển, thân thể dần mềm nhũn.
Cậu ta mệt mỏi ngồi ở trên người Trương Tú Phân hít thở một hơi. Sau khi bình tĩnh lại một lúc, cậu ta đứng dậy, cầm lấy điện thoại di động của Trương Tú Phân từ trên giường Kang, lấy thẻ SIM ra, bỏ vào túi quần. Cậu ta lắp pin và nắp lưng lại, đặt điện thoại xuống mặt giường Kang.
Tào Ngọc Tĩnh nói rằng bản thân không có lục soát người Trương Tú Phân, cậu ta chỉ lục tủ và tủ TV một cách qua loa, thu được hai đồng năm xu.
Tào Ngọc Tĩnh nghĩ đến việc hủy thi diệt tích, cho rằng việc này có thể che đậy tội ác.
Tào Ngọc Tĩnh nghĩ đến lửa, cậu ta lấy vật liệu ngay tại chỗ, chồng 6 cái chăn bông ở trên giường Kang lên rồi phủ lên người Trương Tú Phân. Cậu ta đi loanh quanh trong nhà, tìm thấy ba cái bật lửa ở trong lon trà trên bếp.
Cậu ta dùng một cái bật lửa màu vàng đốt chăn bông, rồi ném cái bật lửa vào trong lửa.
Cậu ta đứng nhìn ngọn lửa ngày càng lớn hơn, sắp cháy lan ra toàn bộ phòng ngủ mới chạy ra ngoài.
Trong sân nhà Trương Tú Phân, mọi thứ vẫn như cũ. Cây ngô đồng che khuất ánh mặt trời, cây mơ trĩu quả ngổn ngang, hai con gà mái hoa chạy tới chạy lui, mổ khắp nơi.
Hai cánh cổng sắt màu xanh lá ở trước cửa nhà bà ấy được đóng lại, trên đó có dán một bộ câu đối đỏ: "Phúc Đức Trường Thọ, An Khang Thịnh Vượng".
Tào Ngọc Tĩnh lặng lẽ đóng cửa lớn lại. Bên ngoài bức tường sân, trên hàng cây thẳng tắp, ve sầu kêu lên từng tiếng. Không ai nghe thấy, một thiếu niên vừa ra tay sát hại dã man một cụ già.
Tào Ngọc Tĩnh trở về nhà, nằm ở trên giường, bắt đầu tận hưởng thành quả của tội ác.
Lúc 16 giờ 30 phút, tiền ở trong thẻ SIM của Trương Tú Phân đã bị sử dụng hết.
Tào Ngọc Tĩnh đứng dậy, nhét cây búa vuốt đã được rửa sạch sẽ vào trong khe trống ở bức tường phía đông của ngôi nhà. Lại bẻ gãy thẻ SIM rồi ném vào khoảng trống giữa cửa sổ phía trước và phía sau.
10.
Khi thuật lại quá trình gây án, Tào Ngọc Tĩnh không có nói dối quá trình giết người rồi đốt xác, mà luôn không nói sự thật ở nhiều tình tiết nhỏ khác nhau.
Ví dụ như: Nơi ở của hung khí, phương thức vào nhà của Trương Tú Phân, là nhân lúc người ta không chuẩn bị đánh lén hay là trực tiếp hạ thủ.
Cậu ta sợ chết khiếp: "Tôi muốn nói thật, nhưng trong lòng không thể nói ra được".
Tào Lão Tam đấm ngực đậm chân, phì phèo điếu thuốc ở bên ngoài phòng thẩm vấn hồi lâu: "Đây đều là số phận!" Tào Lão Tam ngồi xổm ở trên mặt đất không ngừng thở dài.
Ông ta đã biết con trai mình có thói quen ăn trộm từ lâu: "Dạy nó mấy lần cũng không được, nó còn nhỏ như vậy, lỡ đâu bị người ta bắt được rồi đánh tới chết thì làm sao!"
Tào Lão Tam cho hay, Tào Ngọc Tĩnh là con trai duy nhất ở trong nhà, được cưng chiều từ nhỏ, xin gì được nấy. Nếu như không thể thỏa mãn cậu ta ngay lập tức, khi đưa lại nó cho cậu ta sau đó, cậu ta sẽ ném thứ đó xuống đất, lại giẫm lên nó một cái.
Nếp nhăn ở trên mặt Tào Lão Tam ép vào nhau, vẻ mặt sầu khổ: "Tôi cũng không dám nói quá vội, đứa nhỏ này có tính tình rất nóng nảy".
Tính khí của Tào Ngọc Tĩnh càng ngày càng kỳ lạ, khi cha mẹ muốn quản lý cậu ta, lại phát hiện ra họ không thể quản lý được cậu ta nữa.
Tào Lão Tam muốn để cho con trai ở nhà một khoảng thời gian trước, khi lớn hơn, lại nhờ người tìm một công việc nghiêm túc cho cậu ta. Gia đình đã giúp cậu ta tiết kiệm tiền, để mua cho cậu ta một ngôi nhà và cưới một người vợ trong tương lai.
Tào Ngọc Tĩnh từng đề xuất muốn đi buôn bán trái cây, mẹ cậu ta nói: "Công việc này quá mệt mỏi, trẻ con không làm được".
Cha mẹ của Tào Ngọc Tĩnh dặn dò cậu ta rằng đừng ra ngoài khi không có việc gì, nhưng thật ra là vì bảo vệ cậu ta: "Tôi cũng tự biết đuối lý, cũng không biết phải giáo dục con cái như thế nào. Tôi không muốn nó đi theo con đường cũ của chúng tôi, sớm muộn gì con đường đó cũng không sống nổi".
Tào Ngọc Tĩnh bĩu môi: "Tôi không nghĩ ông ta có đủ tư cách quản tôi".
Khi tìm kiếm nghi phạm trước đó, điều tra viên còn đưa ông nội thứ hai của Tào Ngọc Tĩnh về theo, ông ta là bạn đánh cờ của Trương Tú Phân, cũng rất quen thuộc với hoàn cảnh của nhà Trương Tú Phân. Lúc đánh cờ cách đây vài ngày, không biết vì sao hai cụ già lại cãi nhau. Ông ta có đủ điều kiện và động cơ để gây án. Chúng tôi đã từng đưa ông ta trở lại để đặt câu hỏi.
Ông Hai với mái tóc hoa râm trừng mắt, mặt đỏ bừng bừng, râu ria của ông ta xồm xoàm, giọng nói rất lớn: "Tôi đã không làm từ lâu rồi!"
Ông già rất hay nói, những chuyện đáng xấu hổ ngày trước đều nói ra một cách khoan khoái.
Ông ta có tay "dắt gà", nhà ông ta cứ năm ba bữa là lại có thịt gà ăn: "Làm cho hai con ranh kia thật đẹp, đều là gà trống ngu ngốc đã nuôi hơn hai năm trời, trộm kính nghiệp!" Ông Hai không khỏi nhếch miệng, trên mặt nở nụ cười tự mãn.
Nghe nói, anh hùng thật sự của nhà họ Tào chính là bác hai, ông ta gan lớn, trộm đồ có giá trị, hơn nữa còn có kỹ thuật cao siêu, trộm trâu chỉ cần có 3 phút. Nghe nói có lần ông ta đã từng ăn trộm nhà trưởng làng, trong làng lại có người vỗ tay khen hay.
Đó là "thời kỳ hoàng kim"của gia đình ăn trộm này, mọi thứ sau đó nhanh chóng chứng minh điều mà Tào Lão Tam đã nói: "Sớm muộn gì con đường đó cũng không sống nổi".
Sau đó, bác hai bị kết án 5 năm vì tội trộm trâu, sau khi ra tù lại đi trộm trâu, vừa dẫn trâu ra cửa đã bị bắt.
Người nhà họ Tào thở dài: "Người tài giỏi như vậy cũng đã bị bắt, nghề này thật sự rất khó làm".
Gia đình ông Hai cũng đã "chuyển đổi". Lúc thẩm vấn, ông ta giận tím mặt, lắc đầu như trống bỏi: "Chuyện xấu đều là do một mình tôi làm, tại sao lại liên lụy tới trẻ con…"
Năm đó con trai cả của ông ta muốn trở thành một người lính, nhưng không có thông qua kiểm tra chính trị, hai người đã cãi nhau một trận. Ông Hai liền rửa tay gác kiếm: "Tôi phải tích chút âm khí".
Ông Hai huy động tiền xây chuồng gà, trở thành người nuôi gà chuyên nghiệp, vẫn tiếp xúc với gà nhưng "trong lòng ổn định hơn nhiều". Hai người con trai của bọn họ rất không chịu thua kém, con trai lớn mở tiệm sửa chữa ô tô, con trai thứ mở siêu thị nhỏ.
Tào Ngọc Tĩnh còn có một người anh họ, không bao giờ trộm cắp, học tập cũng không tệ, lúc thi vào trường quân đội cũng không có thông qua kiểm tra chính trị, trong cơn tức giận đã đi vào miền nam làm việc.
Cha mẹ của Tào Ngọc Tĩnh muốn thay đổi cách sống của bản thân.
Có một lần, nhóm trộm phụ nữ gặp phải cộm cán, người bị trộm kia tức giận, vung gậy đuổi bọn họ.
Mẹ của Tào Ngọc Tĩnh chạy chậm, bị cây gậy đánh vào đầu, ngất xỉu tại chỗ.
Nhà họ Tào không dám gọi cảnh sát, chán nản trở về nhà. Sau đó, đầu óc của mẹ Tào Ngọc Tĩnh trở nên "phản ứng chậm".
Được một thời gian, bọn họ bắt đầu "làm nghề chính đáng", lên chợ buôn bán trái cây.
Nhưng nhiều người dân cũng biết rằng, bọn họ đang làm ăn không cần vốn - trộm trái cây từ nơi khác về bán ở chợ.
Mấy năm trước, cha mẹ của Tào Ngọc Tĩnh đã lái một chiếc mô tô ba bánh đi ăn trộm táo, bị chủ vườn trái cây phát hiện, cầm xẻng đuổi theo. Trong cơn hoảng loạn, cha của Tào Ngọc Tĩnh đã lái chiếc xe ba bánh quá nhanh khiến nó lao qua một hòn đá, mẹ của Tào Ngọc Tĩnh đã nhảy ra khỏi xe.
Bánh sau của chiếc xe ba bánh đè lên bắp chân của bà ấy, mẹ của Tào Ngọc Tĩnh đã phải nằm ở nhà hơn mấy tháng, sau đó đi bộ khập khiễng.
Dân làng cố tình hỏi về chuyện này, nhưng cha của Tào Ngọc Tĩnh đã nói dối rằng ông ta không nhìn thấy vợ mình khi lùi xe, nên đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Mọi thứ đều có quán tính, buôn bán hợp pháp đã vất vả lại kiếm tiền chậm, bọn họ gặp được cơ hội có thể trộm cắp vẫn không nhịn được.
Điều duy nhất mà cha mẹ của Tào Ngọc Tĩnh có thể làm là cố gắng giảm số lần trộm đồ, không ăn trộm những thứ quá đắt tiền, hơn nữa không ra tay với làng của mình và các làng lân cận.
Người trong làng đều cảm thấy những bất hạnh mà nhà họ Tào phải gánh chịu trong những năm qua đều là do họ đã làm quá nhiều điều xấu. Bao gồm cả "vảy cá" trên người Tào Ngọc Tĩnh cũng khiến bọn họ cảm thấy đó là quả báo.
Không thể nhận thấy được, Tào Ngọc Tĩnh tự học thành tài, dấn thân vào con đường trộm cắp, hai vợ chồng cảm thấy bất lực.
Vào mùa hè năm 2013, Tào Ngọc Tĩnh đã lấy trộm hơn 100 nhân dân tệ, người bị mất tiền tìm thấy nhà, cha của Tào Ngọc Tĩnh cũng thừa nhận, liền bồi thường tiền ngay lúc đó.
Có một người trồng rau bị mất 500 nhân dân tệ ở chợ, cũng dò hỏi tìm đến nhà của Tào Ngọc Tĩnh, náo loạn cả buổi. Cũng may là hôm đó bọn họ không có đi chợ, nếu không thì có lý cũng không thể nói rõ.
Tào Lão Tam thở dài: "Sao làm người tốt lại khó như vậy!"
Tào Ngọc Tĩnh còn trẻ, cậu ta chưa bao giờ vào trại giam vì tội ăn trộm. Lần đầu tiên cậu ta tiếp xúc với cơ quan công an là vì tội giết người.
11.
Trong lần thẩm vấn thứ bảy, Tào Ngọc Tĩnh đã thay đổi lời khai.
Cậu ta nói, lúc đó muốn đánh Trương Tú Phân ngất bằng cây búa để lấy thẻ SIM và tiền, kết quả còn chưa có đánh ngất, Trương Tú Phân đã bắt đầu la hét, phản kháng, cậu ta sợ bị người khác phát hiện nên mới giết bà ấy.
Điều tra viên hỏi cậu ta tại sao phải sửa lời khai của mình? Tào Ngọc Tĩnh nói rằng trong lòng rất sợ hãi, có lẽ đã nói sai một số điều.
Điều tra viên nghe xong liền hiểu chuyện gì đang xảy ra, chắc chắn đứa trẻ này "đã được giáo dục" ở trong trại giam.
Trở thành bác sĩ sau một thời gian dài ốm đau, mọi người có xu hướng đặc biệt chú ý đến những kiến thức liên quan đến quyền lợi của bản thân, nhiều phạm nhân đã nghiên cứu rất kỹ về pháp luật.
Sau khi phạm nhân mới vào trại giam, thường các phạm nhân cũ sẽ thay nhau đến "tra khảo", yêu cầu cậu ta nói nguyên nhân hậu quả một lần, mọi người phân tích, vụ án sẽ được xét xử như thế nào, có "bước ngoặt" nào không.
Người thẩm vấn kìm nén cảm xúc, kiên nhẫn làm công tác tư tưởng cho Tào Ngọc Tĩnh: "Cha cậu cũng đang ở đây, cậu không cần phải sợ, hãy nói sự thật về tình hình lúc đó, đừng che giấu bất cứ điều gì!"
Tào Ngọc Tĩnh quay đầu nhìn cha ở trong góc, vẻ mặt của cha cậu ta ảm đạm không nói chuyện, Tào Ngọc Tĩnh cúi đầu, một lúc sau lại ngẩng đầu nhìn cha, ánh mắt đờ đẫn.
Cậu ta mím môi, khóe miệng hiện lên lúm đồng tiền, ánh mắt rốt cuộc cũng bình tĩnh lại, thừa nhận đến nhà Trương Tú Phân để giết người một lần nữa.
Tào Ngọc Tĩnh khẳng định rằng cậu ta chỉ lấy hai đồng 50 xu, không có lấy tiền mặt nào khác. Lần này, chúng tôi tin tưởng cậu ta.
"Bây giờ cậu có suy nghĩ gì không?" Người thẩm vấn hỏi.
Tào Ngọc Tĩnh cúi đầu khóc nức nở, nước mắt chảy dài ở trên má: "Tôi đã hối hận".
Tào Ngọc Tĩnh hối hận vì đã giết Trương Tú Phân.
Nhưng từ đầu đến cuối, cậu ta cũng chưa bao giờ nói rằng mình hối hận vì đã trở thành một tên trộm.
Nhưng tôi mong rằng cậu ta là người thừa kế cuối cùng của "gia đình ăn trộm" này.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT