“Thì ra là danh môn khuê các, quý danh tựa ngọc vàng, không thể tùy tiện mang ra chốn ong bướm thị phi!”
“Hahahaha!”
Không chỉ cánh đàn ông nam thanh mà cả những thiếu nữ cành vàng lá ngọc cũng chẵng nhịn nổi với lời này.
Tiếng cười phá phổi mà ra, lần này không chỉ vang cả tầng lầu mà còn dội sang mấy nhà hàng quán ăn chung quanh, khiến cho đám khách bên ấy cũng phải dáo dác nhìn sang bên này.
Tên công tử nọ mặt mỏng hơn đám hộ vệ đô con, gặp tình cảnh này mặt đỏ bừng, có chút hít thở không thông.
Tay hộ vệ thân tín thấy thế liền gằn giọng:
“Hừ!
Oắt con, vô danh tiểu tốt!
Công tử nhà ta lấy lễ kính ngươi mà ngươi lại làm trò châm biếm ngươi.
Quả là nhà quê đê hèn!
Có dám xưng danh ra?!!!”
Mẹo ca nghe vậy thở dài:
“Haizz!
Xem ra nhà hàng của Phan thị ta còn chưa đủ nổi tiếng a.
Ngay cả con của ông chủ nhà hàng như ta mà bị mắng vô danh tiểu tốt ngay trong nhà hàng của mình.
Thất lễ rồi! Thất lễ rồi!”
Lý Năm và Nguyễn Bảy sáng mắt, cảm thấy phong cách diễn xuất này quen quen.
Đám người lại được một tràng cười nói tí tỡn, không ít thực khách lên tiếng bênh vực, khen tặng Mẹo ca lễ độ, chê bai tên hộ vệ kia ngông cuồng khinh người.
Mẹo ca lúc này từ tốn đưa tay xuống bàn cầm lấy tấm thẻ học sinh giơ mặt trước lên cao:
“Ta mặc dù không phải học sinh của Phu Văn Lâu nhưng cũng có thể ưỡn ngực tự hào mình là Phan Đức Mưu đến từ Kim Ngân Học Viện”
Nói độ hắn lật mặt chữ cho mọi người xem.
3 chữ Phan Đức Mưu tuy không lớn nhưng triện khắc rõ nét, lại dùng sơn đen nổi bật trên nền trắng bạc, chỉ cần mắt mũi không bị kèm nhèm thì cách xa 2 trượng (6m) cũng đọc rõ được.
Tuy nhiên Kim Ngân học viện đúng là quá mới lạ, trừ một số dân bản địa thì rất ít người biết đến, mà ở đây thì có rất đông khách thập phương, nếu không phải nay đương dịp Tết Trung Thu, tết quê nhà, thì chỉ sợ khách đường xa phải chiếm 8-9 phần.
Mẹo ca cũng biết vậy nên nói tiếp:
“Kim Ngân Học Viện cũng nằm tại đặc khu đông nam, mới thành lập hơn nửa năm, học sinh không tới 200, đều có tên họ rõ ràng, muốn tra liền ra”
Sau đó cung kính chắp tay chào tay công tử nọ theo kiểu học giả:
“Nghe tiếng Lạc Dương Thái Học, kéo dài trăm dăm, vắt qua Trường An Lạc Dương, có 10 vạn học sinh, ta cũng RẤT NGƯỠNG MỘ CHI.
Chỉ là không biết vị công tử đây xếp hạng thứ mấy để nếu ta có dịp đến Thái Học thì biết đường mà tìm”
Đám thực khách nghe thế đều cho rằng Mẹo ca khéo nói tay công tử trước mặt vốn vô danh tầm thường mới chẵng dám xưng tên sợ nhục, ngay cả Nguyễn Bảy cũng thế.
Chỉ có Lý Năm và bà lão họ Phạm nghe ra rõ ràng Mẹo ca nói ‘trăm dăm’ chứ không phải ‘trăm năm’.
Đây là chê Thái Học tồn tại lâu đời mà vận Hán vẫn cứ lên xuống lúc mạt khi vong để phải dời đi mấy trăm dặm từ Trường An sang Lạc Dương.
Hiển nhiên, đổ tội hết cho Thái Học thì cũng hơi quá, cho nên nói nhỏ nói nhẹ ‘trăm dăm’ thế thôi!
Tay công tử nọ ban đầu cũng chẵng muốn giấu tên đâu, chỉ muốn làm cao ‘ti tí’ để trãi nghiệm cảm giác ưu việt mà hắn không có được khi còn bu bám theo sau đuôi Viên Thiệu thôi.
Thế nhưng lời qua đối lại đến giờ đã sâu cuộc, hắn thấy lúc này mà dể dàng xưng tên ra thì chẵng khác nào mình chịu nhận thua thằng nhóc con trước mặt cả.
Làm sao nhóc con này miệng lưỡi chanh chua ma lanh quá, sợ rằng nói không lại hắn, càng không xưng tên càng nhục, quay đầu rời đi còn nhục hơn.
Vậy là gã quyết tâm phóng lao theo lao, suy tính một hồi, lại qua 3 nhịp gõ quạt thì ‘tối ý’ nảy sinh:
“Mặc dù Kim Tiền Học Viện gì đó thành lập chưa lâu nhưng cũng mang danh học viện.
Lại nghe tiểu huynh đệ khéo ăn khéo nói, tất nhiên là kẻ có học.
Chúng ta đều là trí giả, cần chi phải câu nệ thói tục tằng của phường phàm phu.
Tên ta không quý chẵng sang,
Thái Học 10 vạn đều là người ngay,
Đâu cần giấu giếm điều gì?
Cây tùng dù gãy chẵng luồn Cuồng Phong!”
(cuồng, phong = điên)
Nhấn mạnh mắng xéo Mẹo ca xong hắn lại dùng giọng giải bày:
“Mấy vị tiên sinh nơi Thái Học cũng lo lắng học sinh quá đông khó mà nhớ hết, cho nên thường hội họp chư sinh, khuyến khích mọi người trổ tài ngâm thơ ứng đối tự giới thiệu mình.
Văn thơ là đức thánh hiền, kẻ có trí nghe vào mà thuộc, kẻ thất trí nghe vào như đàn gãy tai trâu.
Nay thấy tiểu huynh đệ đây xem như là người có học, ta đây xin ra một vế đối tự bạch tên mình, chỉ là không biết tiểu huynh đệ có dám tiếp không?”
Lý Năm và Nguyễn Bảy đến sợ với tay công tử này, ban đầu chỉ là so đấu giữa hắn và Mẹo ca, thực khách tuy khinh bỉ nhưng còn chưa đến mức căm tức hắn, bây giờ hắn thẳng thừng mắng hết mọi người ở đây vô học, thật là tự tìm đường chết!
Quả nhiên, cô bé cha bị lạc nọ không còn cười mỉm nữa mà nghiêm mặt đứng lên dõng dạc bước ra đi tới bên cạnh Mẹo ca, mũi chân xếp ngang bằng với Mẹo ca, mặc dù hãy còn ra dáng chị đại nhưng xem chừng đã coi trọng Mẹo ca rồi chứ không còn khinh thường như trước.
Tay công tử kia thấy 2 đứa nhóc con tình chàng ý thiếp thì đang định chọt mũi vào, ai ngờ cô bé nọ dơ lên thẻ học sinh, nói:
“Phu Văn Lâu!
Cát Hồng Hà!
Mời ra vế đối!”
Rồi như nghĩ đến điều gì, bồi thêm ‘3 chém’ thẳng vào cổ họng tay công tử kia:
“Đừng nói sợ con nít nhé?
Hay là sợ con gái?
Hay là chịu thua cả hai?”
Bị 3 câu hỏi này chận họng, tên công tử nọ nói gì cũng không phải bởi theo hắn nếu mình càng câu giờ thì người xung quanh chỉ càng cho là hắn sợ.
Thế là hắn cố rặn ra một nụ cười đáp lễ mặc dù rất không mong muốn:
“Tốt!
Nghe kỹ!
Thiên Hứa Ngô Cống Sĩ!”
(P/s: Ngô vừa là đất Ngô vừa là ‘ta’, viết khác đọc giống
Thiên Hứa Ngô Cống Sĩ = kẻ có học thức ở đất Ngô sẽ được Trời trọng dụng.
Trời trong vế đối này hiển nhiên là hoàng đế)
Nói xong thấy đám thực khách cau mày suy ngẫm thì tự thấy mình cao minh, thế là như trút nhẹ lòng, cười nói tự nhiên:
“Gợi ý nhé, nửa Hán, nửa Việt!
Thấy các ngươi đám man dân này Hán văn chưa tường, ta hạ thấp độ khó một chút.
Chứ toàn Hán văn cả thì sao các ngươi đối được.
Hahahahaha!”
Tên này bình thường mặt đã tiện, bây giờ trỏ mũi lên trời cười với thằn lằn thì càng gợi đòn hơn.
Cho dù đám đầu trâu mặt ngựa phía sau lưng hắn rất dọa người thường, nhưng vẫn có một số tráng sĩ không dằn được đứng bật lên, muốn dạy cho hắn một bài học.
Ngay lúc này, chỗ cầu thang nghe tiếng lục đục, từ tầng dưới bước lên là nhân viên tiếp đón của nhà hàng dẫn theo Phùng Thành, phó đội trưởng đội trị an của tiểu khu này.
“Nha!
Nghe nói ở đây có người diễn xiếc?
Diễn xiếc ở đâu cho xem với?”
Giọng nói bình đạm không nghe ra cảm xúc mà như có từ tính, đám thực khách xung động hoặc đứng yên tại chỗ hoặc ngồi xuống lại, vẻ căm tức trên mặt thay bằng nụ cười trên nổi đau của kẻ khác.
Đám hộ vệ sau lưng vị công tử nọ lại có vẻ chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, một tên sau chót lập tức quay đầu giơ lên nắm đấm.
Đan Dương có tiếng là đất mãnh sĩ, tốc độ ra tay của tên hộ vệ quá nhanh, gã công tử nọ muốn cản cũng không kịp.
Chỉ thấy nhoáng một cái, mãnh sĩ Đan Dương to bự đã nằm ôm bụng nằm một cục, gục người quỳ hai chân trước mặt thân hình thon gọn thấp hơn hắn cả cái đầu.
“Ây da!
Chen vào buổi diễn xiếc của ngươi sao?
Thật ngại quá!
Nhưng lần sau phải cẩn thận nhé!
Nếu không biết lại tưởng hành hung người khác hoặc chống đối người thì hành công vụ là không ổn đâu!”
Nói rồi Phùng Thành hướng về phía Mẹo ca nói:
“Đức Mưu tiểu tử!
Nghe ta khuyên, tài nghệ tầm này chỉ có ra quảng trường múa dưỡng sinh thôi.
Đừng mời bọn họ đến trong quán biểu diễn, khách chê bỏ lại lỗ vốn!”
Mẹo ca cười cười đáp:
“Dạ đâu có mời.
Ở đâu tới diễn từ thiện đó chứ.
Có điều nếu Phùng thúc thúc đã khuyên thì mình bỏ qua tiết mục xiếc đi”
Rồi hướng về phía tay công tử nọ giả giọng hỏi ý:
“Giờ tới tiết mục văn nghệ!
Phải không Hứa cống sĩ?”
Ra vậy, chỉ là một tên cống sĩ!
Còn bày đặt Thiên Hứa với chả Trời Hẹn!
Ờ, mà đúng là có hẹn với Trời thiệt!
(P/s: Cống sĩ thời Hán không phải người thi Hương thành công mà là chỉ những Hiếu Liêm đang trong quá trình xét duyệt của Lạc Dương.
Giống như tình trạng của Tào Tháo và Chu Dị ở phần đầu của truyện, khoảng chương 9-10)
Đám thực khách bị diễn biến nãy giờ làm mắc cười chịu không được, Đan Dương mãnh sĩ bị đánh một phát xụi lơ, một tên cống sĩ cũng dám xưng Thiên Hứa.
Ngặt vì có Phùng Thành và đám đội viên đội trị an ở đây nên chẵng ai chịu há họng cười to, chỉ bịt mồm run chảy cả nước mắt.
Tay công tử nọ bị quê vẫn cố chống trả:
“Khôn vặt tạm được.
Đoán ra thì sao?
Đối được không?”
Nói thật là Mẹo ca chơi không lại, đấu tính toán hoặc thi ăn nói đẩy đưa thì hắn không sợ nhưng mấy cái văn thơ nghệ thuật còn xen nửa Hán nửa Việt này thì hoàn toàn nằm ngoài sở trường của hắn.
Nếu không thì Mẹo ca cũng không vạch mặt Hứa cống sĩ để đánh lạc hướng.
Đáng tiếc thắng một nửa không tính là thắng, đối phương truy hỏi Mẹo ca liền bí.
Nhưng ngay lúc này Cát Hồng Hà liền trợ lực:
“Địa Phan Con Bố Thế!!!”
Mọi người nghe tiếng liền hướng mắt về phía cô bé như chờ mong giảng nghĩa bởi câu đối này của cô bé nghe rất quái tai, chả ai hiểu gì.
Cát Hồng Hà không hề bị phản ứng của đám đông dọa sợ, bình tĩnh hướng về Hứa cống sĩ nói:
“Hứa Cống tiên sinh phải không?”
Hứa cống sĩ nhíu mày, ánh mắt chớp nháy thần sắc hơi run như lộ tẩy, hừ lạnh không đáp.
Đám người thấy đây liền biết đúng rồi, càng chăm chú Cát Hồng Hà chờ cô bé giải thích.
Cát Hồng Hà lại liếc qua Mẹo ca nói:
“Nếu như không có ngươi đoán ra hắn họ Hứa thì ta cũng nghĩ chẵng ra tên đầy đủ của hắn.
Nhưng mà xin lỗi, ta vẫn hơn nửa bậc nhá!”
Trong lúc nói cười, mũi chân cô bé tự nhiên nhích về phía trước một chút, so với Mẹo ca thì dôi ra đúng nửa bàn chân, chỉ là mọi người đều đang nóng lòng nghe giải thích, không ai để ý mấy thứ này.
Cát Hồng Hà thấy mọi người như vậy cũng thuận ý theo:
“Khi xưa Chu diệt Thương, cắt đất phong quần thần, cháu Khương Thái Công là Văn Thúc được đất Hứa lấy làm vinh hiển, đổi sang họ Hứa.
Thời Tần Hoàng chinh đông, một số gia tộc Trung Nguyên di cư xuống giang nam, trong đó có họ Hứa.
Chữ Hứa ban đầu vốn không có chữ Thiên, sau Hán triều phân nam bắc, ở Trung Nguyên nho phong thịnh hành, coi đất Giang Nam như Ngô Sở Việt Thục đều là chốn man di.
Một bộ phận Hứa ở giang nam coi đây là sĩ nhục, gặp khi đại nho Đổng Trọng Thư đề ra thuyết thiên mệnh thì thêm chữ Thiên vào họ, ý nói hướng tới thiên triều, ủng hộ thiên mệnh, cầu mong thoát xác ‘man di’ quay về ‘Hán tổ’.
Ngô Quận Hứa thị hẵn chính là chữ Hứa thêm chữ Thiên, phải không?”
Câu hỏi tưởng là đặt cho Hứa Cống nhưng mặt cô bé lại quay sang Mẹo ca.
Mẹo ca biết Cát Hồng Hà đang nhại phong cách Hứa Cống thì máu chơi đùa của trẻ con cũng nổi dậy, giả đò gật đầu khâm phục, không tiếc lời tâng bốc:
“Nữ anh hào quả là thông minh hiếm có.
Tại hạ ngày trước may từng theo gia phụ kinh thương qua đất Ngô, ở bên vệ đường vô tình nghe dân chạy nạn từ Cối Kê lên kể chuyện phản loạn Hứa Chiêu mới biết nguồn căn sự tình.
Không ngờ nữ anh hào có thể nghe 1 chữ mà đoán ra mười mươi câu chuyện.
Thật là Khâm Phụtttt!”
Mẹo ca kéo một hơi dài cúi đầu bái phục, nhưng hắn không bái Cát Hồng Hà mà lại bái Hứa Cống, khiến cho mọi người phụt nước miếng.
Phải nha, cái gì Hứa Thiên với chả Thiên Hứa, rặt một lũ phản trắc đứng núi này trông núi nọ, sinh ở đất Ngô còn quỳ mong trời Hán.
Đầu năm nay, sau khi Khăn Vàng Hà Bắc đầu hàng, ba anh em họ Trương mất tích, để ngăn cản đám cừ soái chủ chiến của Khăn Vàng chiêu dụ tàn quân, Lưu Hoành trước là ban chỉ phong Trương Giác làm thượng tiên thể hiện triều đình chính thức bắt tay với Thái Bình giáo, sau là chỉ đích danh hạch tội từng cừ soái, chối bỏ địa vị của bọn họ trong Thái Bình giáo.
Bọn Trương Yến bị gọi là Hắc Sơn Tặc, bọn Quản Hợi bị gọi là Thái Sơn Tặc,...
Còn như Hứa Chiêu thì bị vén khăn vạch mặt là Ô Giang tặc.
Lưu Hoành thậm chí còn cho Huyền Kính Ty giang nam phao tin Hứa Chiêu chính là đời sau của gia thần họ Hạng, là kẻ nối nghiệp của Hạng Tịch, chẵng liên quan gì đến Thái Bình giáo cả.
Đây hiển nhiên chẵng tốt lành gì mà là muốn tạo thêm ‘công ăn việc làm’ cho Hoàng Hùng, tránh hắn mượn thế hàng quân Khăn Vàng mà nhanh chóng dẹp yên Hứa Chiêu.
Nếu như Lưu Hoành không xen vào, Hoàng Hùng hoàn toàn có thể lấy cớ Hứa Chiêu phản lại Thái Bình giáo, phản lại Đại Hiền Lương Sư để ly gián quân tâm của quân Côi Kê bởi trong số họ có rất nhiều người vốn là bị Hứa Chiêu dùng danh nghĩa Thái Bình giáo chiêu dụ.
Bây giờ Hứa Chiêu thành truyền nhân của Hạng Tịch, mà Hạng bá vương lại là niềm tự hào của người Ngô, việc ly gián quân tâm của quân Cối Kê vì thế mà trở nên khó hơn nhiều.
Chỉ là cũng nhờ có Lưu Hoành xen vào nên Ô Giang hội mới chính thức lòi mặt chuột, các hành vi ác ôn trong mấy năm qua phần nhiều đều bị đổ cho Ô Giang hội, nó bị nhân dân trong liên minh đóng dấu ‘khủng bố du côn’.
Hiện giờ ngoại trừ Cối Kê thì khắp cõi liên minh 4 châu, cứ hễ có ai bị dán mác dính dáng tới Ô Giang hội là như chuột chạy qua đường, bị người chỉ mũi mắng, bị Nhân Dân Tự Vệ Quân tạm giam lại điều tra.
Sau khi nghe Mẹo ca châm chọc Hứa Cống thì đội trị an cũng đã bắt đầu chăm chú gã công tử này hơn.
Hứa Cống lần đầu về quê sau nhiều năm ‘đèn sách’ tại Lạc Dương, đối với tình hình chính trị ở Giang Nam chỉ biết sơ sơ bề ngoài, hoàn toàn không hề hay biết mình vừa được Phùng Thành nâng cấp từ giai đoạn ‘công tử ăn chơi phá làng’ lên ‘phần tử hiềm nghi khủng bố’.
Mà có biết thì hắn cũng chẵng ngại mà nhảy lên chữi đổng bởi hắn là thuộc thần của Viên công tử, Viên thị mới là thiên hạ đệ nhất, mới là thái sơn bắc đẩu, cái gì Hứa Chiêu với chả Hạng Tịch, xứng sao?
Cát Hồng Hà không đợi được Hứa Cống nhảy đổng lên thì có vẻ tiếc nuối, đành nói tiếp:
“Dựa theo giải nghĩa của Đức Mưu huynh thì Thiên Hứa Ngô Cống Sĩ là vị cống sĩ họ Hứa sinh ra ở đất Ngô.
Chỉ là câu này quả thật có chút khiêm tốn, không xứng với Hứa tiên sinh đây.
Thế là ta ngẫm lại, phải chăng Thiên Hứa Ngô Cống Sĩ là trời hứa cho Cống ta làm sĩ.
Ngô không chỉ là đất Ngô mà còn hài âm với Ngộ là ‘chính ta’.
Nói đến đây còn phải cảm ơn Hứa tiên sinh nhắc nhở nửa Hán, nửa Việt, nếu không tiểu nữ thật hổ thẹn không tài nào nghĩ ra nổi có kiểu chơi chữ kỳ quặc như vậy”
Hứa Công nghe vậy nhăn mặt muốn quát lại cảm thấy lạnh ót, không quay ra sau cũng biết Phùng Thành đang nhìn mình chăm chú.
Cát Hồng Hà thấy Hứa Cống sắp nhảy đổng tới nơi mà kiềm lại được thì trong lòng thầm hô đáng tiếc, ngoài miệng tiếp tục nói:
“Vậy nên trước xin lấy địa đối với thiên.
Lấy họ Phan đối với họ Hứa.
Phan vừa là họ của Đức Mưu, vừa hài âm với Phanh, là vứt bỏ.
Họ của Đức Mưu đối với họ của Hứa tiên sinh, vứt bỏ đối hứa hẹn, xem như tạm được đi?”
Cát Hồng Hà dứt lời thì phồng má cúi mặt, hai tay trước trán, ngón trỏ đâm nhau liên hồi, giả đò e thẹn xấu hổ theo một cách rất ‘phô mai que’.
Thấy cô bé lém lĩnh thì mọi người đều cười gật đầu, có kẻ còn mạnh dạn lên tiếng công nhận đối tốt, nói rằng thời gian ngắn ngũi mà đối được vậy là hay rồi, mau giải thích phần sau.
Lời này được đám đông ủng hộ, bởi ai nấy đều gấp gáp muốn nghe phần giải thích phía sau.
Cát Hồng Hà thấy mình kéo phe thành công thì nhoẽn miệng cười duyên nói tiếp:
“Nói ra mọi người đừng cười nhé!
Nửa Hán nửa Việt thì nửa Hán nửa Việt!
Con bố thế chính là tử bọ hung, là con bọ hung chết”
“Hahahaha!”
- Một thực khách nào đó không biết sáng dạ hay tối dạ mà cười sảng:
“[Đất vứt đi con bọ hung chết] đối với [Trời hứa tặng một ông cống sĩ].
Ta thấy đây là tuyệt đối, tuyệt trong tuyệt dịu a!
Hahahaha!”
Đám người gặp đây cũng hùa theo chỉ Hứa Cống mà cười.
Mặc dù câu đối không hoàn hảo nhưng ai bảo Cát Hồng Hà dễ thương còn Hứa Cống thì ngang ngược đâu.
Hứa Cống hiển nhiên không phục:
“Đối vớ đối vẫn!
Hạ tiện!”
Sau đó quay sang Phùng Thành khinh bỉ nói:
“Nếu ở Lạc Dương thì con bé này và người nhà đã sớm bị thành vệ quần hỏi tội vô lễ rồi!
Khổng Thánh nói không sai, duy tiểu nhân và nữ nhân khó dạy vậy!”
Phùng Thành phì cười nói:
“Ta đọc sách không nhiều, chỉ nghe khi xưa Khổng Tử đến Tề gặp phải ác phụ khinh người, ỷ thế bầy gia nhân mà mắng nhiếc Khổng Tử và môn sinh giữa chợ.
Truy ra mới biết nàng là vợ của một tên quan xấu chuyên tham ô và nhận hối lộ, hai vợ chồng này thường cùng nhau bợ trên lấn dưới.
Không Tử thế mới nói nữ nhân gã cho tiểu nhân thì dạy không được.
Ta xem ngươi tự nhận có ăn có học, là kẻ sĩ muốn làm quan, thế mà lại đi hơn thua với 2 đứa trẻ không bằng nửa tuổi ngươi.
Giữa chốn đông người lại còn gàn bướng ngang ngược, kéo theo một bầy tay sai to xác là muốn hù dọa ai đây?
Thật không biết ngươi là tiểu nhân hay là ác nữ nữa!”
Một câu ghim chết, chối cũng chối không được!
Sau đó Hứa Cống và đám hộ vệ được mời đi uống trà nguyên buổi chiều!
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT