Đêm trăng 17 tháng 8 (âm lịch), đêm cuối cùng của Trung Thu năm nay.
Đêm mai mặt trăng chưa hẵn không tròn và đẹp, ánh trăng chưa hẵn không sáng và trong,...
Nhưng dòng sông thời gian chưa từng ngơi nghỉ thúc đẩy con người tiến về phía trước, nếu cứ mong lễ dài mong tết mãi thì may mắn lắm cũng sẽ bị sóng gió hất vào bờ cát, chịu cảnh mắc cạn nhìn dòng người, dòng đời đi xa,
Còn như không đủ may mắn, thì sẽ vùi lấp xuống đáy sông, vĩnh viễn chìm vào lịch sử.
Một lão nam trung niên tóc đà hoa râm ngồi trên một chiếc ghế gỗ công cộng, hai mắt ông lười biếng mở hờ nhìn dòng người ngược xuôi giữa phố phường đèn hoa nhộn nhịp.
“Lão đầu!”
- Đinh Ba bước đến từ hướng hàng đồ uống cách đó mươi bước chân, trong tay mang theo hai cốc sứ nóng bốc hơi nghi ngút.
Lão trung niên họ Cát thở dài rồi nặn cơ mặt ra một nụ cười yếu ớt, đưa hai tay gầy lên nhận lấy cốc đồ uống:
“Cảm ơn anh!”
“Cẩn thận nóng!” -Đinh Ba nhắc nhở.
“Cảm ơn anh, tôi không sao!”
- Ông lão cứ thế cầm chiếc cốc trong tay không uống, mặc cho sức nóng truyền qua thành cốc vào da thịt.
Đinh Ba nhìn thế có chút ngao ngán, nhưng cũng chẵng biết khuyên nhũ thế nào chỉ có thể rũa thầm:
“Lão đầu chết bầm!
Con bị mất tích còn sĩ không dám báo đội trị an, sợ bị Trương Khinh biết.
May mà tối hôm qua có người tốt bụng giúp đưa Hồng Hà đến chỗ thành vệ quân không thì con nhỏ phải lết bộ mười mấy dặm về Phu Văn Lâu xin tá túc à?
Chịu lão! Grừ!
Mà thế quái nào tối hôm qua lão lại cho con bé ngủ khách sạn?
Sĩ thì dọn nhà cho sạch sẽ rồi rước con vào chứ đã sĩ còn lười là thế nào?
Thuê phòng khách sạn cũng tạm được đi, thế quái nào còn tiếc tiền, thuê phòng đơn rồi mình ra ngoài ngủ bụi để lạc mất con gái thêm lần nữa?
Bị một lần chưa tỡn à!!!? Grừừ!
Haizz!
Chỉ khổ cho Hồng Hà!
Đã có lão cha lầy lại còn mất tích đúng dịp Nhân Dân Tự Vệ Quân bận bịu tối đầu tối cổ!
Quỷ tha ma bắt bọn Ô Giang hội!
Có cái Trung Thu cũng không được yên!
Grừừừ!”
Một cơn gió thu mang vị nước sông thổi qua đường phố, đem đến cảm giác thư thái cho các chủ hàng đang tất bật bán buôn, kéo các cặp nam thanh nữ tú xích lại gần nhau, trêu đùa vờn quanh những chiếc đèn lồng của bầy trẻ nhỏ và xoa dịu cho những ai đang mang tâm trạng bực dọc khó chịu.
Nàng gió thu bước ngang qua chỗ ông lão đang ngồi, lém lĩnh cuỗm đi một vài làn hơi ấm áp đậm hương trà ngọt, cũng gián tiếp khiến cho chiếc cốc trong nay dịu đi mấy phần nóng bỏng.
Nhưng ông lão dường như chẵng đoái hoài, gió mặc gió, trăng mặc trăng, người qua lại nói cười mặc người qua lại nói cười, nơi cửa hồn ông lúc này chỉ là hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn xinh xinh đang mới chập chững tập bò còn hãy chưa hiểu ý nghĩa của hai từ ‘cha ơi!’,...
Rồi cô bé nọ lớn lên trong vòng tay người mẹ tảo tần nơi miền quê nghèo khó, cô bé thông minh xinh xắn đáng yêu, chăm chỉ phụ mẹ, giúp đỡ đồng hương, xóm giềng ai cũng quý,...
Học phủ về đến địa phương, cô bé nghe lời mẹ khuyên nhũ, ngày ngày đội sương phơi nắng đi học, thiên phú hợp với cần cù, chẵng mấy chốc mà nứt tiếng gần xa, được thầy bạn quý trọng,...
Số mệnh lãnh bạc, một cơn gió thu năm ngoái mang theo mẹ cô bé về trời, ngày xóm giềng hỗ trợ đưa người mẹ quá cố về với đất bẵng qua nửa tháng mới là lúc kẻ được gọi là cha trở về,...
Một tiếng gọi ‘cha ơi!’ theo lời trăn trối của người mẹ trước lúc lâm chung vang lên bằng âm giọng non nớt quật cường, rơi vào trong tai kẻ được gọi là cha dường như chẵng mang theo tình ‘cha con’ mà đong đầy tình ‘mẫu nữ’,...
Bị tâm trạng của ông lão ảnh hưởng, Đinh Ba ngồi bên cạnh lẵng lặng cảm nhận vị đắng của trà ngọt.
Trà ngọt cũng không hoàn toàn ngọt, nó là một thức uống hiếm thấy kết hợp trà và một cơ man hương liệu phụ gia nhập từ Thiên Trúc và Vnom sang, vừa vào miệng thì đăng đắng như thể muốn ép người nuốt ngay và luôn cho qua cơn khó chịu, nhưng nếu giữ lại trong miệng hồi lâu nó sẽ chuyển vị từ từ tùy theo thành phần pha chế, và cuối cùng luôn luôn sẽ là vị ngọt đậm đà bám quanh cuống lưỡi.
Đây là món hạng sang, chớ nhìn mở quầy đứng bán bên vệ đường nhưng kỳ thực đó là sở thích của chủ quán thôi, nhìn khắp cả Trường Sa cũng chỉ mỗi nơi này là có bán trà pha hương liệu.
Cô chủ quán mang hai dòng máu Thái, Hoàng, có ông cậu là chủ đầu tư của một đội tàu lớn chuyên trị tuyến đường Kinh Sở-Nam Đảo, còn bên nội thì có mấy anh chị em họ mở nông trường trà và xưởng chế biến hương liệu.
Nguồn hàng và giá cả là một phần, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là óc sáng tạo và năng khiếu kinh doanh của người bán, cũng là trà và một mớ hương liệu nhưng người khác trộn vào uống xong là bụng kêu cả ngày còn ở quán này thì không chỉ uống lạ miệng mà còn đặc biệt ngon và bổ.
Ngon bổ hiển nhiên không rẽ, giá bán cao nên khách cũng không phải quá đông, Thái Thu Hương nhân lúc rãnh tay quay sang ghẹo khách quen:
“Đinh thúc thúc.
Gió đưa hồn lạc chốn nào rồi?”
Đinh Ba đang tâm trạng, nghe thế định thần cười trêu ngược:
“Tiểu nha đầu!
Thơ thẫn thẫn thơ cái gì?
Gió đưa hồn vào cốc trà chứ lạc đi đâu?
Trà ngọt nay đắng thế? Có làm lộn công đoạn nào không đó?”
Bổng ngay lúc này lại có khách tới hỏi thăm, Thái Thu Hương chỉ đành vễnh môi trừng mắt hóa trang làm quỷ, hừ Đinh Ba một cái rồi quay đi đón tiếp khách hàng.
Đinh Ba bật cười lắc đầu, quay lại với tâm trạng của mình:
“Con nít đi lạc thì có chứ lạc hồn nỗi gì.
Thế quái nào mà giờ này còn chưa tìm được”
Rồi hắn lại liếc sang ông lão họ Cát, ruột non ngán thành ruột già:
“Tối qua đã hú vía rồi.
Nay lại lạc nguyên ngày.
Lão đầu khó ưa này thật là đủ khiến người ta thương hại a!
Lão tính lạc con lạc cháu lạc lối tới bao giờ đây?”
Bổng nhiên một điểm sáng lóe lên trong tâm tưởng:
“Lạc lối sao? Phải! Là lạc lối!”
Thế rồi hắn mỉm cười quay sang ông lão họ Cát...
- ---------
Trường Sa không chỉ là nơi hội tụ của các thế lực lớn khắp cõi liên minh, mà nó còn là nơi dân thường đổ xô đến mỗi ngày một đông.
Lương thực nhiều năm được mùa, lại thêm Đông Hải Thương Minh tích cực điều tiết, mở đường xuất khẩu cho nên giá lương vẫn luôn ổn định, kéo theo là đời sống sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo.
Cơm no áo ấm đàng hoàng thì lại nghĩ đến chuyện tương lai, thế là đưa con khuyên cháu vào thành lớn kiếm đường vươn lên, siêng năng cần cừ thì sự học, sự làm sẽ mở ra những cánh cửa mới, hoặc vào kho bạc kho vàng, hoặc vào nhà cao cửa rộng, hoặc vào phủ quan quyền quý, hoặc đến kinh kỳ trọng địa.
Hầu như quốc gia nào, thể chế nào, nền văn minh nào cũng đều có hiện tượng này.
Đại Nam Đồng Minh Hội cũng không ngoại lệ, Trung tâm chính trị Trường Sa tuy không phải đô thành chính thức nhưng trụ sở Hội Đồng, tổng bộ của Giang Nam 3 minh hội, lãnh tụ của liên minh, và rất nhiều cơ cấu cũng như nhân vật quan trong khác đều ngụ tại đây.
Trường Sa cũng là phòng thí nghiệm cho một loạt các chính sách cải cách, từ dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thay đổi phương châm giáo dục, đến giải phóng cơ sở hạ tầng ra các đặc khu ngoại ô, siết chặn luật lệ an ninh và vệ sinh đô thị.
Nhờ vậy, bộ mặt Trường Sa đổi thay từng ngày, tuy hãy còn rất xa mới đạt đến cấp độ người người như rồng tiên nhưng cũng đã hoàn toàn rời khỏi khuôn hình của Lạc Dương, Roma, hay rất nhiều đô thành đường thời khác.
Tuy thế, sự phát triễn quá mức nhanh chóng cũng kéo theo làn sóng hút hẫng thất bại của những con người vừa không tiền vừa không quyền vừa không có gan chạy theo thời đại.
Cát Kiệt chính là một ‘chuột bạch’ thất bại điển hình đang lê lết tâm hồn già nua của mình nơi phòng thí nghiệm mang tên Trường Sa này.
Nhớ năm đó Cát Kiệt cũng là một thanh niên có chí, gia cảnh nghèo khó mà cần cù đèn sách, bởi không có tiền nên cột nhà, tảng đá là sách vở, que củi, hòn gạch làm bút mực, đến lúc cưới được vợ hiền về nhà thì xó bếp đã cơ man là chữ.
Nhờ vậy mà Cát Kiệt trở thành một nho sĩ có chút danh tiếng trong huyện, kinh sử dùi mài hai ba mươi năm, so kiến thức còn cao tuyệt hơn quan Hán, thường hay mượn lý lẽ nho kinh để binh vực đồng hương kẻ yếu, răn dạy những phường xu nịnh ác ôn.
Cũng bởi thế, tuy không có liên quan gì đến nghĩa quân Bách Việt nhưng cũng thuộc vào diện bị Thứ Sử Chu Phù ghét cay ghét đắng.
Cát Kiệt tính thích làm quan, thường treo cửa miệng hai chữ ‘hào kiệt’, tiếc sao lo chuyện bao đồng quá nhiều mà bị ghim, dù cho hết thảy đồng hương ủng hộ cũng chẵng thể lấy được một cái gật đầu của quan trên, hai chữ ‘hiếu liêm’ dường như khói mây, nắm chẵng được, với chẵng tới.
Khi con đường phía trước tưởng chừng vô vọng thì khởi nghĩa thắng lợi, Vu Vương Lạc Lương chỉ dùng ngăn ngắn nửa năm đánh tan ách đô hộ, đuổi đi Chu Phù.
Cát Kiệt bị thất bại nhiều lậm đạo cổ hủ, đã muốn ra giúp đời lại sợ này ngại nọ, kết cục phải đến lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức cho học trò du ngoạn lịch duyệt Âu Lạc-Lĩnh Nam thì Cát Kiệt mới hạ quyết tâm rời bỏ quê nhà, mang theo đệ tử Trương Khinh đến xin theo.
Bẵng đi mấy năm, Cát Kiệt trôi dạt đến tổng bộ Phu Văn Lâu ở Trường Sa, là một học giả xuất sắc trong mãng nho học và sử học, tài năng và đạo đức sáng ngời, rất được học sinh trọng vọng, ai quen biết cũng cho rằng Cát Kiệt sẽ trở thành rường cột trong bộ máy chính quyền tương lai.
Thế rồi cơ hội cũng tới, theo những diễn biến chính trị dẫn dắt bởi Giang Nam 3 minh hội và hiện nay là Đại Nam Đồng Minh Hội, chế độ quan lại cũ do chính quyền Lạc Dương và quý tộc Trung Nguyên dựng nên dần dần bị rút lui, kéo theo hàng loạt chỗ trống trên quan trường.
Cát Kiệt hăng say ứng thí, quyết tâm mang mũ quan vinh quy bái tổ, đón rước vợ con đến chốn nhà cao cửa rộng ăn sung mặc sướng, bù đắp lại những ngày cô quạnh đắng cay không chồng không cha.
Ai ngờ kết quả thật là thê thảm, Quận Thừa không thành công, Huyện Lệnh không thành công, Huyện Thừa không thành công, Chủ Bạ không thành công, thậm chí đến cả Thư Lại nho nhỏ quản lý thuế má của vài cái thôn, tổng cộng không tới 200 hộ dân, mà cũng sinh ra bất cập.
Có thể nói là một bụng kiến thức tuy nhiều nhưng năng lực ứng biến thực tế quá kém, nếu liên minh rập khuôn theo đường lối cai trị của Lạc Dương thì có lẽ một lão nho như Cát Kiệt sẽ còn có cơ hội nở mặt nở mày nhưng làm sao phương pháp chính sách ở đây quá khác lạ so với nho kinh miêu tả!
Nhiều lúc chính Cát Kiệt cũng tự hoài nghi bản thân mình xảy ra vấn đề gì, vì sao khi xưa làm thầy cải làng rất giỏi, đem quan huyện mắng xối máu đầu, bảo vệ bao nhiêu đồng hương thân bằng khỏi cảnh bóc lột đọa đày, vậy mà khi nay làm gì sai đó, chẵng lẽ thật sự không có số làm quan?
Tâm trạng chối bỏ bản thân ấy càng trở nên tồi tệ khi học trò Trương Khinh thăng tiến vùn vụt, trở thành một ngôi sao sáng trong chính trường của liên minh, chẵng mấy chốc đã vào chỗ quán xuyến kinh thương nghiệp toàn bộ quận Trường Sa, tiền đồ tương lai xán lạn vô cùng.
Cát Kiệt đâm ra nông nỗi bỏ bê công việc, cả ngày cà lơ phất phơ, cũng may nề nếp nho phong cố chấp cũng có cái tốt, chưa xa đà vào rượu chè tệ nạn bê tha.
Khoảng gần 2 năm trước, thì Phu Văn Lâu lại đẩy ra quy chế sát hạch định kỳ nhằm loại bỏ bớt một số thành phần mọt gạo rỗng ruột, chỉ ăn không làm, Cát Kiệt thất chí, tự đạp vỏ chuối, trở thành nỗi tiếc nuối cho hết thảy những ai quen biết ông.
Học trò Trương Khinh rất được Hoàng Thừa Ngạn cất nhắc, vốn có cơ hội quay lại quê hương Âu Lạc làm quan lớn, chủ đạo công cuộc khai thác phát triễn những vùng nông thôn đang đổi thay từng ngày, tích lũy chiến tích cho sự nghiệp sau này.
Thế nhưng gặp thầy mình mãi mê chán đời thì nặng lòng, thành ra bám mãi một chức tầm trung ở Trường Sa, vừa làm vừa chăm nom thầy.
Cát Kiệt sĩ diện hão, từ chối nhận sự giúp đỡ của Trương Khinh và bạn bè thân hữu, cũng không dám về quê gặp mặt già đình chòm xóm.
Trường Sa phát triễn kinh thương cấp tốc, ngành thực phẩm ăn uống được ưa chuộng số một, hàng quán mở ra ngày một nhiều, các chính sách ưu đãi miễn phí vung như mưa, chính là nguồn cứu đói của Cát Kiệt.
Tưởng rằng cuộc sống sĩ hèn kéo dài mãi, thế rồi một ngày tin dữ ập đến, học trò Trương Khinh tìm vào tận quán ăn chực vác Cát Kiệt lên xe ngựa về thẳng quê nhà, nơi người vợ tần tão mà Cát Kiệt chẵng hề dám gặp vừa đột ngột nhắm mắt xuôi tay, bỏ lại cô con gái nhỏ mới 8 tuổi bơ vơ một mình.
- ---------
Cát Hồng Hà là một cô bé ngoan, mặc dù từ khi bắt đầu có năng lực nhận tri thế giới thì chưa từng một lần được gặp cha nhưng cô bé chẵng một lần khóc nháo, hằn học, mà ngược lại, cô rất biết nghĩ cho mẹ.
Cát Hồng Hà phụ giúp việc nhà việc bếp từ khi biết đi biết đứng, vừa làm còn vừa tự học qua những chữ nghĩa được khắc khắp mọi nơi từ trong nhà ra ngoài ngõ.
Cô bé quý chữ lắm, bởi vì đó là món quà của cha cô để lại cho mẹ con cô, là thứ mà mẹ cô vô cùng trân trọng, cô bé nhớ có một lần mẹ mệt, ngủ gật lúc nấu nước, làm tém lửa lên vách thiêu cháy mất mấy chữ khiến bà đau lòng không thôi, mất ăn mất ngủ cả ngày mãi đến khi Cát Hồng Hà ép mình nhớ ra những chữ ấy rồi phục khắc lại thì mẹ cô mới hết vui lên.
Theo tuổi tác tăng dần thì Cát Hồng Hà cũng bắt đầu chen chân chen tay vào cả việc vườn việc đồng, rồi phụ giúp láng giềng những công việc lặt vặt trao đổi tình làng nghĩa xóm và một chút quà quê cho mẹ cho mình, thậm chí đôi lúc ngớ ngẫn để dành cho cha.
Kỳ thực dù thiếu thốn nhưng Cát Hồng Hà không hề giúp người vì thèm thuồng những thức cây nhà lá vườn ấy mà là vì mong ngóng được biết thêm hiểu thêm về người cha thần tượng qua lời kể bà con chòm xóm, thứ mà cô không dám hỏi mẹ vì sợ mẹ buồn, mẹ mệt.
Nếu như người mẹ hiền hậu là chiếc quạt mo thổi đi những trưa hè nóng nực, là vòng tay ấm che chở em khỏi những đêm đông giá rét, thì hình ảnh người cha là vầng thái dương trong lòng em, tỏa ánh sáng huy hoàng cao xa vời vời dẫn lối em tiếp tục hướng tới tương lai, là âm thanh của người anh hùng hào hiệp, thôi thúc em kiên trì nổ lực và sống đúng với đức nghĩa ở đời.
Chưa một đêm nào Cát Hồng Hà thôi vẽ chân dùng cha mình trong những giấc chiêm bao, một người hùng bước ra từ cổ tích, tỏa hào quang sáng chói sau lưng, đẹp hơn tiên thần và hơn cả những lời ngợi ca của xóm giềng.
Ngày học phủ Phu Văn Lâu mở ra phân bộ tại địa phương, Cát Hồng Hà lặn lội sương gió từ sáng sớm lên huyện thành xin học.
Phân bộ mới mở, kinh phí chưa nhiều, học bổng chẵng bao nhiêu, phần đông chỉ mang tính biểu tượng, duy chỉ có 3 suất khuyến học đặc biệt là Cát Hồng Hà ưng ý nhất.
3 suất học bổng đặc biệt này chia đều cho 3 nhóm tuổi, dưới 15, 15-25 và trên 25.
Yêu cầu cực kỳ khó khăn, dựa trên đánh giá hàng tháng, chỉ có người đứng đầu của nhóm tuổi mình mới được sở hữu nó.
Bù lại, học bổng đặc biệt này cực kỳ hào phóng, ngoài trừ bao ăn ngày 3 bữa thì sau 3 tháng liên tiếp cầm giữ sẽ được cung cấp một phòng nhỏ dùng trong 2 năm, càng quan trọng là được mượn sách về nhà đọc và có phát thưởng tiền định kỳ mỗi nửa tháng.
Cô bé nổ lực hết mình, ngay tháng đầu tiên liền giành suất học bổng đặc biệt của nhóm tuổi mình, lại lanh lợi lưu loát lấy được khen thưởng sớm từ học phủ nhờ lý do [3 tháng đầu không ai dùng phòng thì bụi bặm gián nhện mốc meo hết, thôi để con hỗ trợ bảo quản quét tước dọn dẹp mỗi ngày cho].
Rồi Cát Hồng Hà rước mẹ lên huyện ở cùng mình, mẹ cô ban đầu từ chối, cô bé phải khuyên mãi hứa mãi mới kéo bà lên được, và cô cũng làm tròn lời hứa của mình, chưa từng một lần đánh rơi vị trí của mình.
Hai mẹ con sống vui vẻ nhờ suất học bổng của cô bé và một phần công việc làm thêm nhẹ nhàng của mẹ cô, cho đến khi mẹ cô ngã xuống trong một cơn gió thu chiều.
Các thầy dạy y khoa ở Phu Văn Lâu lẫn những đại phu, thầy mo có tiếng trong vùng đều lắc đầu ủ rũ sau khi bắt mạch.
Hóa ra mẹ Cát Hồng Hà vốn tích bệnh trong người sau bao năm tần tão, trước là phụng cha cô học hành, giúp ông quán xuyến việc nhà việc đồng, sau lại một mình nuôi con nhỏ, không biết chịu đựng bao nhiêu thương tổn, trầm tích lâu ngày hợp lại sinh ra chứng nan y.
Cát Hồng Hà không tin, cô bé lật tung cả phân bộ của Phu Văn Lâu, xem hết y thư này đến y sách khác, truy tìm cả những kiến thức huyền môn huyễn hoặc, chỉ cầu tìm được một cơ may cho mẹ, cho mình.
Buồn thay, trong lúc vô tình Cát Hồng Hà đọc được một đoạn sách cổ cho rằng [Sự chấp nhất với hoài bão khát vọng và sự lo lắng cho những người yêu thương có thể kéo dài sự sống cho những ai đang bên bờ sinh tử. Ngược lại, cảm giác mãn nguyện, cảm giác an lòng lại khiến cho họ từ bỏ khát vọng sống và ra đi nhanh hơn...]
Những lời vô dụng này vốn bị Cát Hồng Hà quăng ra sau đầu để tiếp tục tra tìm phương cách cứu chữa cho mẹ, thế những sau khi mẹ cô trút hơi thở cuối cùng thì những lời ấy lại thành nổi ám ánh với cô bé trong một thời gian dài...
Asiana nghe Nguyễn Bảy phiên dịch xong câu chuyện này từ lúc chiều mà đến giờ khóe mắt còn rướm đỏ, có lẽ chiến binh Amazon không làm sắt đồng, dù sao thì ngoài việc là một chiến binh thì cô còn là một linh nữ của Chúa Trời.
Bard ngược lại, rất biết dỗ trẻ, miệt mài xung phong đem ra những kiến thức đó đây và tài năng văn nghệ của mình để mua vui cho tụi nhỏ.
Đám nhóc con đam mê khám phá thế giới muôn màu, cứ giành nhau đòi nghe kể chuyện.
Đứa thích nghe về những công trình kiến trúc uy nghi lộng lẫy, Bard kể cho nó về kim tự tháp ngàn năm bất hủ trong gió cát, về ngọn hải đăng chiếu sáng Địa Trung Hải, về khu vườn dẫn nước lên cao tưới trăm ngàn hoa cỏ thu thập từ khắp miệt Ba Tư,...
Đứa thì thích nghe về những chuyến phiêu lưu mạo hiểm, Bard chọn lọc những phân đoạn ly kỳ trong sử thi Odýssia và Iliás, lại kết hợp thêm những gì bản thân trãi qua trong chuyến hành trình của mình, xen lẫn những tình ca lãng mạn, những khúc quân nhạc hào hùng, những mẫu đồng thoại hóm hỉnh.
Thế rồi dần dần thần lan tới thoại Hy Lạp, Ai Cập, thậm chí cả cổ sử Do Thái và Thiên Trúc cũng được mang ra khi có sự gia nhập của Asiana và người phiên dịch Nguyễn Bảy.
Phải, chỉ khổ cho Nguyễn Bảy, hắn dần dần nảy sinh trong đầu ý tưởng thu phí phiên dịch.
Có lẽ ý tưởng ấy sẽ là khởi nguyên cho một hoặc nhiều chuyên ngành sống động trong nền kinh tế của liên minh sau này cũng nên!
Tuy Nguyễn Bảy mệt rã mồm nhưng nhìn thấy bọn nhỏ luôn trong tâm trạng vui tươi hớn hở thì hắn cũng mừng thay.
Nhất là Cát Hồng Hà, bọn người đi tìm cả buổi chiều đến qua ăn tối vẫn chưa phát hiện được người cha đi lạc của em.
Các trường hợp báo cáo trẻ đi lạc mà đội trị an và thành vệ quân nhận được đều không trùng khớp, cứ như thể cha của Cát Hồng Hà còn chưa nhận ra vấn đề vậy
Những mô tả ít ỏi của em về cha cũng không đủ để lũ chim chóc của bà lão họ Phạm giúp em tìm được ông.
Mà nói thật thì nghe em mô tả, lắm lúc Nguyễn Bảy tưởng cha em có bệnh trong não, gì mà lê lết vật vờ trên đường phố như người không hồn, gì mà chầu chực ở những quán ăn mới mở để xin cơm khuyến mãi, siêu cấp nhất là rước con gái tới Trường Sa gần 1 năm mà chưa từng một lần dẫn nó về nhà, cũng chưa từng một lần lết xác tới Phu Văn Lâu thăm nó để đến bây giờ con bé còn không biết nhà mình ở đâu.
Hắn không tài nào hiểu nổi làm sao cô bé nhỏ xíu này có thể sống được với một người cha như vậy.
Nguyễn Bảy bực bội, Lý Năm lại hiểu, năm ngoái Khăn Vàng khởi nghĩa, tuy chiến trận không lan đến liên minh nhưng Hoàng Thừa Ngạn lại mượn cớ tiễu trừ một vài thành phần giang hồ bất hảo bao gồm cả Ô Giang hội, các thành phố lớn thường hay xảy ra rượt bắt và giao đấu quy mô nhỏ lẽ kéo dài đến tận khi Hoàng Hùng trở về mới giảm bớt.
Mặc dù Nhân Dân Tự Vệ Quân bám sát phương châm ‘vì dân mà cẩn thận’, đặt tính mạng con người lên hàng đầu nên chưa tạo ra thiệt hại nhân mạng cho người vô tội, nhưng hao tổn tài sản và ảnh hưởng tâm lý lại khó mà tránh khỏi.
Cha của Cát Hồng Hà có lẽ cũng vì thế mà để cô bé ở hẵn trong khu ký túc của Phu Văn Lâu, nơi mà hầu hết mọi người bình thường đều cho rằng là an toàn hơn vì rời xa chốn thị phi.
Thấy trời cũng đã tối muộn, Lý Năm tặc lưỡi đưa ra đề xuất tạm thời:
“Đêm sâu gió lạnh.
Mọi người dừng nghỉ chân dùng chút đồ ấm nóng cho lại sức đã.
Bảo vệ thân thể quan trọng hơn.
Xong rồi tính gì thì tính”
Bà lão họ Phạm gật đầu xưng phải:
“Uhm!
Chuyện còn lại để đội trị an và thành vệ quân lo.
Không được nữa thì kéo Tự Vệ Quân vào cuộc chứ cứ đi lang thang nhừ vầy không phải cách”
Nguyễn Bảy chèn thêm:
“Vậy thôi ăn uống rồi đưa bọn nhỏ về nhà ngủ.
Hồng Hà cũng phải có chỗ nghỉ ngơi”
Đám nhóc nghe thế xụ mặt ríu rít gọi:
“Đêm Trung Thu mà ngủ cái gì?”
“Còn Hà đại tỷ thì sao?”
“Nhân Dân Tự Vệ Quân bận bắt người xấu mà?”
“Đúng rồi! Phải tìm ba cho Hà đại tỷ đã!”
“Chúng ta chính là đội Tự Vệ Quân nhí!”
“Phải phải phải! Nhân Dân Tự Vệ Quân bắt người xấu! Đội Tự Vệ Quân Nhí tìm người đi lạc!”
Nguyễn Bảy nói cả buổi chiều mỏi mồm vã hết nước miếng, đâu có sức chống chế bọn nhóc này.
Chính chủ Cát Hồng Hà lại chống nạnh giải vây cho hắn:
“Nghe lời, đi về ngủ đi!
Bổn cô nương tối nay đi khách sạn ngủ một mình.
Ta không có mít ướt, sợ ma, tối ôm má ngủ như tụi bay!”
“Ai mít ướt!” “Ai sợ ma!” “Ai tối ôm má ngủ!”
“Không phải thì tối nay chứng minh đi.
Mai ta đi hỏi phụ huynh từng đứa!”
- Cát Hồng Hà cười gian.
Quả nhiên đám nhóc sập bẫy:
“Hừ! Mời Hà đại tỷ luôn! Mai ai không tới là con rùa!”
Mẹo ca buồn cười nhưng ráng nín để không vạch trần Cát Hồng Hà, rồi giơ lên ngón út hỗ trợ:
“Ngoắc ngoéo”
Đám nhóc thấy vậy cũng dồn dập giơ lên ngón út.
Cát Hồng Hà tặng Mẹo ca một ánh mắt khen thưởng rồi ngoắc ngoéo từng đứa.
Xử lý xong lũ nhóc, cô bé quay sang cười với đám người lớn trong tư thế chị đại thành công.
Lý Năm bật cười rồi chỉ về phía một khúc cua dẫn đến sông nội thành:
“Ai muốn uống trà ngọt trước khi đi ngủ nào?!”
(P/s: chương này đào vài cái hố, là một số vấn đề hiện hữu ở liên minh hiện tại.
Qua mấy chương tới lượt Hoàng Hùng lấp hố)
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT