(P/s: Có đọc giả nêu ý kiến rằng nhân vật người Hán thì nên nói theo phong cách Hán cho nó đỡ gượng.
Tác lấy chương này và chương sau làm thí nghiệm!
Nếu không ổn thì thôi miễn gặp lại!)
Nắng lên cao chiếu thu vàng rực, tiếng nói cười hắt những mái hiên.
Thành Trường Sa nhiều lầu cao, một số là tài sản riêng của những gia đình giàu có, nhưng phần đông lại là chốn kinh doanh nhộn nhịp như khách sạn, quán ăn hoặc kiêm cả hai.
Nếu có ai hỏi ở quận thành Trường Sa hiện giờ lĩnh vực nào buôn may bán đắt nhất thì cánh thương buôn sẽ không ngần ngại trả lời rằng ấy là nghề mở cửa đón khách nghỉ chân.
Cứ nhìn khung cảnh chung quanh mà xem, từ chập nắng gắt thì đường cũng thưa, nhưng người ta không phải đi về nhà, mà là đi tìm nơi ăn uống nghỉ ngơi giữa ngày bên bạn bè đồng nghiệp.
Tại các hàng quán, kẻ ra người vô nườm nượp, bàn ghế chẵng trống được quá nửa phút, cánh nhân viên phục vụ dẫu thạo việc đến đâu, thoắn chân liền tay đến đâu, cũng cứ phải tất bật liên hồi.
Đám thực khách vừa dùng bữa vừa bàn tán nói cười rôm rã. Các câu chuyện từ 8 phương trời, lịch sử cổ đến thời sự nay được kẻ ra nam vào bắc bàn tụng rôm rã. Âm thanh của sự đông đúc và đa dạng dội tưng từ mái hiên của khách sạn này sang lầu cao của quán ăn khác. Dưới đường dù đã vắng người vì nắng gắt nhưng không khí phố phường vẫn chưa từng tắt cuộc tưng bừng.
Cảnh tượng ấy không chỉ khiến cho Asiana và Bard bỡ ngỡ ngạc nhiên mà đến cả ‘người địa phương’ Nguyễn Bảy cũng thổn thức không thôi vì sự đổi thay của Trường Sa.
Dân thành phố thấy ‘hai lúa’ mắt to mồm tròn thì hí hửng tự hào:
“Trường Sa hiện nay ước tính có gần 500 ngàn người.
Tốc độ phát triễn cực nhanh, ruộng nương vùng ngoại ô hầu như đã thay đổi công dụng, hoặc thành xưởng thủ công, hoặc thành học phủ, hoặc thành kho bãi tập kết xe ngựa và hàng hóa.
Người quá đông mà không có nông nghiệp tự cung tự cấp, thành thử nhà hàng, khách sạn, quán ăn tự nhiên hút khách.
Cũng may phương nam nhiều năm được mùa, tai nạn hiếm thiếu, Đông Hải Thương Minh tích cực luân chuyển mua bán trao đổi, ổn định giá lương thực.
Nếu không thì bình dân chỉ sợ không trả nổi tiền sinh hoạt chớ đừng nói vào quán ăn hàng”
Một bầy nhóc con chớp thời tung hô:
“Mẹo ca chân ngôn sáng đời!”
“Mạo thúc thúc có tầm nhìn xa trông rộng, từ sớm nhìn ra cơ hội đầu tư kinh doanh, lại thường giảm giá ưu tiên cho trẻ con và người lớn tuổi, tài đức vẹn toàn, là tấm gương của thương nhân tân thời!”
“Đúng vậy! Đúng vậy! Trường Sa sau Tỵ (sau 11h trưa) không hàng trống!
Nếu không có Mạo thúc và Mẹo ca thì chúng ta chỉ sợ chen không ra chỗ ngồi!”
Đại ca đất phố khoanh tay nhoẽn miệng cười:
“Chuyện!
Không phải lo, đối diện cũng chuẫn bị bán cho nhà ta, cách đây mấy ngày cha ta đã dẫn ta đi gặp ông chủ bên kia thương lượng.
Không ăn bên này thì qua bên kia, lo gì!”
“Nhưng mà quán ăn nhà Mẹo ca là ngon số dách, ăn vô là ghiền, đi chổ khác tau ăn không vô!”
“Ừa!
Nhớ Mẹo ca từng nói đội bếp trong quán đều là bậc tông sư, Mạo thúc hành thương nhiều năm, ra nam vào bắc, đi tây về đông, từ 4 phương trời mời về đây, bao nấu đặc sản mọi miền!”
Mẹo ca đã sảng, mũi trỏ lên trần nhà, cười với con thằn lằn:
“Hahaha!
Chờ đi, qua mấy bữa nửa bên kia đổi chủ thì tự nhiên cũng thay dàn đầu bếp và thực đơn.
Đến lúc đó, ta mời mọi người thưởng lãm không khí mới”
Asiana và Bard gặp đám nhóc hào hứng thì níu Nguyễn Bảy đòi phiên dịch.
Còn ở một bên Asiana, cô bé mà bố bị lạc thì đang ngồi trong tư thế chị đại, nhìn đám nhóc cười mỉm:
“Sai!
Dân số thành Trường Sa hiện giờ là 726 ngàn người.
Nội thành 485 ngàn, ngoại thành 241 ngàn.
Đồng thời, dân số sẽ chỉ càng ngày càng hướng ra ngoại thành.
Giá san nhượng tiệm ăn bây giờ cao chót vót nhưng tiền cảnh sau này chưa chắc đảm bảo.
Hiện giờ mở rộng kinh doanh trong thành khả năng lỗ vốn rất cao.
Còn không bằng ra ngoài thành tìm nơi giao lộ hoặc quang cảnh đẹp mà đầu tư”
Đại ca nghe chị đại nói thế thì sáng mắt như gặp đồng chí, vừa khảy nhẹ bàn vừa cười nhẹ:
“Xem bộ cũng là người từ đông nam đến.
Không biết nữ sinh đây đang theo học phủ nào?”
Nguyễn Bảy nghe ngóng rồi hướng mắt về phía Lý Năm, người sau hạ giọng nói nhỏ vào tai thằng em để tránh xen vào cuộc hơn thua của đám nít ranh:
“Ngươi cũng biết công tử chú trọng giáo dục và thực nghiệp thế nào.
Sau thành công của Phu Văn Lâu trong việc sử dụng giấy, 2-3 năm trở lại đây, các phe các phái bắt đầu nảy sinh ý tưởng xây trường học để đào tạo nhân tài cho riêng nhà mình.
Tương tự, ngành kinh thương và sản xuất thủ công cũng vậy.
Để hạn chế dân số tập trung vào thành, rất nhiều cơ cấu hạ tầng có tính hút dân cư được dời ra ngoại ô, phân vùng xây dựng theo mục đích riêng, gọi là đặc khu.
Trong đó thì đặc khu đông nam vừa có núi rừng lại có hồ nước, được ưu ái dành cho việc giáo dục.
Các trường đào tạo học sinh và cơ sở nghiên cứu lý thuyết đều phải xây dựng tại đây.
Mọc lên như nấm, mỗi ngày một nhiều!
Giá đất bên kia so với trong thành không thấp hơn bao nhiêu”
Trong lúc hai tên đàn ông chau đầu ghé tai, cuộc chiến của đôi trẻ vẫn đang tiếp tục.
Cô bé chị đại hồn nhiên lôi ra một tấm thẻ gỗ đặt lên bàn, tấm thẻ này hình chữ nhật, 4 góc mài tròn nhẵn đều đặn, bề mặt tấm thẻ khắc ấn một tòa tháp, đường nét tinh xảo sắc nét, màu sơn sáng lóng lánh như hổ phách.
Cô bé lại thoắn lật tay đổi mặt thẻ, 3 ngón che mất một phần hình khắc, chỉ đoán được là một cuốn sách đang mở ra, ở phần bị che lại dường như có chữ, chỉ là che mất 9 phần, đoán cũng không được.
“Phu Văn Lâu!”
Lão đại, hoặc phải nói là lão tổ của trường học!
Mặc dù so tuổi tác thì Phu Văn Lâu cũng chỉ hơn các trường học khác vài năm thôi nhưng nó mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là ngọn cờ đầu, là khởi nguyên cho ý tưởng mở trường dựng lớp, nếu như không có Phu Văn Lâu đi trước mở đường thì cũng chẵng có người nối bước theo sau mà lập nên các cơ sở giáo dục công khai khác.
Thậm chí, viện trưởng và đội ngũ giáo viên hiện giờ ở các trường khác hầu như đều có dây mơ rễ má với Phu Văn Lâu, hoặc là học giả thành viên, hoặc là học sinh tốt nghiệp.
Mẹo ca, rất đáng tiếc, không phải học sinh của Phu Văn Lâu, nhưng hắn không vì thế mà nể sợ cô bé kia, ngược lại, chuyện này càng kích thích tính háo thắng.
Mẹo ca thu lại vẻ kênh kiệu, mở giọng lạnh nhạt:
“Hóa ra là học sinh của Văn Lâu”
Sau đó cũng lấy ra một tấm thẻ hình thoi đặt trên bàn, tấm thẻ không sơn màu hổ phách mà sơn màu trắng bạc, ở giữa khắc ấn 3 đồng tiền vàng chồng lên nhau trông như cỏ 3 lá úa màu.
Mẹo ca ngực ưỡn cao, âm thanh dõng dạc:
“Kim...”
Nguyễn Bảy chẵng hiểu sao bật thốt lên:
“Kim Tiền Bang?”
Hắn nhớ ngày xưa ở Lạc Dương gặp qua một toán du đảng ở khu ổ chuột, lão đại sau màn là một thương nhân có máu mặt, chuyên buôn nhân khẩu và đồ cổ nghe nói trộm từ trong mộ ra.
Thương hội kia gọi là Kim Tiền thương hội, thường thường lấy 3 đồng tiền làm ám hiệu trao đổi với đám du đảng tay sai.
Đám người nghe Nguyễn Bảy nói thì ngây người, sau đó che miệng cười nức nở.
Mẹo ca đỏ mặt nhưng ngực vẫn ưỡn cao, chỉ là khí thế nhã ra có phần thuyên giảm:
“Bớt giỡn được không?
Là Kim Ngân Học Viện!”
Nghe cái tên này, ngoài bà lão họ Phạm và Lý Năm thì ai nấy đều ngơ ngác như thể vừa thấy cái gì từ trên trời rơi xuống vậy.
Mặt của Mẹo ca bắt đầu mếu, ngực hơi hóp lại, hắn thề là hắn đã góp ý nhiều lần nhưng không thể thay đổi được quyết ý của đám cha chú trong vấn đề này: “Đã nói rồi! Thật là mất mặt!”
Lý Năm không đọc được ý nghĩ của đứa nhỏ này nhưng hắn ngẫm lại dù sao mình hôm nay được ăn chực, cũng nên giúp chủ nhà giải vây:
“Kim Ngân Học Viện do hơn mười thương hội cỡ vừa và lớn hùn vốn thành lập vào đầu năm nay.
Khác với các học viện khác phần lớn noi theo lối xưa cách củ của Phu Văn Lâu.
Kim Ngân Học Viện chỉ chuyên đào tạo duy nhất một ngành là thương nghiệp.
Thừa Ngạn công từng tự mình tham dự lễ khai giảng đầu tiên, cũng khen tặng Kim Ngân Học Viện là dũng sĩ tiên phong trong công cuộc cải cách giáo dục.
Nghe nói lãnh tụ cũng coi việc thành lập các học viện chuyên ngành là điểm sáng, nó trở thành đề tài bàn thảo chính của Hội Đồng vào kỳ hội nghị vừa qua”
Tiếng cửa miệng thì tắt nhưng tiếng trong lòng thì vẫn còn: “Chủ yếu là phải tìm vài đề tài làm bình phong cho Lưu mập mạp nhìn. Không biết tên kia sẽ cho rằng công tử muốn bán vật liệu xây dựng hay là bán sách”
Mẹo ca được tiếp sức, tinh thần lập tức sung mãn trở lại:
“Cảm ơn tiên sinh nói lời công bằng!
Học viện của ta có liên kết với mấy chục thương hội và hàng trăm cở sở kinh doanh khắp Kinh Sở, Dương Ngô và Lĩnh Nam Âu Lạc.
Học sinh không chỉ được đánh tạo cơ sở toán học vững chắc còn được học kiến thức chuyên ngành và thực hành áp dụng từ sớm.
Thừa Ngạn công khi trước không chỉ khen tặng ý tưởng thành lập trường mà cả phương thức giáo dục cũng rất được ngài quan tâm chú trọng, cho rằng mô hình vừa học vừa làm của học viện ta cực kỳ thiết thực, sẽ mang lại hiệu quả cao”
“Xì Háháháhá!”
Tiếng cười chứa đầy chế nhạo như mưa tên bay đến theo tiếng bước chân rầm rầm.
Thực khách quay sang nhìn, chỉ thấy một nhóm người đang tiến lại gần từ hướng cầu thang đi xuống tầng dưới.
Kẻ cầm đầu là một thanh niên da trắng mắt sáng, tóc búi cao, tay cầm quạt lụa thêu thơ vẽ hạc xòe ra phe phẩy, bước chân phiêu dật, phong thần tuấn lãng không ai bằng, ngoại trừ hai hàng ria mép để nhọn hoắc nhìn có chút phá tướng.
Đám đằng sau thì cao to đen, hôi hay không không biết nhưng chắc chắn là chẵng tốt lành gì, bước đi hùng hổ dọa người, tựa như muốn dẫm sập sàn nhà vậy.
Mẹo ca nhíu mày, bụng thầm lo có vấn đề, chỉ sợ là ỷ tiền ỷ thể đi dành chỗ ngồi.
Từ khi danh tiếng của nhà hàng mình lan rộng, loại hiện tượng này cũng bắt đầu xuất hiện, ngặt vì hành vi như vậy chưa tính phạm luật cho nên nhà hàng chỉ có thể tự mình giải quyết.
Quả nhiên chạy trời không khỏi nắng, tên to con đứng ngay sau vị công tử nhà giàu kia mở giọng oang oang:
“Tầng này hôm nay công tử ta bao trọn.
Ai không phận sự mau mau rời đi!
Công tử nhà ta muốn yên tỉnh!”
Tiếng Hán, âm sắc vùng Dương Từ, không biết đơn thuần là mãnh nhân Đan Dương được thuê làm hộ vệ, hay là vị công tử kia cũng đến từ xứ ấy.
Một nam thực khách bật cười:
“Muốn yên tỉnh thì vào nhà vệ sinh công cộng mà ngồi!”
“Đang ăn! Mất lịch sự!”
Thực khách ấy lập tức bị bạn nữ cùng bàn véo má bảo im.
Nhưng lời trêu đùa cũng kịp gây nên hưởng ứng từ mọi người, tiếng cười giòn vang cả tầng lầu.
Đám to con bị cười nhạo ghét bỏ không những không đỏ mặt mà còn nhe răng trợn mắt đối chọi lại.
Tuy hầu hết thực khách đều không ăn quả sợ này nhưng cũng có vài người lắc đầu chán nãn, đứng lên chuẫn bị rời đi, lựa chọn tránh voi chẵng xấu mặt nào.
Mẹo ca lúc này đứng ra:
“Xin mọi người bình tĩnh.
Con là con trai của ông chủ nhà hàng.
Vừa hay mời bạn bè đến ăn bữa cơm.
Chưa từng nghe phục vụ viên nói tầng này có người bao trọn”
Nói rồi hướng về phía vị công tử kia cười nói:
“Nhà hàng nhà ta không có tục lệ bao trọn tầng.
Chỉ có bao sương ở tầng 4 dành cho khách nhân đặt từ trước.
Có lẽ có hiểu lầm hoặc sai sót nào đó ở bộ phận đặt phòng và tiếp đón.
Không biết vị công tử này tên họ là chi để ta đi hỏi lại nhân viên tiếp đón?”
Gã công tử không đáp lại mà vẫn giữ nụ cười đểu trên môi.
Tên đô con đằng sau nhìn mặt đoán ý:
“Tiểu tử ngông cuồng!
Quý danh của công tử nhà ta không đến lượt tiểu tử con buôn như ngươi được hỏi thẳng.
Tầng này công tử bao trọn, không nói nhiều, mọi người đi xuống!”
Mặc dù âm sắc địa phương khản đặc nhưng kết hợp với thái độ cũng đủ để Asiana đoán được 7-8 phần 10 câu chuyện.
Nàng đang muốn đứng ra thì bị Nguyễn Bảy đặt tay lên vai kéo lại lắc đầu.
Thân phận bọn họ nhạy cảm, vấn đề này còn nằm trong phạm vi dân sự, chưa đến thời điểm chen vào, chí ít cũng phải đợi hành vi phạm pháp xuất hiện mới được, nếu không thì khó mà ăn nói với công tử.
Khác với vẻ mặt ngưng trọng của Nguyễn Bảy, thái độ của bà lão họ Phạm và Lý Năm rất bình ổn, dường như đã quen với mấy chuyện tương tự.
Nhất là bà lão, bởi bà rất tin vào năng lực ứng biến của đứa nhỏ kia, mặc dù nó không có võ nhưng mưu mẹo y hệt như tên nó vậy, tuy bà đã nửa về hưu giải nghệ nhưng lấy thân phận của bà thì không phải người bình thường có thể tiếp xúc thân quen được.
Quả nhiên, Mẹo ca thấy đám này không chịu nói lý thì cũng tắt ý nghĩ dàn xếp theo lẽ thường:
“Nhìn bộ dáng khôi ngô tuấn tú mà đến cái tên cũng không dám nói ra.
Chẵng lẽ sợ ai gây hại?
Xin yên tâm, lúc nãy đi ngang qua tầng 2 thì ta có thấy Phùng đội phó.
Mặc dù hiện giờ đang nghỉ trưa ăn cơm nhưng thiết nghĩ Phùng đội phó công tư phân minh, nếu như các vị có oan khuất khó khăn gì cứ trình báo”
Mấy vị khách vừa đứng lên, nghe thấy 3 chữ ‘Phùng đội phó’ thì đều thở dài nhẹ nhõm ngồi lại vào bàn.
Bọn họ kỳ thực không tiếc tiền, có thể lên đến tầng 3 này ngồi ăn đều không phải kẻ thiếu tiền, vả lại cho dù đám ác khách kia không bồi thường thì các nhà hàng quán ăn khi gặp tình cảnh này cũng đều sẽ tự chủ trả lại tiền cho khách, thậm chí phát phiếu ưu đãi để giữ danh tiếng.
Bọn họ chủ yếu là tiếc khung cảnh, tiếc bầu không khí, lo ngại nếu lỡ xảy ra tranh chấp đánh nhau thì bị vạ lây.
Nhưng bây giờ biết được đội phó đội trị an của tiểu khu này dùng cơm ở tầng dưới thì ai nấy đều an tâm, thách cha đứa nào dám lẫy lừng vào đây.
Đừng nói là quá giang long từ Dương Ngô tới, cho dù là địa đầu long như con cháu Hoàng, Thái, Khoái, Bàng cũng sẽ không chọc vào trị an.
Cách đây 2-3 năm, thời điểm đội trị an mới thành lập không lâu, để lập uy vọng, không ít công tử tiểu thư ăn chơi phá của bị răn đe nặng tay, nghe nói Thái thị xuýt nữa vì một thằng quậy trong nhà mà phải ăn thua đủ với đội trị an, Thái Thú quận Trường Sa và Thứ Sử Kinh Châu đều bị lôi vào cuộc.
Kết quả thế nào không rõ ràng chỉ biết tên công tử phá làng của nhà họ Thái đã lặn mất tăm, từ đó đến nay chẵng còn xuất hiện bóng dáng hắn tại Trường Sa nữa, những cô chiêu cậu ấm khác cũng bị gia tộc mình lấy đó làm gương răn dạy.
Chỉ là sự an ổn này cũng không duy trì được bao lâu, gần đây, theo sự thành lập của Đại Nam Đồng Minh Hội, Trường Sa ngày càng khẳng định vị thế trung tâm chính trị của mình, dân tứ xứ đổ về nườm nượp, người nhiều thì tạp, mấy chuyện bức xúc khó chịu cũng nảy sinh trở lại.
Cũng may, đội trị an chưa từng chùn tay, cho dù là cao thủ trong chốn giang hồ hay kẻ có gốc gác, người nhà của thành viên Hội Đồng đều không ngoại lệ.
Quả nhiên, tay công tử nọ nghe nói tầng dưới có quan trị an thì lập tức nhíu mày sau đó gấp quạt lại rồi vỗ đều vào tay mình, nhìn hắn như phong thái bình thường nhưng bà lão họ Phạm, Lý Năm và Nguyễn Bảy lại mỉm cười vì họ có thể nhận ra rằng tay này đang tự trấn an mình bằng một thói quen bản năng.
Tay công tử nọ lấy lại nhịp thở đều đặn sau một 3 tiếng gõ quạt, mặc dù trên miệng vẫn treo đường cong đểu cán bất biến nhưng lời nói không còn mang âm điệu chế nhạo khinh người như tiếng cười của hắn lúc ban đầu:
“Vị tiểu lão bản đây ăn nói lanh lợi khôn khéo.
Chẵng hay có phải là cao tài sinh của Phu Văn Lâu?
Tại hạ xuất thân Ngô Quận, nhưng từ nhỏ đã được Thái Thú tiến cử vào Thái Học.
Ngặt vì kiến thức trăm năm Thái Học bác đại tinh thâm, ta tuy bỏ ra mười mấy năm đèn sách cũng còn chưa được một phần, không dám dễ dàng về quê làm mất mặt gia đình.
Mấy năm nay nghe nói phương nam có Phu Văn Lâu là nhân tài mới nổi, tại hạ rất ngưỡng mộ chi.
Tiếc là khi ta muốn vinh quy xóm làng thì lại gặp loạn đảng Khăn Vàng hoành hành, chỉ đành xót xa chờ đợi ánh sáng triều đình mở lối hồi hương.
Gần đây nghe lời khuyên bảo của Hứa Văn Hưu tiên sinh (Hứa Tĩnh), lại được Bản Sơ Tướng Quân (Viên Thiệu) giúp đỡ, mới gấp gáp trở về thăm nhà.
Vốn dĩ cho rằng không có thời gian thăm thú Phu Văn Lâu thật là đáng tiếc.
May sao định ăn một bữa cơm qua quýt, lại gặp được cao tài sinh của Phu Văn Lâu.
Thật là hạnh ngộ, hạnh ngộ!
Hahahaha!”
Âm điệu của tay công tử nọ tuy ôn tồn nho nhã nhưng câu chữ thì như bày binh bố trận, vừa khoe thân thế, lại biểu học thức dương quan hệ, còn không ngừng châm chích ám chỉ Phu Văn Lâu non nớt, phương nam quê mùa, thua kém Thái Học, thua kém Lạc Dương.
Phương nam giáo dục phát triễn tuy còn mới nhưng phổ quát, trong đám thực khách không thiếu người nghe ra lời móc xỉa giấu trong tiếng cười.
Thậm chí càng có thực khách đến từ vùng Ngộ Quận buồn bực vỗ đùi hô to gọi nhỏ mất mặt, không xứng là con em đất Ngô, nói cả buổi vẫn giấu đầu cuộn đuôi.
- --------
Quote chương này chương sau, vốn là 1 chương mà dài quá cắt đôi:
“…I hear babies crying, I watch them grow.
They’ll learn much more, than I’ll never know.
And I think to myself [ What a wonderful world! ]
Yes! I think to myself what a wonderful world!”
- [What a wonderful world] by Bob Thiele (as George Douglas) and George David Weiss.
“…Kìa lũ bé con cất tiếng khóc chào đời, tôi thấy chúng lớn lên.
Chúng sẽ học hỏi được thật nhiều, nhiều hơn những gì tôi chẵng bao giờ chạm tới.
Và tôi tự nhũ với lòng rằng thế giới này sao mà kỳ dịu!
Phải! Tôi thấy thế giới này thật kỳ dịu!”
- DỊCH BỪA lời bài hát [What a wonderful world] của Bob Thiele (bút danh George Douglas) và George David Weiss.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT