Tôi bay trên chiến Boeing 707 khổng lồ của Hãng PANAM trên đường New
York - Paris. Ngồi bên tôi là một gã người Pháp hay chuyện. Khi biết tôi là người Mỹ gốc Việt thì anh ta tuôn ra một tràng những hiểu biết của
anh về Việt Nam.
- Ôi đó là một đất nước nhiệt đới quanh năm cây cỏ xanh tươi,
đất đai màu mỡ, giàu tài nguyên lại có một vùng ven biển dài và những
phong cảnh đẹp. Nó lại nằm ngay bên tuyến giao thương nhộn nhịp của Á
châu, một vị trí có tầm chiến lược quan trọng khiến các nhà quân sự của
nhiều cường quốc để mắt đến.
- Ông đã tới đấy bao giờ chưa?
- Tôi chưa tới lần nào nhưng cha tôi đã chiến đấu dưới quyền
thiếu tá Bijar ở Điện Biên Phủ. Ông may mắn bị bắt làm tù binh và thoát
chết trở về! Tôi ra đời sau cuộc chiến Việt - Pháp, mọi chuyện đều nghe
ông kể lại. Ông khuyên con cháu không nên đến cái miền đất lắm mê cung,
đầy ma quỷ đó làm gì. Nó là tấm bia vĩnh hằng ghi lại nỗi ô nhục trong
cuộc đời binh nghiệp của ông! Trước khi nhàm mắt về thế giới bên kia ông vẫn còn nhắc lại cơn ác mộng đó?
- Ông ấy là người cố chấp và định kiến. Việt Nam là người chiến thắng. Người thắng thường rộng lượng, dễ dung tha, bỏ qua chuyện cũ.
Người thua ôm mối hận thất bại, hay thù dai.
- Đúng thế! Hi vọng một ngày gần đây tôi sẽ sang thăm quê hương ông. Nhưng bây giờ ông là người Mỹ rồi. Chắc ông cũng là người chống
cộng?
- Dù khác biệt ý thức hệ, tôi vẫn luôn yêu quý nhân dân và đất nước mình. Tôi đang bay về Việt Nam đây!
- Ô! Chúc ông có chuyến hành trình tốt đẹp ông có dừng lại ghé thăm Paris không?
- Thưa không. Tôi chỉ dừng ở phi trường De Gaul để chuyển máy bay thôi. Đợi khi về tôi sẽ xin quá cảnh nước Pháp ít ngày!
- Thật tiếc, chúng ta chỉ còn ngồi bên nhau vài tiếng nữa thôi! Xin lỗi, ở Mỹ ông làm nghề gì?
- Ký giả! Tôi là phóng viên một tờ báo tiếng Việt Còn ông?
- Tôi là công chức của IEC, chuyên gia về năng lượng hạt nhân.
Anh ta nói một hồi về những vấn đề kĩ thuật mà tôi không am
hiểu. Đến Paris chúng tôi chia tay nhau ở sân bay De Gaul. Những chuyến
bay xa có ông khách mau miệng thích chuyện gẫu cũng đỡ buồn. Tiếc là anh ta đã đến đích sớm hơn.
Từ Paris đi Bangkok tôi chuyển sang máy bay của Air France. Tôi ngồi hàng ghế giữa, vắng khách, thừa hai chỗ. Đầu bên kia là một thiếu
phụ da vàng. Khi máy bay cất cánh cả hai cùng nhìn hàng ghế trống và
luồng nhỡn tuyến đã giao nhau, chúng tôi mỉm cười làm quen. Nàng sán lại gần tôi.
- Chào ông!
- Chào bà!
Thiếu phụ nhún vai cải chính.
- Mademoiselle Rosanna!
- Chào cô Rosanna! Tôi là Mc Gill. Hân hạnh được làm quen cô.
- Tôi có thể nằm đây? - Cô hỏi và chỉ xuống hai chiếc ghế trống.
- Vâng chắc chắn thế. Không thể có thêm hành khách lúc này. Ít nhất đến Dubai mới có người lên máy bay.
- Hai giờ nữa đến lượt ông!
- Cảm ơn.
Cô ta gập càng ghế rất gọn gàng nhanh nhẹn chứng tỏ người này
hay đi máy bay đường dài. Cô ta nằm lăn ra, đầu quay về phía tôi và ngủ
rất nhẹ nhàng vô tư.
Mãi tới khi chiêu đãi viên hàng không đẩy xe đồ uống đến mời
chào cô mới thức dậy. Tôi uống li cà phê còn Rosanna yêu cầu pha cốc
rượu đúng theo công thức cô chỉ dẫn. Uống xong cô lại làn ra ngủ tiếp.
Một giờ sau nữ tiếp viên hàng không đẩy xe thức ăn đến mời bữa chính
Rosanna mới choàng dậy. Cô yêu cầu một thực đơn khẩu vị Pháp. Cô ăn uống ngon lành và ngồi sán lại bên tôi bắt đầu hỏi han gốc gác của tôi.
- Tôi là người Mỹ, sống ở Cali, nhưng gốc là người Việt tị nạn.
Cô cười ré lên vẻ thích thú.
- Thì ra đều là nòi "An Nam Mít" cả. Đi bên nhau gần nửa vòng trái đất không nhận ra đồng chủng.
- Tóc cắt ngắn, mắt một mí, váy Thượng Hải... trông cô tôi cứ tưởng là một tiểu thư Tàu.
- Anh tinh mắt đấy! Là dân Chợ Lớn nghe ông bà kể lại em cũng
có chút gốc gác Tàu. Đến các nước khác em cố tăng cái chất Tàu lên để dễ làm ăn. Dù là Tàu Vàng, Tàu Đỏ, Tàu Trắng, Tàu Xanh... khi đã ra nước
ngoài họ đều coi nhau là anh em họ hàng. Họ co cụm, đùm bọc, bênh vực
che chắn cho nhau để tồn tại.
- Người ta bảo đi khắp hang cùng ngõ hẻm của thế giới, nơi đâu
cũng thấy có người Tàu cư trú. Cứ thấy khói lửa mịt mù, mùi xào nấu thơm phức là gặp ngay người Tàu!
- Đó là thành kiến cũ. Giờ thì họ tham gia vào đủ mọi lĩnh vực
của kỹ nghệ giải trí. Một số cũng thành đạt trong những trung tâm khoa
học, những phòng thí nghiệm hàng đầu của thế giới. Họ muốn nhân loại
thấy rõ văn minh Trung Hoa là một nền văn hoá cổ đại huy hoàng nhất thế
giới. Họ ngủ liền mấy ngàn năm và giờ đây đã thức tỉnh tìm lại vị trí
thượng phong của mình!
- Cô tự hào lắm nhỉ!
- Em là dân Việt pha một chút máu Tàu thôi. Hí hí! Mới thức tỉnh nhưng còn ngái ngủ nên chưa là "trung tâm vũ trụ' được!
- Cô về Việt Nam thăm họ hàng hay đi du lịch?
- Ngoài hai mục đích trên em còn đi tìm mối làm ăn. Mỹ bỏ cấm vận thì có thể chuyển vốn về nước kinh doanh được rồi.
Tôi nêu ra một loạt câu hỏi về kinh tế thương mại cô trả lời rất hời hợt nông cạn. Đôi chỗ bí tắc khiến cô bực tức.
- Anh cũng là nhà kinh doanh đi tìm hiểu tin tức thị trường để
cạnh tranh hay sao mà thích tò mò săn lùng những bí mật của người khác
thế?
Tôi cười.
- Không đâu! Tôi làm nghề viết báo nên thường quan tâm đến mọi
vấn đề. Cô có tiết lộ thì tôi cũng chẳng tận dụng được gì để chống lại
cô. Nhưng cho phép tôi nhận xét cô không phải là nhà kinh doanh. Đến một thị trường mới lạ, đang phát triển thì kiến thức của cô khó mà thành
đạt được. Cô cần học hỏi và tiếp cận môi trường Việt Nam kỹ lưỡng hơn.
Cô ta phải thừa nhận.
- Đúng là những hiểu biết trong sách vở mới chỉ đủ khai tâm vỡ
lòng thôi. Em là người đi thám sát trước. Cha mẹ em ở nước ngoài, anh
chị và họ hàng sống trong nước sẽ bổ sung cho em những ý tưởng chính xác hơn. Ông làm báo nên hay võ đoán, khích động để lần mò ra sự thật. Còn
em làm nghề kinh doanh thương mại cũng phải khôn ngoan che giấu mánh
khoé của mình chứ! - Cô cười - Chúng ta khó mà hiểu nổi nhau trong một
cuộc gặp gỡ quen biết ngắn ngủi trên chuyến bay được.
- Hi vọng là chúng ta còn được bay song đôi để tìm hiểu những bí mật của nhau.
Khi máy bay hạ cánh ở Trung Đông để lấy dầu có hai hành khách
mới lên ngồi vào ghế trống. Tôi và nhà nữ kinh doanh bị cách li không
còn nói chuyện phiếm với nhau được nữa.
Chuyến máy bay 412 của Hãng Air France hạ cánh xuống sân bay
Tân Sơn Nhất lúc mười bảy giờ ba mươi. Cảm giác náo nức tràn ngập tâm
hồn tôi khi tôi bước ra cầu thang máy bay. Nắng chiều đã tắt, không khí
mát mẻ, hành khách lần lượt xuống thang ra xe bus đưa vào nhà ga. Tôi
xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh, ra băng chuyền lấy hành lý rồi vào làm
thủ tục khám xét cuối cùng. Đúng như dự đoán, hành khách đông hàng năm
sáu chục chuyến bay một ngày, ngoài phương tiện máy móc hải quan chẳng
có thời gian để khám xét từng chiếc va li. Trong hành lý của tôi có
nhiều tập tài liệu tuyên truyền kích động bạo loạn vẫn lọt qua cửa khẩu
dễ dàng. Tôi không báo trước nên chẳng có ai ra đón. Tôi chỉ thuộc số
điện thoại của Hai Bền, nhưng qua nhiều năm không biết có thay đổi gì
chưa. Tôi dự định thuê phòng nghỉ ở khách sạn rồi gọi điện bắt liên lạc
sau.
Ngoài cửa ga đám đông người đón thân nhân vui vẻ tíu tít nhận
ra nhau, mừng vui bắt tay, ôm hôn, có cả những giọt nước mắt. Nhiều
người không biết mặt người đón phải dùng biển viết tên rồi giơ cao lên
vẫy vẫy. Nhiều người bị đoán mò hay nhận lầm phải xin lỗi nhau. Tôi thấy cô Rosanna đã nhận ra người nhà. Một người đàn ông cao to, để ria mép
có nốt ruồi bên mép trái nhanh chóng giúp cô xách hành lý ra xe riêng và phóng đi luôn. Những anh tài xế taxl níu kéo tôi mồi chài tranh khách.
- Ông đi đâu? Xin mời lên xe tôi!
- Về khách sạn Palais Royal.
- Vâng, xin đi ngay!
Nói rồi anh tài xách luôn hành lý xếp vào thùng xe. Mười lăm
phút sau tôi đã đến phòng lễ tân. Tôi chào cô tiếp tân và hỏi thuê một
phòng đơn có điện thoại và buồng tắm. Cô tiếp viên mỉm cười.
- Phòng nào cũng đầy đủ tiện nghi. Ông thính ở tầng mấy?
Vì biết có thang máy hoạt động tốt nên tôi chọn một buồng ở
tầng năm để có thể nhìn ra quang cảnh thành phố xa hơn. Nhận phòng xong
tôi vào buồng tắm ngâm mình trong bồn nước nóng cho thư giãn tinh thần,
thể xác, sau một chặng đường dài nửa vòng trái đất.
Tắm xong tôi ra ban công nhìn thành phố buổi tối. Đèn sáng rực
và lấp lánh những biển quảng cáo nhiều màu nhô lên khỏi mặt bằng chung.
Loáng thoáng đã thấy nhiều cao ốc mới xây. Tôi cố định hình lại Sài Gòn
mười lăm năm về trước để tìm ra những thay đổi tích cực thực sự. Tâm hồn tôi xao động. Cuộc sống đang đi lên, nồng nhiệt và tự tin.
Tôi
lững thững cuốc bộ đi dọc mấy đại lộ rồi rẽ vào một hẻm nhỏ tìm một quán ăn đông vui. Tôi muốn có một bữa ăn bình dị nhưng đậm đà hương vị quê
hương. Tôi hoà nhập vào cộng đồng. Không ai có thể nhận ra tôi là người
tha hương xa xứ mới trở về.
Ăn uống xong tôi đến một trạm đại lí
thuê bao điện thoại. Tôi phải báo giờ để tính tiền chứ không cho tiền xu hay thẻ vào máy như mọi nơi trên thế giới.
Tôi gọi cho anh Hai Bền theo số điện thoại nhà riêng.
- Alô! Tôi là Nghĩa, xin được gặp anh Hai Bền.
- Xin anh chờ cho chút xíu để tôi vô gọi anh Bền - Tiếng phụ nữ, nên tôi đoán là vợ anh.
- Alô! Bền đây! Nghĩa nào đấy? Lê hay Trương?
- Không phải Lê cũng chẳng phải Trương mà là Phan đây!
Mấy giây im lặng anh bỗng quát lên.
- Phan Quang Nghĩa? Đúng không!
- Vâng tôi đây!
- Trời ơi! Ông gọi từ đâu đấy?
- Từ đường Nam Kì Khởi Nghĩa!
- Ôi gần quá! Sao ông không đến thẳng nhà tôi?
- Mới vào còn chưa biết anh ở đâu, hiện đã thuê phòng ở Khách sạn Palais Royal.
- Thuê taxi đến nhà mình đi. Nói chuyện dài dòng trên điện
thoại tốn tiền không tiện đâu - Anh đọc cho tôi địa chỉ rồi nói tiếp -
Đi ngay, mình chờ ông đấy!
Tôi vẫy taxi. Mười lăm phút sau tôi đã đến cửa nhà Hai Bền.
Hai vợ chồng anh đứng đón tôi ngoài cửa.
- Chào anh Nghĩa! - Hai Bền chạy lại ôm lấy tôi - Lâu lắm rồi
mới lại gặp nhau! Đầu bạc cả mất rồi! Xin giới thiệu với Nghĩa đây là bà xã mình. Cô Năm Ngân xưa cùng tổ công tác với mình, cũng giống như
Nghĩa với Dung vậy!
Chị Năm Ngân tươi cười bắt tay tôi rồi mời vào nhà. Sau khi chủ khách an toạ chị mới nói.
- Tôi nghe nhà tôi nhắc tới anh luôn, hôm nay mới được gặp lần
đầu. Tôi là báo vụ viên, nhiều lần truyền mật điện cho anh, nhưng nguyên tắc bí mật của nghề tình báo, chúng ta không được tiếp kiến nhau.
- Khi đất nước hoà bình thống nhất tôi lại được điều đi xa nên
ngoài anh Bền và ông Đức ra tôi không còn được biết mặt đồng đội nào
nữa. Ngay cả những người ruột thịt trong gia đình cũng phải biền biệt vô thời hạn!
- Đây cũng là sự hi sinh lớn lao về mặt tinh thần. Nay anh có dịp về nước thì cố tranh thủ thời gian đi thăm viếng mọi người!
Hai Bền bưng đồ uống ra đặt lên bàn. Theo sau anh là đứa con trai chừng mười tuổi. Cháu bé khoanh tay lễ phép.
- Con chào bác!
- Chào cháu! Cháu tên chi? Học lớp mấy rồi?
- Thưa con là Nguyễn Trung Kiên, đang theo học lớp bốn ạ.
Chị Năm Ngân giới thiệu thêm.
- Hoà bình năm năm chúng tôi mới kết hôn nên cháu còn nhỏ. Các cháu của anh Nghĩa chắc lớn lắm rồi?
- Thưa anh chị cháu lớn của tôi đã tốt nghiệp đại học và lấy vợ. Cháu thứ hai cũng gần bằng Trung Kiên rồi.
Anh Hai Bền mời tôi uống bia và bảo con lên lầu học bài cho ba
má nói chuyện với khách. Khi bé đi rồi Bền mới thì thầm tiết lộ với vợ:
- Cháu lớn của anh Nghĩa đã cùng người yêu về nước cách đây ba
năm. Theo nghiệp cha cháu đã giúp đỡ được ông Đức nhiều việc lắm! Chính
anh đã được phân công phối hợp hành động với hai đứa trong suốt thời
gian chúng sống ở nhà bà ngoại đấy!
Chị Ngân bắt tay tôi và chạm cốc.
- Chúc mừng anh có được những đứa con ngoan!
- Cảm ơn chị. Cháu cũng mới hoạt động nghiệp dư thôi. Tình cờ
mà giúp được việc cho ông. Chẳng biết ông Đức có ý định tuyển dụng cháu
vào tổ chức không?
Anh Bền trầm tư giây lát rồi thổ lộ.
- Ông Đức được báo nghỉ hưu rồi. Ông đang bàn giao dần công
việc cho người khác. Chiến tranh lùi về xa, thế hệ trước trao quyền dần
cho lớp kế cận. Đó là quy luật của thời gian không sao cưỡng nổi. Công
tác của Ngành ta có một đặc thù là chỉ huy đơn tuyến, trên dưới thường
rất ăn ý hợp tính nết biết nhu cầu nguyện vọng, nắm vững tâm lí và tác
phong của nhau. Còn tình cảm thì phải rất tinh tế, tin cậy thương yêu
nhau hơn ruột thịt.
- Ôi ông Đức đã về hưu rồi a? Thế mà tôi không hay biết. Thế ai là người thay thế ông bây giờ?
- Năm nay hơn bảy mươi rồi. Cũng phải nán lại công tác thêm
nhiều năm đấy chứ. Trên đã bố trí người thay thế nhưng anh không biết
đâu.
- Đợt này về không biết tôi phải báo cáo công tác trực tiếp với ai?
- Nghĩa yên tâm, trước mắt cứ phải gặp tướng Đức trước đã. Ông
sẽ giới thiệu người có trách nhiệm nối mạng với anh. Sự chuyển giao
không thể diễn ra một sớm một chiều như các nghiệp vụ khác được.
Tin ông Đức nghỉ cũng không hoàn toàn bất ngờ với tôi. Ngôn từ
những bức mật điện nhận được năm gần đây tôi đã cảm thấy có một văn
phong mới lạ. Có thể ông đã không trực tiếp thảo ra nên tình cảm gia
đình đã mất hẳn đi. Dù sao tuổi ông cũng đã cao, và tôi tiên liệu được
một sự chuyển đôi. Tuy nhiên bữa nay nghe trực tiếp tin trên từ Hai Bền, một đồng chí công tác mật thiết với tôi trong suốt cuộc chiến thì tôi
vô cùng xúc động. Nhưng Bền đã vỗ vai tôi an ủi.
- Cả mình và Nghĩa thì cũng sẽ đến lúc rời khỏi "võ đài" thôi! Lớp trẻ sẽ thay thế chúng
ta. Nhưng Nghĩa yên tâm là dù có bàn giao thì phần việc cửa ông Đức liên quan đến Nghĩa có thể tổ chức sẽ giao cho mình chuyên trách làm cầu nối giúp trên điều hành. Mình hiểu ông và ông cũng hiểu mình. Mình hi vọng
chúng ta sẽ có phần kết thúc tốt đẹp!
Tôi bắt tay Bền và nhìn thẳng vào mắt anh.
- Được trong đội hình cùng với anh đấu trận kết thúc thì vui
quá! Dù sao tôi với Bền cũng đã sát cánh với nhau bốn chục năm rồi. Anh
sống trong nước về hưu là thanh thản vui thú điền viên, đất nước lo cho
được phần nào. Chúng tôi sống ở nước ngoài vẫn phải mai danh ẩn tích,
che giấu quá khứ, lai lịch của mình, vẫn phải phòng thủ, mệt lắm!
Chị Năm Ngân cười.
- Thiếu gì giải pháp. Anh sẽ chân trong chân ngoài, thậm chí
xin quốc tịch nhiều nước, lấy quê hương là cơ bản, đâu thích thì ở, buồn lại di chuyển nơi này chỗ kia một thời gian lo gì!
- Chị nói thì dễ nhưng muốn thế phải cực giàu! Tôi quá tuổi để
kiếm tiền rồi. Đấy là chưa tính đến chuyện học hành, làm việc, chuyện
lưu cư của thế hệ con cháu. Suốt thời trai trẻ cống hiến cho sự nghiệp,
chỉ muốn lúc tuổi già được thanh thản như một công dân bình thường thôi. Thế mà xen ra cũng khó đấy!
- Đừng bi quan như thế! Nhà tôi nói đúng đấy. Ông cứ lấy mảnh
đất quê hương làm điểm tựa, ông còn đủ sức nâng nổi "trái đất"! Con cái
ông trưởng thành nó sẽ tự lo và còn có thể lo cho ông nữa đấy! Ngay như
trong nước nhiều bậc cha mẹ hi sinh phấn đấu trong suốt cuộc chiến; khi
có cơ hội lo cho cá nhân mình tí chút thì đã đến tuổi về hưu. Họ cũng
buộc phải trông cậy vào con cái chứ biết làm sao. May mà dân mình vẫn
còn duy trì được nếp sống gia đình của xã hội phương Đông!
Tôi định chuyển sang đề tài công việc thì Hai Bền ngăn lại.
- Nếu chưa có gì khẩn cấp thì chuyện công việc ta chuyển sang ngày mai, được chứ!
- Dù sao tôi cũng muốn được gặp ông Đức. Ông không có điện
thoại nhà riêng. Ông lại về nghỉ hưu thì gọi đến cơ quan cũng không
tiện. Làm thế nào để cậu cháu tôi gặp nhau được đây?
- Nói nghỉ nhưng ông vẫn đang thời kì bàn giao. Chỉ có điều ông vừa ra Bắc để thu xếp việc nhà. Tôi sẽ tìm cách liên lạc để báo tin
Nghĩa về. Và ông sẽ thu xếp cho cuộc gặp mặt trong Nam hay ngoài Bắc.
Được chứ?
- Cảm ơn anh Hai. Từ nay tôi là lính của anh. Anh phải thu xếp công việc cho tôi!
- Đâu dám! Mình chỉ là người trung gian thôi. Quyền chỉ huy là ở cấp trên. Nhưng hứa với Nghĩa là mình sẽ làm hết sức để công việc tiến
triển tốt đẹp như xưa.
Tôi từ biệt anh chị và gọi xe quay về khách sạn. Khi lấy thìa
khoá ở phòng tiếp tân tôi thoáng thấy bộ mặt người đàn ông có ria mép
nhuộm màu râu ngô đi đón Rosanna ở sân bay chiều nay. Hay cô ta cũng trọ ở khách sạn này? Sự tình cờ làm cho tôi thấy vui vui nếu như gặp lại cô ta. Nhưng ý thức nghề nghiệp lại nhắc nhở tôi một điều gì đó.
Tôi trở về phòng.
Tôi muốn ngủ một giấc thoải mái bù cho suốt mấy chục giờ gà gật trên máy bay, trong phòng chờ ở các sân bay chuyển tiếp. Nhưng tôi chưa yên chỗ thì đã nghe máy điện thoại rung chuông. Tôi nhấc ống nghe thì
thấy tiếng con gái bên kia đầu dây.
- A lô! Xin chào anh về thăm quê hương!
- Chào cô! Cô là ai và cần gặp ai?
- Có mình anh trong phòng thì chỉ để gặp anh thôi chứ còn ai nữa!
- Cô chưa xưng tên thì tôi không thể tiếp chuyện hay làm gì giúp cô đây!
- Hí hí hí! Em là Thanh Mai, mười tám tuổi, cao một mét sáu,
nặng bốn mươi tám ký. Ba vòng có số đo rất chuẩn: chín mươi, sáu lăm,
chín hai. Em biết anh là Việt kiều về thăm đất nước có một mình. Anh
đang nằm ở phòng năm trăm lẻ sáu. Anh có cần em đến thăm không? Chỉ trăm hai chục đô là anh có một đêm vui vẻ đầy ấn tượng quê hương!
- Thì ra cô là gái bán hoa! Nghe cô nói đã thấy đầy ấn tượng
rồi. Nhưng tôi vừa đi chơi về rất mệt đang muốn ngủ đây. Hẹn cô dịp khác nhé. Nói rồi tôi cắt máy và nằm xuống. Mười phút sau máy lại reo. Vẫn
cô ta với giọng chào hàng quen thuộc. Cô còn nằn nì cứ cho cô đến, nếu
thích cô ở lại, không ưng cô đi liền. Đừng bỏ lỡ cơ may! Tội từ chối lần nữa và dập máy rồi để ống nói ra ngoài bàn. Sau đó thì tôi được yên
thân ngủ một mạch cho đến sáng.
Tám giờ sáng hôm sau Bền lái xe lại đón tôi.
- Ta đi ăn sáng rồi đến chỗ làm việc luôn. Trưa tôi trả ông về
đây. Hai ngày nữa tướng Đức về tôi sẽ thu xếp cho ông một chỗ ở biệt lập để tiện chuyện trò tình cảm riêng tư cũng như bàn bạc công việc.
- Vâng, cảm ơn anh. Khách sạn đầy đủ tiện nghi nhưng cũng hay
bị quấy rầy. Đêm qua tôi thao thức mất hàng giờ vì những cú điện thoại
nặc danh!
- Sao lại có điện thoại nặc danh? Ai đã biết số điện mà dám gọi cho ông?
- Chắc là của các cô gái làng chơi, họ thấy tôi thuê phòng đơn
thì gọi máy chào hàng kiếm khách. Tôi phải bỏ ống nghe ra ngoài coi như
điếc luôn.
Anh Hai Bền cau mặt.
- Khách sạn phai giữ bí mật số điện và số phòng của khách hàng
chứ. Đêm khuya họ chỉ cắm máy nội bộ trong trường hợp cần thiết. Phải là người trong nội bộ khách sạn mới dễ dàng làm chuyện này. Để tôi tìm ra
kẻ quấy rầy anh, báo cho khách sạn cảnh cáo bọn này mới được.
- Thôi tôi chỉ nghỉ đây vài ngày. Anh đứng ra can thiệp lại dễ bại lộ tung tích. Tôi có cách phòng ngự rồi, anh khỏi phải lo.
Tôi và Hai Bền đi ăn bánh cuốn sau đó anh lái xe đưa tôi về một ngôi nhà nhỏ có vườn rộng, tường bao, cây cối mát mẻ ở quận 7.
- Đây là nhà ai?
- Nhà công. Xưa kia tướng Đức ở, có một cậu cần vụ trông coi.
Ong ra Bắc trao lại thìa khoá cho tôi. Trên dự kiến nếu ông về hưu thì
phân luôn cho ông.
- Ông quê ngoài Bắc, lại muốn đưa gia đình vào trong này sao?
- Nhiều vị cao tuổi thích khí hậu ấm áp phương Nam nên khi nghỉ hưu muốn sống luôn trong này. Tôi nghĩ ông Đức cũng muốn thế.
Hai Bền mở cửa dẫn tôi vào phòng khách. Nhà cửa tiện nghi nội
thất còn tuềnh toàn đơn giản. Nhưng nếu bỏ tiền tu sửa lại thì một gia
đình năm bảy người cũng có thể sinh hoạt thoải mái. Tôi thoáng nghĩ nếu
đây là tư thất của ông Đức thì sau này gia đình chúng tôi về thăm đất
nước có thể đến tạm trú ít ngày.
- Nhà bỏ hoang thế này chóng xuống cấp lắm - Tôi nói.
- Ông Đức đi vắng giao cho công vụ tối đến đây ngủ trông nhà.
Sáng quét dọn, tưới cây rồi mới khóa cửa trở về cơ quan làm việc. Thỉnh
thoảng tôi cũng qua đây kiểm tra chỉ bao cho họ tu sửa bảo quản.
Chúng tôi pha cà phê rồi ngồi vào bàn nói chuyện công việc. Tôi nói trịnh trọng.
- Báo cáo anh Hai, lần này tôi về khá đột ngột vì phải làm theo hợp đồng cấp thiết của Liên Minh Việt kiều phải ngoại. Đường đi không
qua Banville nên chẳng biết nhờ ai báo tin về nhà trước. Mong anh thông
cảm cho chuyện này.
Hai Bền cười.
- Gặp nhau là quý rồi, không hiểu sao lần này Nghĩa ăn nói với mình long trọng quá vậy!
- Ông Đức nghỉ rồi, tôi chỉ còn một nơi duy nhất để báo cáo và
nhận chỉ thị là anh. Anh là sệp, về nguyên tắc tôi phải coi anh như ông
Đức xưa kia. Có gì long trọng hơn đâu!
- Mình muốn nhắc lại, Nghĩa với mình là đồng sự. Vì còn đang
thời kì bàn giao, ông Đức đi vắng, sếp mới chưa biết ông nên mình tạm
làm cầu nối. Sau khi nắm tình hình sơ bộ với ông mình sẽ báo cáo lại với cấp trên để có kế hoạch làm việc với Nghĩa một ngày gần đây.
- Vâng tôi đã rõ.
Tôi trình bày lại những hoạt động của nhóm Hoàng Cơ Bảo từ sau
ngày mở cuộc thâm nhập mưu toan cùng Hoàng Quý Nhân thành lập chính
quyền phản cách mạng lâm thời đến nay. Đặc biệt từ khi khối Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ. Chúng đang hi vọng có dịch lan truyền của cách mạng
nhung diễn ra ở Việt Nam. Cuộc tụ tập gọi là Đại hội IV vừa rồi là muốn
tận dụng tình hình quốc tế để làm đà chống phá đất nước. Tôi cũng trình
bày cho Hai Bền biết lần này tôi về nước với tư cách công khai là một
nhà báo đi viết về Việt Nam trong khuôn khổ những nới rộng của chính
quyền Clinton đối với Việt Nam để tiến tới bình thường hoá. Nhưng chức
năng bí mật là chuyển một số tài liệu kích động bạo loạn về nước gọi là
"Tiếp lửa cho quê hương". Tôi cũng được giao nhiệm vụ liên lạc trực tiếp đến một số nhân vật mà họ coi là có xu thế "dân chủ tự do cấp tiến" ở
trong nước để thăm dò. Nếu có thuận lợi thì đặt mối quan hệ lâu dài để
trao đổi thông tin, tài trợ phương tiện, tiền bạc, phối hợp hành động cụ thể.
Tôi ghi lại những con người, địa chỉ phải đến. Hai ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Một ở Huế. Một ở Hà Nội. Tài liệu và thư ngỏ thì nội dung
cũng chung chung như những thư tịch tâm lí chiến thông thường thôi nên
tôi vẫn để ở khách sạn. Còn nội dung móc nối là tuỳ cơ ứng biến và tài
hùng biện khuynh đảo của tôi. Liên Minh cho tôi rộng quyền cam kết, thu
phục với cá nhân và cũng có thể cả một nhóm, một tổ chức càng hay. Nếu
dựa vào một cơ cấu hợp pháp có vai trò trong cộng đồng xã hội thì càng
quý. Phải tận dụng xu thế bình thường hoá quan hệ của Chính phủ Mỹ để mở rộng ảnh hưởng bên trong nội bộ giới cần quyền. Kinh nghiệm Đông Âu cho thấy sự đổ vỡ từ giới chóp bu mới tạo nổi những chuyển biến nhanh chóng và ngoạn mục.
Hai Bền ghi chép lại cẩn thận rồi hỏi lại.
- Những đối tượng ông về bắt liên lạc là đã có liên hệ trước hay đây là lần đầu? Tại sao họ chọn những bộ mặt này?
- Đây là lần đầu. Phần lớn là những người hoạt động tôn giáo,
văn học, báo chí có vai trò và tên tuổi trong công chúng. Họ đọc những
bài viết của máy người này thấy có những ý kiến chống đối hoặc trượt ra
khỏi thông lệ cũ thì họ nghĩ là có thể tận dụng được. Họ hi vọng đây là
những "vật dễ cháy" khi họ chuyển lửa về! Cũng có người chủ động gửi bài ra ngoài nước nhờ họ lên tiếng ủng hộ một đòi hỏi nào đó mà nhà nước
chưa cho hoặc không cho phép. Bản thân những nhân vật này cũng muốn móc
nối với bên ngoài tìm chỗ tựa trong mối quan hệ bình thường với Mỹ để
tăng thế lực trong nước của họ.
Hai Bền cười.
- Điều đó cũng nhắc ta phải có một chiến lược đấu tranh trong
thời mở cửa ra thế giới một khi đã tiến tới mối quan hệ bình thường với
Mỹ. Cả hai phía đều tận dụng, thích nghi tìm kiếm cơ hội mới! Những kẻ
hận thù phản đối xu thế bình thường hoá nhưng họ biết không thể chống
lại. Giờ thì họ vừa chống đối vừa tận dụng triển vọng của nó để thực thi một chiến lược mới mà họ gọi là diễn biến hoà bình của cách mạng nhung. CIA cũng tung lực lượng tiền bạc vào mặt trận này không kém gì cho
những hành động bạo loạn vũ trang khủng bố.
- Đã có nhiều chuyến nhập cảnh công khai để thúc đẩy mục tiêu
chiến lược như chuyến đi của ông. Ông có thấy bàn tay Warrens dính vào
những chuyến nhập cảnh "chính lộ" kiểu này không?
- Tôi không nhận chỉ thị trực tiếp của CIA. Nhưng chắc chắn
Liên Minh phải ký kết hợp đồng cả gói với Warrens, nếu không họ lấy đâu
ra tiền để cung cấp cho những hoạt động rộng lớn đến thế!
Chúng tôi làm việc đến mười một giờ thì kéo nhau ra tiệm ăn cơm. Tôi định trả tiền nhưng Hai Bền không nghe.
- Ông đi hoạt động nước ngoài, lương chẳng có, khi về nước tổ
chức cũng phải mời được bừa cơm chứ! Mấy năm nay đời sống trong nước
cũng khá hơn nhiều. Ngân sách cho Ngành mình không đến nỗi eo hẹp lắm.
Mình sẽ đề xuất kinh phí cho chuyến đi của ông.
- Cảm ơn anh Hai nhiều. Nói một cách gián tiếp thì chuyến đi
của tôi đã được CIA trả giá. Những tay con buôn chính trị bớt xén đi một phần. Phần còn lại ta coi như chiến lợi phẩm. Anh không phải lo cho
tôi.
Tôi về khách sạn nghỉ suốt buổi chiều hôm đó. Hai Bền về cơ quan báo cáo lại tình hình để trên có chỉ đạo tổng quát cho phần việc của
tôi.
Tôi mải mê xem lại các gói tài liệu mà ông Bùi Hạnh giao chuyển tận tay các cộng tác viên của họ xem có nội dung gì bí mật ẩn chứa bên
trong mà tôi chưa nhìn thấy không. Tôi muốn trước khi giao lên cấp trên
tôi phải nắm vừng được những gì trong tay.
Bỗng có tiếng gõ cửa. Tôi đoán là cô phục vụ mang nước hoặc vào lau quét phòng. Tôi vội cất mọi thứ vào va-li rồi ra mở cửa. Người đàn
bà đứng trước mặt tôi lại là Rosanna!
- Chào nhà báo Mc Gill! Em vào thăm anh được chứ?
- Chào cô Rosanna! Xin mời!
Cô theo tôi vào, quăng chiếc túi trên bàn rồi ngồi xuống giường.
- Cô uống gì? Trong tủ lạnh có bia, nước ngọt, Cognac của khách sạn và cả rượu vang Califorman Red Wine tôi mang theo?
- Cho em li vang đỏ.
Tôi mở rượu rót ra hai li rồi chạm cốc.
- Chúc công cuộc kinh doanh của cô thành đạt.
- Chúc sức khoẻ và những bài báo hay của anh!
Sau khi cạn chén tôi hỏi cô.
- Sao cô biết tôi ở đây mà lại thăm?
- Chúng ta thuê phòng cùng khách sạn, anh tầng năm, em tầng
bốn. Sáng nay em thấy anh ra xe với bạn nên không tiện gọi. Còn em cũng
đang bận tíu tít với ông anh họ.
Một sự ngẫu nhiên kỳ lạ khiến tôi nghi ngờ hành vi của cô bạn đường? Nhưng cô đã chủ động giải thích ngay:
- Em đặt khách sạn từ tuần trước theo cuốn danh bạ quảng cáo
của Công ty Du lịch Asietours. Xuống máy bay là họ đón ngay về đây.
Không ngờ anh cũng chọn khách sạn này!
- Tôi cũng tình cờ xem tập quảng cáo trên máy bay và đến đây chứ không đặt trước. Khách sạn này tiện nghi khá tốt nhưng...
- Nhưng ban đêm hay bị điện thoại quấy rầy!
Tôi ngạc nhiên.
- Tưởng chỉ có đàn ông mới bị mồi chài, không ngờ cả cô cũng có người sách nhiễu.
- Có thể họ không biết Rosanna là nữ. Hoặc họ tưởng em cũng cần con gái như đàn ông! Có nhiều khách má đào thích giải khuây với con gái hơn chung đụng với đàn ông!
- Thật kỳ quặc!
Rosanna cười.
- Còn anh chắc thuộc loại thích đàn ông hơn con gái!
- Cô suy đoán bậy bạ quá!
Rosanna cười và giải thích.
- Không phải em mà là cô gái bán dâm đó. Khi cô ta gọi nhầm địa chỉ em giới thiệu cho cô ta anh nhà báo Việt kiều đang nằm cô đơn ở
phòng năm trăm lẻ sáu. Sau mấy lần không gạ gẫm nổi anh, cô ta đã tâm sự với em rằng anh chỉ là một tay vô dụng!
- Và cô đã tin ngay đó là sự thật?
- Chưa tin nên mới kích thích tính tò mò ưa khám phá của em!
Nàng liếc mắt đưa tình nhìn tôi mỉm cười. Tôi cũng thấy thú vị vì hành vi giao tiếp mạnh bạo này.
- Xin lỗi, cô đã có chồng chưa?
- Em đã hai lần kết hôn và cũng hai lần li dị. Chuyện bạn tình chốc lát thì không nhớ nổi! Còn anh?
- Hai lần kết hôn với hai bà goá. Người vợ đầu chết, tôi lấy bà kế. Mỗi bà sinh với tôi một con trai. Tôi đã có con dâu - Tôi tâm sự
thành thật.
- Anh có bạn tình không?
- Nói không là không. Nhưng những lúc xa nhà lâu ngày đôi lần
cũng quan hệ với những cô gái bán hoa. Nhưng gần đây căn bênh si da bùng nổ nên tôi cũng ngại những cuộc tình chốc lát nơi quán trọ.
- Si da là bệnh khó lây, dễ tránh. Chỉ những người ngu mới mắc!
- Cô có vẻ thành thạo trò sắc dục!
- Cũng không tồi! Nó chỉ lây lan qua đường tình dục, đường
truyền máu và tiêm chích. Nếu ta cắt đứt mối giao tiếp bằng phương tiện
phòng tránh hiện đại thì chẳng có gì phải sợ!
- Nhưng cách của tôi là an toàn nhất!
- Nhưng nó cũng bị động, nhạt nhẽo và buồn tẻ nhất! Anh có
thích tìm bạn đồng hành trong chuyến đi thăm quê hương lần này không!
- Có chứ! Nhưng công việc của nhà báo thì hay la cà tuỳ hứng, biến động nên chẳng kéo được ai đi theo.
- Em thích đi với anh lắm! Có bạn đàn ông ở bên đi đâu cũng yên tâm hơn!
- Tốt nhất là ta đi song song. Ta thông báo chương trình hàng
tuần cho nhau. Nếu kết hợp được kế hoạch di chuyển thì tốt. Đến đâu việc ai nấy lo. Ai phải thay đổi chương trình thì cứ tự do điều chỉnh, không phải lệ thuộc hay phiền hà người khác.
- Một sự liên kết lỏng lẻo thế cũng hay. Nhưng chỗ nào có thể
hợp tác khăng khít hơn thì cũng không nên bỏ lỡ! Thí dụ như thuê chung
phòng cho giảm chi phí chuyến đi anh có muốn không?
- Cũng có thể nhưng chỉ sợ tôi ngáy to cô không ngủ được!
- Thì hôm sau em lại thuê phòng riêng để ngủ bù. Hí hí hí! Việc gì anh phải lo cho em!
Nói chuyện tếu táo như thế nhưng cả hai cũng chưa đi đến một quyết định nào. Rosanna cuối cùng cũng phải tạm biệt tôi để trở về phòng mình.
Khi cô ta đi rồi tôi mới suy nghĩ đánh giá về nhân vật này.
Liệu Rosanna có phải là cái đuôi được phái theo để quản lý hành động của tôi không? Nếu có thì cô là người của tổ chức nào? Của CIA. Nhưng cô ta không xuất phát từ Mỹ cùng với tôi. Cô ta chẳng có một chút kiến thức
nào về nước Mỹ nhưng lại hiểu biết rất nhiều về Pháp, về Đông Nam Á. Cô
ta là người của Liên Minh chăng? Tôi chưa bao giờ gặp bộ mặt này trong
đám cổ động viên của phong trào chống cộng hai ngoại, trong đám lâu la
của giới chính khách lưu vong. Vả lại Liên Minh làm gì đủ ngân sách để
cứ cử một nhân viên đi công vụ lài kèm theo một người giám sát theo gót! Thêm nữa nhiệm vụ ông Bùi Hạnh giao cho tôi cũng chẳng mấy quan trọng.
Móc nối, chuyển "lửa" được hay không còn tuỳ thuộc ở phía đối tác Tôi
không làm hoặc báo cáo sai cũng không được. Nếu cô ta là người của một
tổ chức ở Pháp, gia nhập Liên Minh, cử người về nước hoạt động muốn bám
theo tôi để thực tập thì có gì phải bí mật hành tung, vong thân kết bạn
để theo dõi tôi. Cuối cùng tôi đoán cô chỉ là con nhà khá giả muốn dong
chơi, gặp tôi cùng chuyến bay nên muốn kết bạn đường mà thôi.
Sáng hôm sau đúng hẹn Hai Bền lại đưa xe đến đón. Hai chúng tôi
từ thang máy xuống đi ra phía bãi đậu thì thấy Rosanna đang đứng bấm máy ảnh lia lịa. Nhìn thấy tôi cô ta đã tíu tít.
- Mc Gill! Nhờ anh bấm cho tôi vài kiểu ảnh rồi hãy đi. Tôi
buộc phải giúp cô ta chụp mấy tấm quanh cửa khách sạn Palais Royal. Sau
đó tôi chào cô rồi cùng Hai Bền chui vào xe ô-tô phóng đi.
- Cô nào mà trẻ trung vui vẻ thế?
- Bạn tàu bay, khách sạn thôi. Cô ta cứ bánh lấy tôi nhằng
nhằng. Có lẽ cũng cần cát cái đuôi này đi thôi! - Tôi kể mọi chuyện về
Rosanna cho Hai Bền nghe.
Anh cau mày suy nghĩ rồi bảo tôi.
- Thái độ của cô ta có nhiều điều đáng nghi. Ông không cần phải cắt cái đuôi này vội. Đây là đất mình, mình có ưu thế việc gì phải lẩn
tránh! Nếu họ bộc lộ, mình cần lợi dụng tình thế để tấn công. Tất nhiên
ông phải kín đáo những thứ cần kín. Nhưng cũng phải bộc lộ những thứ cần lộ. Phải kéo họ vào cuộc đấu chứ đừng thúc thủ.
- Ý kiến anh có lí lắm.
Hai Bền đã phóng xe theo đường khác để trở về ngôi nhà sáng qua. Anh thông báo với tôi hôm nay đến trình diện thủ trưởng mới.
Xe Hai Bền chui vào khuôn viên đã thấy một chiếc xe Mékong đỗ
bên trong. Có hai cán bộ đứng trên thềm như đang chờ. Hai chúng tôi
xuống xe tiến lại gần. Hai cán bộ rất trẻ tươi cười giơ tay chào. Tôi
đáp lễ và bắt tay từng người. Vào phòng khách an toạ Hai Bền mới giới
thiệu.
- Thưa hai anh, đây là đồng chí Phan Quang Nghĩa, cán bộ hoạt
động hải ngoại, một điệp viên kỳ cựu trong Ngành của chúng ta. Tôi cũng
xin giới thiệu với Nghĩa, anh Trọng Tín, Phân cục trưởng phía Nam, anh
Nguyễn Phúc Lâm, Tham mưu trưởng. Hai anh là thủ trưởng mới của chúng
ta.
Hai anh một lần nữa bắt chặt tay tôi. Đồng chí Trọng Tín nói.
- Tôi công tác ở phía Bắc, nghe tên anh Nghĩa rất nhiều mà hôm
nay mới gặp mặt. Nghề của chúng ta luôn luôn phải mai danh ẩn tính, hoạt động đơn tuyến nên cùng cơ quan mà cả đời có khi không được biết mặt
nhau. Nay tôi về thay bác Đức thì chúng ta sẽ phải tiếp kiến với nhau
nhiều.
- Thưa hai anh. Là một cán bộ hoạt động xa Tổ Quốc chúng tôi
luôn luôn nghĩ tới đồng bào đồng chí. Nhớ nhưng không thể mỗi lúc về
thăm viếng và chia sẻ nỗi cô đơn với mọi người được. Mỗi chuyến đì đều
tốn kém và nhất là phải tuỳ thuộc vào phía địch. Nay thì đất nước mở
cửa, mối quan hệ Việt-Mỹ dần bình thường hoá thì sự đi lại của tôi có
thể thường xuyên hơn.
- Tiếc là anh về đợt này Trung tướng Đức lại vắng mặt - Tham
mưu trưởng nói - ông nghỉ phép ba tháng để chuẩn bị thu xếp công việc
gia đình, trước khi nhận quyết định nghỉ hưu.
- Tôi đã điện ra Hà Nội rồi. Biết tin anh Nghĩa về thế nào ông
cũng bay vào nay mai thôi. Tôi mới nhậm chức, có nhiều vấn đề vẫn phải
nhờ bác Đức giúp cho một thời gian nữa. Riêng mũi công tác của anh Nghĩa thì do bác xây dựng, tổ chức, huấn luyện lãnh đạo chỉ huy suốt mấy thập kỷ. Chúng tôi cũng muốn nhân dịp anh Nghĩa về chúng ta ngồi với nhau
nhận bàn giao tay ba thì mới kỹ lưỡng được.
- Vâng! Ngoài cái chung ra, ông Đức với tôi cũng còn là tình
nghĩa gia đình. Tôi cũng muốn tiễn ông về hưu với một tình cảm trọn vẹn.
Sau mấy chục phút thăm hỏi xã giao, chuyện gia đình đời sống xã hội... tôi bắt đầu báo cáo với cấp trên tình hình công tác và những âm
mưu hoạt động của địch. Những gì đã nói với Bền rồi tôi chỉ nhắc lại nét chủ yếu. Tôi nói kĩ những vấn đề cấp trên đề xuất và nêu ra nhận định
của riêng mình. Chúng tôi làm việc thoải mái hết buổi sáng. Cấp trên hứa sẽ cho ý kiến đề xuất về những hoạt động của tôi trong suốt thời gian
về nước.
Trưa hôm đó tôi được các cấp lãnh đạo mời ăn cơm. Một bàn ăn
bốn người được đặt sẵn ở phòng lạnh một nhà hàng sang trọng. Hỏi ra tôi
mới biết đây là nơi ra vào ăn nhậu của những thực khách lắm tiền. Chúng
tôi được các tiếp viên chào mời rất niềm nở.
Chiêu đãi thù tạc xong Hai Bền đưa tôi về khách sạn. Dọc đường anh tâm sự.
- Từ ngày đổi mới tư duy, mở cửa giao thương, kinh tế phát
triển, đời sống nhân dân tăng lên thì chi phí của các cơ quan nhà nước
cũng rộng rãi hơn. Tiếp đón một người từ nước ngoài về thăm Tổ Quốc
không thể đem vào cơ quan giết mổ tùm lum, đun nấu khói um, quần đùi may ô, chè chén ồn ào, nhậu nhẹt xả láng nữa! Làm việc ở tiệm rượu cũng là
phong thái giao tiếp mới!
- Thế không sợ lộ liễu à?
- Cái gì lộ bàn ở cơ quan, cái chung chung vô hại thì trao đổi ở bàn ăn tình cảm hơn!
- Thế ở cơ quan không còn căng tin, nhà ăn tập thể nữa à?
- Bỏ từ lâu rồi! Đến bữa cán bộ tuỳ nghi di tản. Nhiều tiền đến tiệm sang, ít tiền đi cơm bụi. Người ngại đi gọi cơm hộp, nhà hàng
chuyển đến tận nơi. Người ở gần phóng xe về nhà ăn với gia đinh cho đỡ
tốn. Tổ chức bếp tập thể cũng chẳng mấy người ăn, lại thêm biên chế.
Cũng có nhà khách đón cán bộ công tác trong Ngành, nhưng đưa ông vào đấy không tiện bằng ra tiệm. Có khi ở ngoài lại tự nhiên ít lộ bí mật tung
tích hơn!
Vì lí do đó nên tôi thấy chẳng cần Hai Bền thu xếp chỗ cư trú cho tôi làm gì. Chờ ông Đức vào sẽ quyết định.
Kế hoạch hành động của tôi đề xuất đã được cấp trên xem xét và
chuẩn thuận. Tôi cứ tiến hành các công việc do Liên Minh giao. Cấp trên
sẽ có kế hoạch bí mật bảo vệ để tránh xảy ra những phiền toái trong khi
móc nối. Trên cũng nhắc nhở tôi chú mục tới cô bạn đồng hành. Trên chưa
nắm được tung tích của nhân vật này. Tôi cần tận dụng cơ hội làm một
cuộc điều tra ngược lại để xem Rosanna mang theo động cơ thực sự nào
trong chuyến đi.
Tối hôm đó Rosanna lại đến gõ cửa phòng tôi.
- Tôi vào được chứ nhà báo?
- Mời cô! Cô đã tìm kiếm được manh mối kinh doanh gì chưa?
Rosanna ngồi xuống vẻ mệt nhọc.
- Em cũng mới đi thám sát để nắm vững thực trạng nền kinh tế và ghi nhận một vài hướng đi chung chung mà thôi. Đúng như anh nói, em còn non nớt trong chuyện này. Nghe ai tán tụng cũng thấy hay, ai chê bai
cũng thấy dở, ai doạ nạt cũng thấy sợ. Em chưa có một chủ kiến vừng
vàng.
- Nơi có lắm cơ may thì thường cũng nhiều thử thách. Đến một
đất nước vừa mở cửa, vừa chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường
chắc chắn cơ sở hạ tầng còn khó khăn, cơ chế luật pháp còn lỏng lẻo,
nhiều điều bất hợp lí. Song người ta có thể tận dụng được những lợi thế
nhân công, tài nguyên đất đai, vị thế khu vực... Đầu tư vào đây là hướng tới tương lai chứ không thể chỉ hấp dẫn bởi lợi thế trước mắt!
Rosanna cười thích thú.
- Anh vừa đến đất này mà đã thuộc lòng những luận điệu sặc mùi quảng bá của báo chí cộng sản bản địa!
- Trước khi đến đây tôi đã đọc khá nhiều báo chí của họ. Tôi
cũng nghiên cứu những bút lục nghiên cứu của các giới kinh doanh Hoa Kỳ. Họ chờ đợi thiết lập quan hệ bình thường để vào Việt Nam sau cấm vân.
Đó là những tài liệu nghiêm túc chứ không phải tuyên truyền quảng bá.
Báo chí muốn hướng dư luận vào chân lí thì phải khách quan trung thực!
Cô thấy mấy luận điểm trên sai đúng ở chỗ nào?
- Em chưa đủ trình độ phân tích nhưng em bật cười vì sự đồng
điệu tự nhiên! Thôi được, hãy chờ kết thúc chuyến đi em sẽ có đủ lý lẽ
để tranh cãi với anh! Tối nay anh xuống phòng nhảy với em chứ!
- Sẵn sàng!
Chúng tôi đi xuống sàn nhảy. Vũ trường lấp lánh đèn màu, âm
nhạc rộn rã. Nhiều đôi trai gái đang quay cuồng nhún nhảy trên đường pit rộng lớn. Chúng tôi chọn một bàn đôi gọi đồ uống. Hơi men bốc lên đã
thôi thúc chúng tôi vào cuộc. Tôi đổi bạn nhảy cho vài đôi khác, boa cho các vũ nữ rồi thanh toán tiền bàn cáo lui. Thang máy lên tới lầu bốn
thì Rosanna kéo tôi ra.
- Về phòng em đi! Từ bữa quen nhau anh chưa đến phòng em lần nào, thật là bất công!
- Nếu em mời thì anh rất sẵn lòng! Sao lại gọi là bất công?
Nàng mở cửa phòng bốn trăm mười hai rồi né người nhường bước cho tôi rất điệu bộ. Phòng nàng rộng hơn, sang trọng hơn.
- Tủ lạnh đầy đồ uống anh thích gì lấy mà dùng. Em xin phép vào toa lét chút xíu!
- Cô cứ tự nhiên. Ta vừa uống rồi, ngồi chuyện trò với nhau vui hơn.
Nàng vào buồng tắm xả nước vào bồn ào ào. Mấy phút sau Rosanna
quàng hững hờ cái khăn tắm trên ngực thả xuống đùi từ trong toa-lét bước ra cười rạng rỡ.
- Trong khi chờ em sấy tóc đến lượt anh vào tắm.
Tôi ngần ngại.
- Tôi vừa tắm... hơn nữa ở đây không có đồ thay!
- Thôi đừng kiếm cớ nữa. Nhảy mấy bài mồ hôi toát ra là hôi xì
ngay! - Nàng tuột luôn chiếc khăn tắm trên mình quăng cho tôi - Cái này
quàng vào là quá đủ rồi!
Da thịt nàng rực sáng như ngọn nến khiến nhục cảm trong tôi
trào dâng. Nàng giúp tôi thoát y. Tôi vơ lấy chiếc khăn che mình nặng nề vô thức lê bước vào buồng tắm.
Tôi ngâm mình trong nước lạnh cho cảm hứng tụt xuống nhịp độ bình thường.
Cuối cùng thì tôi cũng quấn chiếc xà rông đẩy cửa bước ra. Nàng đã sấy tóc, trang điểm và che mình bằng chiếc váy ngủ mỏng tang. Nàng
tiến lại bên tôi quàng tay lên vai soi mình vào mắt tôi... Cả hai tìm
đến làn môi nhau. Rosanna đẩy tôi ngả xuống giường. Tấm đệm rùng lên
nhún nhảy, mảnh sà-rông tuột ra...
Mười hai giờ tôi trở về phòng quăng mình xuống giường, chán
chường, ân hận tự tội. Trong đời tôi đây là sự sa ngã đầu tiên về sắc
dục. Hồi đến biệt cứ An-pha, nhiều đêm Tùng Lâm cho Diệu Lan vào phòng
khuấy động cảm xúc của tôi. Nhưng tôi vẫn dừng lại ở những điểm dừng cần thiết. Nhưng với Rosanna thì tôi không sao cưỡng nổi. Cô ta đa tình
lẳng lơ nhưng thêm vào đó là có tri thức và một chút chân thực. Cô không trơ tráo phô trương nhục cảm vô học đẫm chất thương mại như Diệu Lan.
Thực ra Rosanna không phải là cô gái đẹp. Một người đàn bà hai
lần bỏ chồng và thay đổi hoặc đồng thời với hàng tá tình nhân. Thế nhưng nàng có một thân thể chắc lẳn đẫy đà và những cử chỉ ham muốn tinh tế
ngay cả lúc biểu cảm đến cuồng nhiệt. Nàng nhanh chóng lôi tôi vào cuộc
giao hoan phiêu lãng nơi quán trọ. Tôi vin vào lí lẽ đang cần điều tra
nàng nên không gì tốt hơn là đi sâu vào tâm hồn và thể xác nàng.
Bây giờ thì tôi thực sư ân hận là đã không còn trung thành với
Bạch Kim, người vợ thân yêu hiền hậu của mình. Tôi tự nhủ là mình sẽ
tránh xa Rosanna để không bị nàng thao túng nữa.
Hôm sau tôi quyết định đến thăm và mang quà cho nữ văn sĩ Huyền Trang.
Trước khi đi ông Bùi Hạnh có nói với tôi khá nhiều về nhân vật
này. "Bà xuất thân là cán bộ báo chí Bắc cộng thâm nhập miền Nam trong
thời chiến tranh. Bà theo cộng quân tiến vào chiếm Sài Gòn. Bà đã viết
những bài phóng sự bốc lửa gây cảm hứng cho đông đảo công chúng và trở
nên nổ tiếng hơn nhiều đồng nghiệp cùng thời. Gần đây bà chuyển sang
sáng tác văn chương. Có mấy cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất của bà là
"Chính Sử Làng Be", "Lão Mưa Chột" và "Trầm Luân" gây nhiều dư luận
trong giới văn học. Người khen là có nhiều phát hiện, chứa đựng nhưng ý
tưởng triết luận sâu sắc. Có giọng điệu đổi mới, muốn thoát ra khỏi cái
ước lệ chung chung sáo mòn. Kẻ chê là bi quan, tiêu cực, phủ định quá
khứ, phi hiện thực xã hội chủ nghĩa, là xuyên tạc, bịa đặt, là mũi dao
nhọn đâm vào niềm tin của nhân dân. Là phản bội sự nghiệp cách mạng.
Quyển "Trầm Luân" bị thu hồi nhưng trước đó nó đã kịp phát hành với số
lượng kỷ lục. Lập tức nó được in ấn ở nước ngoài bán cho cộng đồng người Việt hải ngoại...".
Ông Bùi Hạnh muốn có mối liên hệ mật thiết với "nữ quái" này.
Trước hết lôi kéo bà ta trở thành đồng minh tự nhiên của tự do, nhân
quyền. Bước tiếp có thể hướng bà ta hợp xướng với nhưng mục tiêu chính
trị của Liên Minh. Có thể gợi ý tài trợ phương tiện và tiền bạc để bà đủ sức sáng tác và hoạt động trong hoàn cảnh tẩy chay và kì thị của nhà
cầm quyền.
Nhưng khi tôi hỏi anh Hai Bền về nhân vật này thì anh cho biết.
- Đúng là những tác phẩm của Huyền Trang cũng gây nhiều dư luận trong độc giả cũng như các nhà phê bình. Có những lời tâng bốc quá lố,
nhưng cũng nhiều bái phê phán cứng rắn cực đoan, muốn khai tử sự nghiệp
đầy tham vọng của bà ta. Tuy nhiên về mặt nhà nước thì không có kết tội
hoặc ra một văn bản nào có tính kì thị và tẩy chay. Nhưng hình như các
nhà xuất bản cũng cứ đề phòng "đánh lầm hơn bỏ sót". Các cuốn sau của bà ta khó được in hơn nên vắng bóng dần trên văn đàn. Tôi không sành văn
học nên cũng ít chú ý. Ông đến gặp Huyền Trang chắc sẽ nắm được nhiều
điều cần biết.
Đến tiếp kiến nhà văn nữ nên tôi không muốn đi một mình. Tôi
ngỏ lời Rosanna đi cùng thì cô ấy bằng lòng theo ngay. Hai chúng tôi đi
taxi tới đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Quán cà phê Huyền Trang nằm đầu một
hẻm nhỏ. Cửa hàng chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, kê hai dãy bàn nhỏ
xen vào mấy chậu cây cảnh. Hai chúng tôi chọn bàn trong cùng và gọi hai
li cà phê. Một người đàn ông chừng năm chục tuổi vừa đứng quầy bán hàng, vừa pha chế bưng bê phục vụ khách. Vào khoảng chín giờ quán rất vắng
khách. Chờ lúc không có người tôi mới tiến lại thanh toán tiền rồi hỏi
nhỏ.
- Tôi muốn được tiếp kiến nữ văn sĩ Huyền Trang. Thưa ông chúng tôi đến có đúng địa chỉ không ạ?
- Dạ đúng, nhưng xin ông bà cho biết quý danh?
- Tôi là Mc Gill, còn cô đây là Rosanna. Đây là tên Mỹ ghi
trong hộ chiếu. Còn tên Việt của chúng tôi là Hoài Việt và Hồng Ân.
Chúng tôi là nhưng độc giả hâm mộ, từ nước ngoài về muốn được tiếp kiến
nữ sĩ.
Người đàn ông ngần ngừ giây lát.
- Các vị không gọi điện báo trước nên sáng nay nhà văn bận sửa bản thảo không có kế hoạch tiếp ai.
- Chúng tôi không có số phận nên mới đường đột. Xin ông cho đăng ký ngày giờ tiếp kiến được không ạ?
- Vâng xin ông bà ngồi chờ cho chút xíu. Tôi vào hỏi ý kiến nhà tôi xem sao.
Nói rồi người đàn ông đi vào. Có một cô bé chừng mười lăm tuổi
đi ra trông hàng thay. Chúng tôi ngồi chờ chừng vài phút thì thấy một
thiếu phụ chừng ngoài bốn mươi tuổi theo ông chủ hàng bước ra. Chúng tôi đứng dậy cúi chào. Bà tươi cười đáp lễ và lần lượt bắt tay hai chúng
tôi.
- Chào hai vị! Quý vị mới ở Mỹ về à? Cuộc hành trình tốt đẹp chứ?
- Cảm ơn bà! Trở lại cố hương chúng tôi rất xúc động nên không
thấy mệt nứa. Tôi bay từ Mỹ còn cô Rosanna là từ Pháp. Chúng tôi quen
nhau ở khách sạn và quyết định cùng đến thăm nhà văn.
- Cảm ơn! Chỉ có điều hơi đường đột nên tôi chưa chuẩn bị đón
tiếp quý vị. Xin mời vào nhà trong ta chuyện trò cho thoải mái. Ngồi đây khách khứa ra vào không tiện.
Chúng tôi theo bà vào buồng trong.
Đây là nơi vừa là phòng ngủ, vừa là nơi làm việc nên bàn ghê kê xen với
giường nằm, tủ áo kê liền với giá sách, bàn gương. Chúng tôi ngồi quanh
bàn làm việc của bà' đàng chồng bản thảo ngổn ngang. Lọ hoa, chặn giấy,
ống bút, điện thoại chen nhau chiếm những chỗ còn lại.
- Các vị uống gì? Cà phê ở đây rất ngon! Sự thật chứ không phải tôi muốn quảng cáo đâu!
- Dạ thưa rất ngon nhưng hai chúng tôi vừa uống trước khi đề nghị xin tiếp kiến bà.
- Thế thì uống trà vậy.
Nói rồi bà ra hiệu cho cô con gái pha một bình trà. Sau một hồi thăm hỏi xã giao tình hình, trong ngoài nước tôi đi vào chủ đề chính
của cuộc viếng thăm.
- Thưa chị, cho phép tôi xưng hô thế cho thân mật. Tôi là phóng viên báo Chim Việt, cơ quan ngôn luận của Liên Minh Việt kiều Hải
ngoại. Đó là tổ chức rộng lớn của ba mươi sáu phân hội nằm trên khắp các châu lục. Từ Bắc Mỹ đến Châu Úc, từ Á Châu Đại lục đến các Đảo quốc. Từ Tây Âu, Bắc Âu, giờ đây thêm Đông Âu và các nước trong Liên Xô tan vỡ
nữa. Mục tiêu chính trị của Liên Minh chúng tôi là tranh đấu cho một
nước Việt Nam tự do dân chủ để sớm hoà nhập vào cộng đồng văn minh nhân
loại. Tôi làm báo nên cũng đã được đọc các tác phẩm của chị. Chúng tôi
thấy có sự đồng điệu là phổ quát, dị biệt là hữu hạn. Liên Minh thấy chị đúng là một nhân tài kiệt xuất của con Lạc cháu Hồng! Và vì thế mà
chúng tôi coi chị như bạn đường, như đồng minh tự nhiên, như một chiến
sĩ của tự do.
Huyền Trang cười.
- Cảm ơn về những đánh giá quá to tát của anh về tôi. Tôi không tường tận về Liên Minh của quý vị Nhưng các vụ xử án gần đây ở trong
nước tên cái Liên Minh đó cũng được nêu ra giữa toà và in trên báo chí.
Không biết họ có tuyên truyền vu cáo quý vị không?
Rosanna tham gia.
- Trong nước làm gì bọn em đâu có biết. Sống ở nước ngoài nghe
mấy người di tản nói thì mọi tầng lớp dân chúng ở quê hương đều đói rách khốn khổ. Chính trị độc tài, cường quyền áp bức, nhà nước cảnh sát, văn hoá xã hội nghèo nàn, hạ tầng cơ sở nát như tương. Nhưng về nước thì em thấy dân chúng vui vẻ lạc quan lắm. Đời sống cũng khá đầy đủ, thậm chí
còn phồn vinh hơn thời ông Thiệu nhiều!
Sợ sa vào cuộc thảo luận lai rai lạc chủ đề tôi đành ngắt lời Rosanna chuyển hướng đề tài.
- Thưa chị, nhân chuyến về Việt Nam nhà Xuất bản Lạc Hồng ở
Little Sài Gòn có nhờ tôi chuyển tới chị ba cuốn "Trầm Luân" và một ngàn đô là tiền nhuận bút tác phẩm trên của chị.
Huyền Trang tỏ vẻ ngạc nhiên nhìn tôi và chất vấn.
- Lạc Hồng là Nhà Xuất bản nào mà tôi chưa từng quen biết họ?
- Chị không biết cũng đúng thôi. Đó là Nhà Xuất bản tư nhân rất nhỏ. Họ mến mộ tài nghệ của chị nên mạn phép in để quảng bá giai phẩm
trong dân chúng. Mong chị cảm thông và tha lỗi cho họ.
- Họ có viết thư gửi kèm cho tôi không?
- Dạ không. Họ chưa quen và cũng chẳng biết địa chỉ. Thêm nữa
viết những nội dung muốn nói ra thư, giấy trắng mực đen e chẳng tiện. Họ chỉ gởi lời miệng thôi.
- Thế chủ Nhà Xuất bản đó là ai?
Tôi thấy lúng túng vì thực tình không biết. Tất cả do ông Bùi
Hạnh giao qua tay chứ tôi không hề biết chủ nhân của khoản tiền một
nghìn đô-la và những tập sách. Tôi đành tự thú với Huyền Trang sự thật
trên. Chị nhún vai lắc đầu thở dài.
- Người viết bao giờ cũng muốn có thêm bạn đọc. Được in là một
niềm vui lớn. Nhưng cách xử lí kiểu này, thực sự họ đã coi thường tác
giả. Ngàn đô là số nhuận bút gấp ba trong nước song nó mang tính bố thí, khinh thị người cầm bút!
- Đúng thế thưa chị. Nhưng tôi chỉ là người chuyển giúp chứ
chưa hề tham dự vào chuyện này. Tôi lấy làm tiếc là đã nhận chuyển tay
tới chị mà không tiếp xúc với người gửi. Có lẽ vì biết lỗi nên họ phải
tìm cách gián tiếp và tôi nghĩ họ cũng còn chút lương tâm.
Rosanna cầm cuốn sách ngắm nghía rồi nói.
- Hình như ở Pháp em cũng đã được đọc cuốn này, nhưng bìa trình bày khác hẳn.
- Đúng thế! - Huyền Trang xác nhận - Không biết cuốn này họ in
ấn ra sao chứ cuốn in ở Pháp họ đã bỏ đi những đoạn không hợp với khẩu
vị họ. Thêm nữa phần giới thiệu bên trên họ đã giải thích, phỏng đoán,
liên tưởng theo ý chủ quan để cố tình làm sai lạc chủ đề tư tưởng nguyên bản. Họ muốn nhào nặn tôi thành con rối chính trị theo ý họ. Tôi đã lên tiếng phản đối nhưng họ lại thông báo với công chúng rằng tôi bị sức ép từ bên trong buộc phải chối bỏ ý thức phản kháng để được yên thân! Cuốn sách đã được dư luận đa phương chú ý. Khen ngợi, chê bai, tâng bốc, la
lối, hoan nghênh, phỉ báng. Tôi phải đứng giữa hai làn đạn! Hi vọng bạn
đọc sẽ hiểu tôi!
- Chị vẫn tiếp tục sáng tác chứ?
- Tôi từ bỏ mọi tham vọng khác để viết. Trước hết vì tôi yêu
thương Tổ Quốc tôi, nhân dân tôi. Tôi muốn phản ánh chất bi tráng của
lịch. sử thời tôi đang sống. Cả hoa và máu, cả vinh quang và thất vọng,
cả hạnh phúc lẫn khổ đau, cả được và mất, cả vô thần và tín ngưỡng, cả
hiện thực khách quan và biểu cảm chủ thể. Khi đã đề cập đến nhưng điểm
nhạy cảm của cuộc sống và biểu lộ quan điểm cá nhân thì ắt phải tác động đến nhiều người.
- Đó thực sự là một nghề mạo hiểm nhưng đầy lãng mạn.
- Tiếp cận chân lý thực sự là một cuộc thám hiểm. Chỉ a dua,
bắt chước, hùa theo thì chẳng bao giờ có sáng tạo. Thiên chức của nhà
văn là sáng tạo như Aymé nói "phải làm nốt những điều Chúa chưa kịp nghĩ ra". Người ta chưa quen với điều mới lạ Thời xưa nhiều vị hiền triết,
thi nhân, văn tài, bác học từng bị l'ném đát' bị "tùng xẻo", bị "voi
giày, ngựa xé" bị "nấu trong vạc dầu" bị "thiêu trên giàn lửa". Họ có
thể bị tàn tật hoặc thiệt mạng. Nhưng chân lí thì cắt không đứt, đập
không tan, phơi không tàn, đốt không cháy. Thời nay không còn những cực
hình đó nữa nhưng cũng không thiếu những hình phạt khác. Đơn giản nhất
là không ai in rác phẩm của mình nữa! Điều đó cũng ngang với bản án tử
hình!
Rosanna láu táu.
- Chị cứ viết đi rồi chuyển ra nước ngoài em thu xếp in cho.
Nếu được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp... chị có thể giàu to! May mắn có khi còn trúng giải Daudié của Pháp, Grant của Anh, Apache của Mỹ cũng
chưa chừng. Nước nào cũng có loại giải dành cho tác phẩm nước ngoài dịch sang ngôn ngữ của họ.
- Và cũng có thể nhận được ngàn đô, với ba cuốn sách, không thư kèm theo? Hay được bài giới thiệu dài quá nửa quyển nhào nặn mình thành một hình hài khác sao cho phù hợp với khẩu vị chính trị chống cộng của
họ? Vinh quang đấy chứ!
Hai chúng tôi cùng cười. Nhân lúc vui vẻ tôi đưa cho chị tập tài liệu "Chuyển lửa về quê hương".
- Đây là cương lĩnh tranh đấu của Liên Minh Việt kiều Hải ngoại được thông qua ở Đại hội IV Arlington. Xin tặng chị làm tài liệu tham
khảo. Ai thích đọc xin chị quảng bá tinh thần đại nghĩa này cho. Nay
quan hệ Việt-Mỹ đang trong xu hướng bình thường. Chúng ta có rất nhiều
phương tiện thông tin liên lạc làm cho đôi bờ đại dương xích lại gần
nhau. Có ý kiến gì đồng điệu tri ân xin chị cứ trao đổi với chúng tôi.
Liên Minh sẵn sàng chi trả những chi phí thông tin, vì thông cảm những
khó khăn của đồng bào trong nước.
Huyền Trang mỉm cười duyên dáng.
- Cảm ơn anh Hoài Việt rất nhiều! Trao đổi văn chương hoặc các
thông tin mới lạ thì tôi mê lắm. Tiện anh về đây tôi cũng xin phỏng vấn
anh đôi điều.
- Dạ có gì muốn được minh xác xin chị cứ hỏi.
- Năm qua trong nước có xét xử vụ án Nghiêm Bửu Châu giám đốc
phòng thí nghiệm C.C.C., cộng sự viên của Ngũ Giác Đài đã móc nối thuê
bao nghiệm trường với bọn phiến loạn trong nước để định thử một trái bom có chứa hoá chất độc cực mạnh ở chợ Bầu Trang. Tiếp đó lại vụ vận
chuyển hai trăm tấn vũ khí của Tàu bí mật chuyển vào mật cứ trong rừng
Minh Hải để âm mưu gây bạo loạn. Cả hai vụ trên công tố viên đều nêu
danh kẻ đầu trò là Liên Minh Việt kiều Hải ngoại. Nhân dân trong nước
rất bất bình. Còn tôi cũng hơi nghi ngờ không biết có phải Liên Minh của các vị đã chủ xướng mấy trò phiêu lưu tuyệt vọng đó không? Hay người ta đã bày ra màn kịch đó để bêu riêu uy tín của quý vị?
Tôi bàng hoàng sửng sốt vì câu hỏi khó trả lời này. Có mặt
Rosanna ở đó nên tôi không thể nhận tội cho Liên Minh được. Tôi đành giả ngô giả ngọng nói lảng.
- Thưa chị, Liên Minh là một mặt trận rộng rãi mang tính...
toàn cầu. Có nhiều tổ chức tham gia nhưng vẫn hành động độc lập với
những chủ trương cực đoan của mình nhiều khi vượt ra ngoài khuôn khổ
cương lĩnh chung. Tôi có nghe láng máng nhưng không rõ bằng chị nên chưa thể trả lời dược. Tôi hứa sẽ điều tra rõ vụ này rồi thông báo sau. Hiện nay chúng tôi chủ trương ủng hộ tinh thần cho đồng bào trong nước. Đọc
những tài liệu này chị sẽ rõ. Chính đồng bào trong nước phải đứng dậy
nắm lấy vận mệnh của mình. Bên ngoài yểm trợ chừng mực nào thôi!
- Chắc đây chỉ là màn kịch để nâng cao cảnh giác của Việt cộng
thôi! Họ mạnh thế này, ba ông Liên Minh làm gì nổi mà chui đầu vào chỗ
chết!
Huyền Trang cười.
- Trên đời còn rất nhiều kẻ phiêu lưu tham vọng, ảo tưởng nên
mới dẫn đến những nghịch lý đẫm máu. Tôi sẽ đọc các tài liệu quý vị gùi
về. Tôi hoạt động văn học chứ không phải chính khách ham hố quyền hành.
Tôi có thể chết chò văn chương chứ không bỏ mình vì chính trị, hiển
nhiêu tôi không muốn làm con thiêu thân hay cái ngòi nổ của bất cứ âm
mưu nào. Các vị đừng quá kì vọng vào tôi mà thất bại. Nhuận bút thì tôi
đòi nhưng không nhận bất cứ sự tài trợ vô nghĩa nào.
- Vâng tôi hiểu chị.
Chúng tôi vui vẻ đứng dậy cáo từ nhà văn. Chị tiễn chúng tôi ra cửa và còn thắm thiết gửi lời chào đến đồng bào Hải ngoại.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT