Tôi tỉnh dậy khi mặt trời đang nổi lềnh bềnh trên mặt sóng. Mũi thuyền
chếch theo hướng Tây Nam. Tiếng máy nổ đều đều và Trương Tấn Hào vẫn
ngồi im lặng như pho tượng trước vòng lái. Tùng Lâm nằm ngáy ngon lành,
nước dãi chảy ra bên mép. Còn Bảy Dĩ thì đang xem lại đống hành trang
lộn xộn của y trong chiếc túi xách to xù mà y luôn đeo kề bên hông. Liếc thấy tôi tỉnh dạy, Dĩ thu vội lọi thứ vào trong túi rồi kéo
phéc-mơ-tuya, khoá lại. Tôi lần đến bên vòng lái tò mò:
- Hiện nay chúng ta đang ở đâu thưa đại úy?
Như bừng tỉnh khỏi những ý nghĩ đang theo đuổi, Tư Hào lúng túng đến một phút mới trả lời tôi:
- Hiện giờ ta đang ở khoảng 7,6 vĩ độ bắc, 105 kinh độ đông.
Cách hòn Nhạn hơn bốn mươi hải lí về phía Đông Nam. Bên trái chúng ta
gần trăm hải lí là quần đảo san hô Scowfell Shool. Phía trước hai trăm
hải lí là hoang đảo Charlotte Bank.
- Không có hải đồ, nghe anh nói tôi vẫn chưa hình dung nổi.
- Dạ có chi là khó - Anh lộn trái vỏ bao thuốc lá lấy bút bi vẽ qua hình bờ biển - Cà Mau đây nhé. Phú Quốc đây, ta đang ở chỗ này.
- Thế là ta sắp vào vịnh Thái Lan?
- Dạ.
Nhìn sang chân trời phía Tây Bắc, mặt biển lấm tấm những chấm
đen. Đó là những ngư thuyền đi khơi. Trên bầu trời một đàn chim hàng
ngàn con dang bay về hướng Đông.
- Ôi đàn chim biển đông quá.
Hào nhìn theo tay tôi chỉ, anh mỉm cười:
- Chim trời đấy. Lợi dụng những dòng khí nóng đối lưu, đường
bay của chúng kéo từ lục địa này sang lục địa khác. Chim biển không hành binh theo đội hình đó. Nó bay loạn xạ chao đảo trên mặt sóng. Gặp chim
biển là đoán được khoảng cách đến đất liền, đến những đảo san hô hay
những hòn núi đá. Ó biển ưa những hòn đảo cô đơn. Hải âu thích những cửa sông, bến cảng, đảo san hô. Hải yến quần tụ trên những vách đá dựng
đứng... Mỗi thứ chim có một thói quen, một xứ sở sinh tồn khác biệt.
Hào châm thuốc hút, cặp mắt mất ngủ mệt mỏi buồn bã mờ ảo trong làn khói. Nếu thuyền cứ chạy thẳng thì anh để tôi giữ lái cho, anh nằm
nghỉ đi ít phút.
- Liệu thế có được không? - Bảy Dĩ cũng hỏi xen vào.
- Trong vòng hai trăm cây số nữa mặt biển vẫn mênh mông ở độ
sâu trên bốn trăm bộ. Chỉ cần giữ nguyên góc phương vị như thế này là
được. Nếu gặp tàu phía trước thì các anh gọi tôi dậy. Biển tuy rộng
nhưng cũng phải biết luật tránh nhau đó.
- Anh cứ yên tâm nghỉ đi.
Tôi ngồi vào vòng lái. Hào xuống khoang xem lái máy móc rồi rút trong túi xách ra chiếc bánh mỳ kẹp thịt nhai ngon lành. Ăn xong anh tu một hơi nước rồi lăn ra chiếc đi-văng trên ca-bin ngủ thiếp đi.
Giữa biển khơi mênh mông con thuyền như nổ máy đứng yên. Đặt
tay lên vòng lái tâm hồn tôi bỗng nao nao xúc động. Chưa bao giờ tôi
nghĩ đến mình sẽ lái con tàu đi giữa đại dương, giữa một vùng ngắt xanh
trời nước.
...
Tám giờ mời bảy phút tôi thấy chân trời phía trước ánh lên một
chấm sáng như bạc. Tôi thích thú ngắm nhìn cái hiện tượng lạ lùng do
chính mình phát hiện ra. Chỉ vài phút sau, cái hiện tượng được coi là lạ lùng đó rõ dần hình dáng một con tàu. Điểm sáng sẫm dần lại. Hai động
tử chuyển động ngược chiều cùng phương nên khoảng cách rút lại nhanh
chóng. Tôi đưa chiếc ống nhòm bội số mười hai lên mắt. Hình con tàu hiện ra lồ lộ. Nó đang đi thẳng về phía chúng tôi. Tôi buộc phải gọi Hào.
Anh mở cặp mát đỏ hoe ngơ ngác rồi vục dậy. Anh nheo mắt quan sát tàu lạ rồi đánh tay lái cho con thuyền chếch trái vài độ. Qua ống nhòm tôi
cũng thấy chiếc tàu kia quặt phải để lộ ra cái sườn bên trái. Trương Tấn Hào giằng lấy cái ống nhòm. Bằng một tay anh làm một động tác mạnh mẽ
quặt hướng tàu sang phải. Chiếc tàu lạ cũng chuyển hướng đi như có ý
định chặn đầu con thuyền của chúng tôi.
- Anh Bảy gọi anh Tùng Lâm dậy mau. Chiếc tàu lạ có vẻ muốn khiêu khích chúng ta.
Tùng Lâm bừng tỉnh, anh xách cây tiểu liên lên đạn "roạt" rồi
tìm một tư thế bắn thuận lợi hướng về phía trước. Tôi mở nắp rốc-két,
kéo dài ống phóng về tư thế sẵn sàng chiến đấu. Hào chạy theo một đường
chếch, cố tăng khoảng cách đến con tàu lạ nhưng không biểu hiện ý định
bỏ chạy để thăm dò đối phương. Một lần nữa tàu lạ lại tìm hướng đón đầu
để tiếp cận.
- Tàu nó khoảng hơn trăm tấn, không lớn hơn tàu mình là bao ta
không để cho nó bắt. Có thể đó là tàu của bọn hải tặc. Không cờ, không
số.
- Ta phải kiềm chế, cố gắng đừng để xảy ra đụng độ. Trường hợp
không sao thoát nổi mới phải nổ súng. Các chiến hữu nghe lệnh tôi - Bảy
Dĩ hét to để bọn tôi nghe rõ. Tiếng máy tàu tăng lực nổ dữ dội. Bảy Dĩ
nghển ra cửa sổ để quan sát tình hình.
Khi khoảng cách rút lại trong vòng trăm mét. Hào tạo một đường
cát táo bạo, con thuyền lượn nghiêng một góc độ rất nguy hiểm. Con tàu
lạ bất ngờ theo đà lao thẳng, cự li đã mở rộng. Thuyền chúng tôi táng
tốc tháo chạy về hướng Nam. Bị mất mồi tàu lạ mở vòng lượn lớn quay mũi
bám đuôi tăng tốc đuổi theo. Chúng mở mê-ga-phôn oang oang ra lệnh
"Stop! Stop''!. Hào vẫn cố gắng tăng tốc chạy miết. Nhưng rõ ràng tàu
địch mạnh hơn, khoảng cách đã thu lại. Tôi đã tính đến nước phải nổ
súng, nhưng Bảy Dĩ chưa cho lệnh. Bỗng một tràng súng máy ré lên nã vào
buồng lái. Bảy Dĩ trúng đạn ngã vật xuống. Hào phải nằm xuống tránh đạn, tay với lên vòng lái điều khiển con thuyền. Tùng Lâm muốn bắn lại nhưng tàu địch cao, mũi nghếch lên che cho khoang lái. Địch đang lợi thế. Tôi không dám nổ súng vì hai tàu còn trên một đường thẳng, tia lửa phản lực sẽ thiêu cháy cả con tàu của chúng tôi.
- Quay ngang ra anh Hào ơi. Khẩn cấp.
Hào kéo mạnh vòng lái. Con thuyền tạo ra một góc bốn nhăm độ
với hướng cũ. Sườn tàu cướp hiện ra, tôi bấm cò. Viên rốc-két xé gió lao vào khoang máy tàu địch. Một ánh chớp màu da cam cùng tiếng nổ dữ dội
xô nghiêng chiếc tàu trăm tấn. Nó bốc cháy ngùn ngụt. Lúc đó Tùng Lâm
mới dùng tiểu liên tỉa gọn những tên sống sót nhô lên boong.
Hào định lái thuyền chạy thẳng nhưng tôi ngăn anh lại:
- Đánh rắn phải đánh giập đầu. Nếu để thoát, nó kêu đồng đảng lại báo thù.
- Đúng đấy - Tùng Lâm góp ý kiến thêm - Chúng mình sẽ đến đất
Thái. Nếu nhận biết số thuvền của chúng mình chúng có thể vu cáo mình
tiến công trước. Giữa biển, sans loi, sans témoin1 (Không luật pháp,
không nhân chứng)... Tòa án của chúng, mình đâu đủ lý để chống nổi
chúng.
Hào vòng thuyền lại. Tùng Lâm tỉa nốt hai tên cướp còn cố bám
lấy ca-bin chống lại chúng tôi. Chiếc tàu chìm dần. Mặt biển loang ra
một mảng dầu nhờn bóng loáng.
Tôi quay lại chỗ Bảy Dĩ. Y bị đạn xuyên qua bả vai sang ngực.
Máu sủi bọt trên vết thương có thể đạn xuyên qua phổi. Tôi xé cuốn băng
và mảnh gạc băng cho anh ta. Chúng tôi đặt Dĩ nằm ngay ngắn trong khoang thủy thủ rồi tiêm kháng sinh cho anh ta. Dĩ rên rỉ:
- Tôi chết mất. Hãy cứu tôi...
Chín giờ hai mươi lăm phút cuộc hành trình tiếp tục. Tôi thu
dọn, xóa mọi dấu vết trận hải chiến trên con thuyền. Tôi bỗng thể ý đến
chiếc túi da khá lớn mà Bảy Dĩ vẫn kè kè đeo bên người đang nằm trên sàn tàu. Bảy Dĩ là người thế nào vẫn là dấu hỏi lớn đối với tính tò mò nghề nghiệp của tôi. Có thể những thứ đựng trong chiếc túi da kia sẽ giải
thích được phần nào hành tung bí ẩn của anh ta.
Chờ lúc Tùng Lâm lên ca-bin nống rượu mừng thắng lợi và tán
chuyện ba láp với viên đại lý hải quân, tôi mới mở chiếc túi da của Bảy
Dĩ ra.
- Vàng, rất nhiều, được đựng trong nhũng chiếc hộp nhỏ.
Đô-la vài xấp, có tới hàng chục ngàn. Những thứ này không ngoài dự đoán của tôi...
Vài bộ quần áo. Một cuốn tiểu thuyết A la recherche du temps
perdu2 ("Tìm lại thời gian đã mất" của nhà văn Pháp Mác-xen P.rút) của
M.Proust - Khá thú vị.
Một tập an-bom gắn ảnh gia đình bè bạn không dày lắm (chuyện thường tình). Không có bộ mặt nào quen thuộc.
Hết.
Tất cả không có thứ gì thỏa mãn tính tò mò của tôi. Vàng,
đô-la, quần áo... không chứa đựng điều gì. Hãy loại ra. Còn cuốn tiểu
thuyết tiếng Pháp dày cộm này anh ta mang theo làm gì? Tôi lật lại vài
trang rồi giũ ra. Không có gì. Mở tờ bìa phụ bọc ngoài tôi thấy có lá
thư gài bên trong. Ngoài bì đề địa chỉ:
Xuy Kin Hua
Woong-Te-Tsien street 7652 Nrd Hong Kong.
Không có tên người gửi. Cũng thú vị đấy. Tôi sẽ mượn lá thư này vài giờ. Tôi xem lại tập an-bom bìa mia-ca trong suốt. Có năm tấm ảnh
màu cỡ 6 X 9 làm tôi chú ý. Tôi bóc ra một chiếc. Tờ bìa an-bom đen bồi
phía sau, trên mép có vết hồ bóng. Tôi khẽ nạy bằng lưỡi ca-níp thì giữa hai lần giấy xuất hiện mẩu phim mỏng chụp những dãy số li-ti không có
kính phóng không thể đọc nổi. Hơn nữa nó là bản mật mã, không có khóa
cũng đành chịu. Tuy hấp dẫn nhưng tôi cũng đành nhét trả lại như cũ vào
an-bom. Ba tấm ảnh sau có chứa ba giấy chứng chỉ nhỏ xíu. Một mặt có vết lăn hai ngón tay. Mặt sau chỉ đề mấy chứ lẫn với số N3P7. D4K2L3.
MGK2B1. Cả ba tấm ảnh dán trên chứng chỉ đều bị bóc. Nhìn con dấu nổi
hằn sang mặt trái tôi thấy rõ hình đầu con ó, tấm mộc và chiếc kim la
bàn. Đó là biểu tượng của cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tôi ghi
mấy chứ số và đặt mọi thứ vào chỗ cũ.
Tôi tiếp tục tiêm kháng sinh cho Bảy Dĩ. Tôi cũng cho anh uống
thuốc an thần để anh ngủ ngon đỡ cơn đau buốt. Trong cơn mơ tỉnh, thỉnh
thoảng Dĩ lại kêu "Cái xắc của tôi đâu?". "Đưa cho tôi cái túi".
Chờ cho Tùng Lâm nằm ngáy trên ca-bin tôi mới nhấp nước bọt mở
lá thu ra đọc trộm. Tai ác thay lá thư lại viết toàn bằng chữ Hán. Làm
sao bây giờ? Không có máy ảnh. Chép cũng không nổi. Sau một hồi suy
nghĩ, tôi viết liều một lá thư bằng chữ in hoa để giấu bút tích:
BẠN CÓ LÁ THƯ GỬI TAY RẤT QUAN TRỌNG. TÔI KHÔNG ĐẾN CHỖ BẠN
ĐƯỢC VÌ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH, CHỜ CÓ NGƯỜI TIN CẨN ĐI HONG KONG TÔI SẼ
CHUYỂN ĐẾN TAY BẠN, CÙNG LẮM TÔI MỚI GỬI BƯU ĐIỆN.
Tôi nhét vào phong bì dán lại và để vào chỗ cũ. Lá thư chính tôi giấu vào gói hành trang của mình.
...
Theo dự tính ban đầu, chúng tôi định đến Thái Lan. Nhưng do xảy
ra trận hải chiến, dầu mỡ bị tiêu hao nhiều lại có người bị thương nên
Hào khuyên chúng tôi đổ bộ vào nơi nào gần nhất.
Bảy Dĩ đã khá hơn. May mà cầm được máu. Câu hỏi đầu tiên sau một thời gian dài mê mệt là:
- Cái túi của tôi đâu?
- Ở ngay đầu anh đó. Anh yên tâm, bọn tôi phải giữ gìn cho anh chứ.
- Cảm ơn, rất cảm ơn các chiến hữu đã cứu sống tôi. Liệu ta sắp tới đích chưa?
- Sắp rồi. Thế giới tự do đang dang tay chào đón ta đó!
Sau gần hai ngày đêm lênh đênh trên biển cả, vật lộn với sóng
gió, chiến đấu với hải tặc, chúng tôi đã nhìn thấy dải đất xanh mờ hiện
lên phía trước.
- Đất liền kia rồi? - Tôi vui sướng reo lên.
- Chưa phải. Đấy mới là đảo Kivaj. Mười lăm dặm nữa mới là lãnh hải của Mã Lai. Tôi sẽ đưa các vị đến cửa sông Majali.
Khi thấy an ninh tạm thời không còn bị đe dọa nữa, chúng tôi
quyết định quăng xuống biển tất cả vũ khí còn lại để dễ bề ăn nói với
nhà cầm quyền địa phương.
Mặt biển đã thấv nhộn nhịp nhàng tàu thuyền đánh cá. Chúng tôi
tiến thẳng vào cửa sông. Phong cảnh đất nước này cũng không khác lạ với
nền duyên hải của chúng ta là bao. Những vườn dừa bát ngát. Những ngôi
nhà mái tôn lè tè nằm bên cồn cát, chen chúc nhau ven sông. Dân chài
ngồi vá lưới, phơi cá bên bãi cát. Không ai để ý đến chiếc thuyền lạ xâm nhập lãnh hải của họ. Trương Tấn Hào lái thuyền vào sát một thị trấn
nhỏ. Chúng tôi tìm một chỗ thuận lợi buông neo và bắc cầu. Tùng Lâm ở
lại trông coi Bảy Dĩ, còn tôi và Hào thì lên bờ. Đám trẻ con nước da màu bánh mật với cặp mắt tò mò xúm quanh chúng tôi. Tôi đi thẳng vào đường
phố để tìm gặp một viên cảnh sát sở tại Hào hỏi thăm vài người bằng
tiếng Anh, họ đều lắc cầu không hiểu. Đất nước này trước đây là thuộc
địa của Vương quốc Hồng Mao nhưng bọn thực dân đã ra đi từ lâu nên ảnh
hưởng văn hóa ở vùng thôn đã này xem ra đã phai nhạt.
Chúng tôi đã nói chuyện được với người chủ mọt hiệu buôn. Ông ta chỉ cho chúng tôi đến cơ quan hành chính của quận Majali.
Viên đại diện của nhà chức trách địa phương tiếp chúng tôi không lấy gì làm niềm nở lắm. Ông ta nói:
- Có nhiều người Việt Nam di tản bằng đường biển vào đất nước chúng tôi một cách bất hợp
pháp gây cho chúng tôi những rắc rối về ngoại giao và kinh tế. Chính phủ chúng tôi quy định mọi người tị nạn đều được hướng dẫn tới đảo Kivaj.
Hội đồng thập tự sẽ giúp họ lều bạt và thực phẩm để họ chờ đợi giấy phép nhập cư vào một nước nào đó chịu nhận.
- Cảm ơn ngài đã hướng dẫn chúng tôi. Có điều không may là trên đường chạy trốn, chúng tôi bị tàu tuần tiễu bắn đuổi. Một trong bốn
chúng tôi bị thương nặng cần được cấp cứu. Mong ngài giúp đỡ chúng tôi
khi nào người đồng hương của chúng tôi bình phục, chúng tôi sẽ đến
Kivaj.
Thấy vẻ mặt của người đôi thoại ngần ngại, tôi phải nêu ra đề nghị cụ thể để ông ta để trình lên cấp trên.
- Xin ngài cho phép chúng tôi thuê một bác sĩ đến khám và chữa
chạy cho người bạn của chúng tôi ở dưới thuyền. Tốt hơn nữa là xin cho
anh vào nhà thương. Còn ba chúng tôi xin được thuê một buồng ở khách sạn nào đó ít ngày. Phí tổn chúng tôi sẽ thanh toán bằng đô-la! Xin các
ngài tạm thời coi chúng tôi như khách du lịch ngoại quốc.
Đề nghị đó làm cho vẻ mặt quan chức này nhẹ nhõm hơn. Ông ta bảo chúng tôi chờ cho mươi phút.
Cuối cùng thì họ hướng dẫn chúng tôi làm một đơn tạm trú để cấp cứu vì tai nạn cùng với một biên bản xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp vì
lý do tị nạn chính trị. Hai viên cảnh sát theo chúng tôi xuống thuyền
khám xét qua loa rồi cho phép chúng tôi thuê xe về trọ trong một khách
sạn nhỏ ở thị trấn.
Bảy Dĩ không đến bệnh viện. Anh muốn cùng chúng tôi ở khách sạn và thuê bác sĩ đến chữa. Một thày thuốc đến thăm bệnh, tiêm, rửa vết
thương và thay băng hàng ngày cho Dĩ. Viên đạn đã không gây ra hiểm họa. Những bộ phận quan trọng không bị thương tổn lớn. Không khí ngoài biển
trong lành, tôi lại tiêm kháng sinh đều đặn nên vết thương khô miệng
không bị nhiễm khuẩn.
Mặc dù còn yếu, Dĩ đã kéo chiếc máy điện thoại đến bên mình.
Anh ta dò hỏi các tổng đài để tìm ra số diện thoại của viên đại diện đại sứ quán Mỹ ở đó. Và anh đã tìm ra. Bảy Dĩ nhờ viên đại diện cho anh ta
được bắt liên lạc với ông Wrarrens, trợ lý Viễn đông vụ của công ty
Albert E.C.
- Xin ông cho biết quý danh. Ông Warrens hiện không có mặt ở đây.
- Tôi là Lê Văn Dĩ B.P. 321N Sài Gòn (Dĩ nhắc lại hai lần).
Cùng đi với tôi còn có ba quân nhân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Tướng Tùng Lâm, trung tá Nghĩa và đại úy Hào. Chúng tôi hiện đang nằm ở
khách sạn Thaman thị trấn Majali. Chúng tôi mong được sự che chở của
ngài Warrens và quý quốc.
- Chúng tôi sẽ trả lời ông trong vòng hai mươi bốn giờ.
Kết quả của cú điện thoại thật bất ngờ với tôi và Tùng Lâm.
Ngay cả Hào, người bạn chí cốt của Bảy Dĩ cũng không dám hy vọng: Nhờ sự can thiệp của tòa đại sứ Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao nước này, cả bốn
chúng tôi đều được cấp hộ chiếu để đến thủ đô chứ không phải quay ra nằm chờ ở đảo Kivaj nữa.
Tôi và Tùng Lâm làm đơn xin nhập cư vào Mỹ. Bảy Dĩ chưa có chủ
định rõ rệt. Anh còn chờ gặp Warrens xem công ty còn đảm bảo quyền lợi
gì cho anh không. Trương Tấn Hào không biết đi đâu. Ở Mỹ chẳng quen ai,
vợ con thì lỡ chuyến, tiền bạc chẳng có, anh rất buồn. Dĩ khuyên Hào ở
lại với mình, tìm chỗ làm ăn ở vùng Đông Nam Á đợi có dịp cuốn nốt vợ
con ra. Hào cũng phải dựa Dĩ vì Dĩ quen biết nhiều, hy vọng sẽ kiếm cho
Hào một công việc thích hợp.
Trước khi chia tay tôi rủ Hào đi chơi phố. Tôi muốn qua anh để hiểu biết thêm về Bảy Dĩ.
- Nhờ có anh Bảy chư không bọn mình còn phải nằm bẹp trên đảo Kivaj không biết đến ngày nào.
- Ồ, cha là người rất tháo vát. Bọn tôi phải chịu ơn cha nhiều lắm.
- Trước đây anh ấy lành việc ở Bộ Ngoại giao à?
- Không. Phó thường dân suốt. Không làm gì cho quân đội, cũng
chẳng phải quan chức chánh quyền. Có thời Bảy rao hàng cho một công ty
điện tử của Mỹ. Chỉ đơn thuần buôn bán thôi, ảnh không ưa chánh trị,
Nhưng ảnh kiếm được khá.
- Anh quen anh Bảy lâu chưa?
- Lâu rồi, từ lồi tôi bắt đầu làm việc với ngành hàng hải.
- Anh chở hàng cho anh Bảy à? Chở cho anh Bảy, chở cả cho người Mỹ. Khi quân Mỹ vào đông các nhà kinh doanh Mỹ cũng theo chân binh
lính. Những vụ buôn bán không qua Hải quan đó lớn lắm.
- Anh Bảy đông con không?
- Anh ta sống độc thân mãi. Mới lấy vợ vài năm nay, sinh được con nhỏ lại bị dị tật ở mắt phải. Thiệt tội.
Nhận được giấy nhập cư vào Mỹ tôi vẫn chưa viết thư báo cho anh chị tôi ở Qúebec biết tin. Tôi sợ nếu biết trước anh chị tôi sẽ làm
giấy đảm bảo cho tôi cư trú ở Canađa thì sẽ lỡ ý đồ của tôi. Cuối năm 1975, tôi và Tùng Lâm đến New
York. Đó là một mùa đông đầy tuyết phủ. Đám dân tị nạn người Việt sống
trong nhiều chưng cư tạm thời ở nhiều vùng trên đất Mỹ. Họ chờ đoàn tụ
gia đình, chờ công ăn việc làm, chờ nơi định cư lâu dài. Họ được nhận
một khoản trợ cấp hai trăm đô-la để duy trì mức sống tối thiểu. Tôi và
Tùng Lâm là tướng tá cả, nhưng sự tan rã hoàn toàn của chế độ Sài Gòn đã không còn một tổ chức nào phải chịu trách nhiệm đến số phận chúng tôi.
Người Mỹ tiếp nhận dưới khía cạnh nhân đạo. Tất nhiên đối với những sĩ
quan đã từng cùng hội cùng thuyền họ cũng có sự ưu đãi nhất định.
Số phận của tướng Tùng Lâm còn đáng buồn hơn tôi. Anh không tìm thấy tin tức vợ con hiện lang bạt nơi đâu. Mục tiêu trước mắt của anh
là đi tìm kiếm họ. Trái đất tuy chẳng to lớn gì so với tốc độ của thời
đại, nhưng với những người "vô danh tiểu tốt" thì lần tìm ra họ đâu phải dễ. Tùng Lâm buồn bã nói với tôi:
- Mình rất cảm ơn Nghĩa đã hết lòng giúp đỡ mình để đến được
đây. Nhưng mình không thể bám vào bạn mãi được. Mình sẽ phải lo tính
chuyện gia đình, chuyện kiếm sống lâu dài.
- Nơi đất khách quê người, ta phải tựa vào nhau mà sống. Anh Tư chẳng cần nói đến điều ân huệ. Vì thương vợ con mà anh Tư cứ đi hoài
nhưng tình kiếm thì sao thấy nổi. Phải nghĩ ra một phương sách đáng tin
cậy thì mới hy vọng tới đích.
- Đúng là đáy biển mò kim. Giá như phạm vi trong một nước, thì
ta có thể nhắn tin qua đài, qua báo chí. Nay chẳng biết ở nước nào thì
đành chịu thôi. Chỉ có cách đi gặp bạn bè cũ, từ người này lần ra người
kia may ra có ai họ biết.
- Đó cũng là phương cách hợp lý hiện nay. Theo tôi anh có thể
gửi thư nhờ hỏi qua tổ chức HCR ở mấy nước mà người di tản hay đến. Hy
vọng họ có danh sách và họ tìm giúp. Anh Tư nhớ đi đâu thì đi nhưng
thỉnh thoảng phai viết thư cho đệ - Tôi ghi địa chỉ ở Canađa cho anh - Gặp khó khăn gì trên đường đời hãy báo tin cho đệ. Có
cánh tay bè bạn mọi vấn đề trên đời đều bớt phần nan giải.
Chúng tôi từ biệt nhau mỗi người đi một ngả.
Trước khi bay đi Montrea, tôi đến thăm gia đình họa sĩ Bạch Vân ở New York. Thấy tôi đến, cả nhà đều vui mừng và ngạc nhiên.
- Anh sang đây từ hồi nào mà bữa nay mới đến với chúng tôi?
- Dạ thưa bác, cháu mới đến nước Mỹ được một tuần nay.
- Thế trước đó?
- Ở Việt Nam.
- Ở Việt Nam ? Nghĩa là anh đi sau biến cố 30 tháng 4.
- Dạ, cháu lên đường ngày 16 tháng 10.
- Bằng đường nào?
- Trốn tù rồi vượt biển.
- Trời! Thế mà thoát nổi. May mắn quá.
Tôi tường thuật lại cuộc hành trình. Chuyện phiêu lưu đó kích
thích tâm lý mọi người và tôi luô luôn nhận được những lời thán phục
nhất là ở những đứa trẻ. Ông bà ân cần hỏi đến dự định tương lai của
tôi.
- Cháu mới nhập cư vào nước Mỹ và sống tạm bằng trợ cấp tị nạn. Dĩ nhiên là cháu sẽ phải tìm ra một công việc thích hợp. Nhưng trước
mắt cháu phải sang Canada vì anh chị cháu đều sống bên đó.
Con trai ông bà Bạch Vân khuyên tôi:
- Nếu anh muốn, anh hãy ở đây với chúng tôi. Anh có thể chọn một công việc anh thích. Chúng tôi sẽ giúp anh.
- Cảm ơn anh đã quan tâm đến tôi. Tôi rất thích New York một thành phố gắn liền với nhịp đập chính trị của trái tim nhân
loại. Nhưng dù sao cũng còn phải chờ ỷ kiến của anh chị tôi.
Thực ra trong ý định đến thăm, tôi cũng có dụng ý nhờ vả ông
già một chút nhưng không phải chuyện tìm việc. Khi chỉ còn ngồi riêng
với họa sĩ tôi mọi lấy lá thư chữ Hán ra.
- Bác ạ, khi ra đi vội vàng có một người Tàu nhờ cháu gửi hộ lá thư cho ngươi bà con. Thư ngỏ, kèm theo mẩu giấy ghi địa chỉ. Vội vàng
lúng túng cháu để lộn đâu mất mảnh giấy. Xin bác làm ơn đọc giúp có thấy nói gì đến nơi làm ăn của người nhận không.
Ông già lấy kính lúp soi, đôi chỗ phải mở cả từ điển ra tra cứu. Cuối cùng ông nói lại đại ý của bức thư như sau:
Bức thư của ông Thanh gửi cho người bà con ở Hồng Kông nhờ
chuyển cho con gái là Hứa Quế Lan báo tin: ông vẫn sống mạnh khỏe và tin tưởng vào chế độ mới. Chưa có lãnh sự của Trung Quốc ở Sài Gòn nên cộng đồng người Hoa ở đây còn lo lắng ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ. Công
cuộc kinh doanh giảm nhịp độ, ông báo cho Hứa Quế Lan biết là chồng cô
ta vẫn sống tự do và rất muốn liên lạc với cô nhưng chưa biết địa chỉ
chính xác. Anh ta hỏi nhưng ông Thanh cũng không biết gì hơn. Anh không
biết cô đã mang đi đầy đủ giấy tờ về ngân khoản anh ta gửi vào ngân hàng Mahattan hay chưa. Sớm muộn thì anh cũng phải tìm cách đến với vợ,
nhưng trước mắt anh ta còn dở một số việc chưa thể ra đi ngay. Anh mong
thư và địa chỉ của cô. Hiện anh chưa có địa chỉ cố định, cô cứ gửi thư
qua chỗ ông Thanh. Còn ông Thanh thì khuyên con gái: nếu còn trung thành với chồng thì hãy cho y địa chỉ. Còn nếu đã định đi tìm một cuộc đời
khác thì chẳng nên báo địa chỉ cho chồng làm gì. Ông ta cũng mong thư
con gái. Ông nhắc là nếu ông P muốn giữ mối quan hệ cũ với ông L thì có
thể đến gặp ông Đ ở Hồng Kông. Vì P và Đ chưa quen nhau do đó Quế Lan có thể đứng ra làm trung gian môi giới. Hỏi địa chỉ ông Đ. ở Hứa Kim Hoa.
Đại khái lá thư là như vậy. Phần dưới khó hiểu và chàng có gì để tìm nổi địa chỉ của Hứa Kim Hoa hay Hứa Quế Lan.
- Thật đáng tiếc! - Tôi nhận lại lá thư và cảm ơn họa sĩ.
Tôi thấy rõ tầm quan trọng của lá thư. Phải chăng Hoàng Quý
Nhân vẫn còn sống. Thế thì cái xác chết cháy thu trong biệt thự Vie du
Château là ai? Hắn đã tạo ra một "hình nhân thế mạng" để thoát thân, tại sao hắn chưa ra đi còn ở lại làm gì? Ai giao nhiệm vụ cho hắn ở lại hay vì ra đi không kịp. Quan hệ giữa Bảy Dĩ và Hoàng Quý Nhân. Giữa Nhân và Warrens ra sao... Cứ như thế hàng chục câu hỏi liên tiếp hiện ra. Như vậy là phía địch vẫn có ít nhất một kẻ nắm được tung tích của tôi. Tôi phải cảnh giác nếu vô tình xảy ra một cuộc đối mặt mới. Lúc này hiệp ước
"bất khả tương xâm" sẽ hết ý nghĩa. Chuyện buôn lậu ma tuý quá khứ không đe dọa được hắn nữa. Hắn sẽ không để tôi yên một khi lợi thế nghiêng về hắn. Vì vậy hành tung của tôi phải khép kín lại.
Công việc buộc tôi phải hành động ngay.
Thứ nhất: Tôi phải báo cáo về Trung tâm nội dung bức thư Hồng
Kông đề nghị thẩm xét lại vụ Hoàng Quý Nhân xem y còn sống hay đã chết.
Hỏi thêm về tên Lê Văn Dĩ.
Thứ hai: Phải tìm địa chỉ hiện tại của Hứa Quế Lan. Ông L, ÔNG Đ, ÔNG P là ai. P có phải là tiến sĩ Price không?
...
Một người nữa tôi khao khát muốn gặp không phải là chuyện công
tác mà do một tình cám rất tự nhiên. Đó là người Mỹ John Antonie. Không
biết số điện thoại riêng của anh tôi phải điện thoại về bưu diện Fort
Worth nhờ họ tìm hộ trong tập danh bạ. Và tôi đã tìm thấy tiếng nói của
John ở đầu dây bên kia.
- Hello! Tôi đang nói chuyện với ai đó?
- Trung tá Phan Quang Nghĩa! Xin chào Antonio.
- Ôi, bạn thân mến! Hiện anh đang ở đâu?
- New York - Đại lộ số 5.
- Tuyệt vời! Hãy bay đến Olive với chúng tôi nhé.
- Cảm ơn. Tôi vừa từ Sài Gòn đến đây được một tuần. Tôi còn phải đi Canađa gặp gia đình. Vấn đề tài chính không cho phép tôi ở lại dây lâu hơn.
- Ngày nào bạn bay? Hai ngày nữa à? Thế thì tôi sẽ đến với bạn. Xin đừng lo vấn đề tài chính. Hãy tin ở sự giúp đỡ của bè bạn. Ngay bây giờ tôi sẽ gọi điện ra sân bay. Một người vừa từ Việt Nam đến thật hấp dẫn đối với tôi.
Chúng tôi đã gặp nhau ở khách sạn Atlantic.
- Cái ngày đáng có mặt ở Sài Gòn nhất là ngày 30 tháng 4. Thế
mà tôi không sao xin được hộ chiếu. Người ta còn bận chuyển đi những
người Mỹ ra khỏi đấy. Thật đáng tiếc! - Antonio buồn rầu nói với tôi -
Còn anh, lúc đó anh ở đâu?
- Ở Sài Gòn.
- Trong tư thế kháng cự?
- Không. Tôi bị Vixi bắt cùng với Bộ tư lệnh Sư 97 ở nam sông
Đan Ly cách sài Gòn gần hai trăm dặm về phía bắc. Họ bắt tôi dẫn đường
cho cánh quân hướng Bắc đánh vào thành phố. Nhưng tôi đã bỏ trốn về
trình diện ở Bộ Tổng tham mưu. Người ta trả lời là ở đây không còn việc
gì cho tôi nữa! Tôi về nhà nằm chờ sự sụp đổ.
- Tại sao lại ngồi chờ? Sao anh không mang chiếc máy ảnh ra mà chụp. Những tấm ảnh lúc đó rất cao giá.
- Tôi chưa từng là phóng viên nên không quen chụp những bức ảnh tài liệu, thời sự.
- Một sự nghiệp có thể bắt đầu từ một công việc chưa quen biết. Lần đầu tiên tôi viết báo vì phẫn nộ muốn gào thét lên cho mọi người
nghe thấy một đìều phi lý. Sau đó viết quen thì không phải chờ đến lúc
phẫn nộ mới viết. Lúc vui cũng muốn viết, muốn hát vang lên. Tôi phát
ghen lên với anh, còn anh lại chẳng nhận ra mình may mắn. Hạnh phúc lớn
nhất của Hemingway có lẽ là lúc ông cưỡi chiến xa vào Paris, của Polévoi khi vào Berlin , của Burchett, khi ông leo qua năm trăm dặm Trường Sơn vào vùng
Việt cộng... Còn tôi, tôi chưa làm được cái gì. Tôi sinh ra vào cái thời nước Mỹ không có chiến công, nước Mỹ dại dột.
- Chẳng lẽ anh lại thích thú khi chứng kiến ngày toàn thắng của Vixi!
- Tôi thích thú vì chân lý đã thắng. Tôi đã tiên đoán cái kết
cục bi thảm của chúng ta từ cách đây năm năm. Chiến tranh đã kết thúc
một cách ngoạn mục ngoài sự chứng kiến của tôi.
- Anh không nên thất vọng. Nếu anh quan tâm đến dân tộc chúng
tôi anh còn nhiều điều đáng viết. Nước Mỹ ra khỏi Việt Nam nhưng hội
chứng Việt Nam vẫn nằm trong nước Mỹ.
- Đúng thế. Bây giờ các nhà chiến lược bắt đầu viết hồi ký để
thanh minh cho sự ngu xuẩn của mình. Tôi cũng sẽ viết một cuốn sách về
Việt Nam. Tôi mong được anh cộng tác. Tôi thấy những ý kiến của anh
trước đây rất sâu sắc.
- Tôi sẵn sàng giúp anh làm sáng tỏ những vấn đề của chúng tôi. Mức độ công tác của tôi chỉ ở phạm vi đó. Hiện nay anh là phóng viên
của báo nào?
- Của tờ Kansas Journal là chính. Tôi cũng còn viết cho một số báo khác. Anh sẽ chọn nghề gì để sống?
Tôi nhún vai nói đùa:
- Tôi chỉ biết đánh nhau. Có lẽ tôi xin làm lính đánh thuê cho
Mỹ. Tôi có thể đến giúp Zomoza ở Nicaragoa, đến El Salvador hay Honduras ! Antonio ngạc nhiên và nghi ngờ.
- Bài học ở chính nước anh còn chưa đủ cho anh sao?
- Tôi muốn đi tìm sự phẫn nộ, để gào thét lên cho có cảm hứng viết được một bài báo như anh.
John ôm lấy tôi cười vui vẻ.
- Anh muốn viết báo à? Thế thì chẳng cần phải trả cái giá đó.
Trước khi đến Việt Nam tôi có một quan điểm sai lạc. Thực tế giúp tôi rút ra kết luận
mới. Đó là một quá trình đau khổ, một con đường riêng biệt mà không phải ai bước vào nghề báo chí cũng phải đi qua.
Antonio sẵn sàng giúp đỡ tôi về tài chính nhưng tôi cảm ơn và
từ chối. Tôi chỉ hỏi anh xem thể thức gia nhập quốc tịch Mỹ có khó khăn
lắm không. Một người có quốc tịch Mỹ thường dễ dàng xin visa qua nước
này nước khác. Antonio hứa sẽ hỏi giúp tôi việc này. Tôi hẹn sẽ đến thăm anh ở trại Olive một ngày gần đây.
Sự xuất hiện của tôi ở Qúebec làm cho anh chi tôi hết sức bất
ngờ. Niềm vui bừng lên sôi sục, nhưng khi chị nhìn thấy có tôi là người
duy nhất thì không khí gia đình lại trầm hẳn xuống.
- Bạch Kim và Tôtô đâu?
- Bạch Kim và cháu còn kẹt chưa đi được.
- Còn em thì bằng cách nào mà đến được đây?
Tôi kể lại mọi chuyện từ lúc bị bắt cho đến giờ...
- Trời ơi, thế mà em đến được đây toàn vẹn, thật hồng phúc nhà
ta còn lớn lắm. Hôm ra đi anh chị cứ cố khuyên bảo Bạch Kim đưa Tôtô đi
trước, nhưng nó cứ một mực ở lại để chờ em. Cuối cùng thì chính nó và
Tôtô lại bị kẹt.
- Em tin là sớm muộn thì hai cô cháu cũng sẽ đến đây với chúng
ta. Hôm vượt biển chúng em cũng định đi cả với nhau nhưng suy đi xét lại thấy rất nguy hiểm. Lọt khỏi vòng phong tỏa của hải quân lại vào vùng
hải tặc. Rồi thì dông bão của biển khơi. Chỉ riêng chuyện say sóng cũng
muốn chết rồi. Chúng em bàn Bạch Kim và Tôtô sẽ đi theo đường hợp pháp.
- Nhưng chắc gì đã kiếm nổi visa1 (Chiếu kháng).
- Anh Cả có thể làm giấy bảo đảm cho hai cô cháu đi Paris. Pháp và Bắc Việt vẫn duy trì quan hệ ngoại giao từ trước đây. Hiện nay các
cơ quan ngoại giao của Pháp ở Sài Gòn vẫn hoạt động bán chính thức. Việc nhập cư vào Pháp có lẽ là phương sách dễ được chấp nhận nhất. Hôm em đi Bạch Kim đã làm đơn rồi. Họ hứa sẽ làm thủ tục cho. Một khi được chấp
nhận thì việc ra đi bằng máy bay sẽ rất an toàn và nhẹ nhàng.
- Thôi đành chịu vậy chứ biết làm sao. Từ ngày sang đây anh chị nhớ thằng bé quá. Cuộc sống tha hương, ít bạn bè, hai người lớn sống
với nhau, bên ngoài chỉ một màn tuyết trắng sao mà buồn thế. Có thằng bé căn nhà sẽ sống động hẳn lên. Mai chị phải điện cho anh Cả để anh ấy
tích cực làm đơn kêu Chính phủ Pháp can thiệp cho hai mẹ con nó sớm sang dây với chúng ta. Chị thương chúng nó quá.
- Em hy vọng gia đình chúng ta sẽ mau chóng được đoàn tụ. Có điều không hiểu sao anh chị lại chọn nơi đây để sống lâu dài.
Anh tôi cười:
- Đâu phải mình lựa chọn. Hồi chuyển ngân ra nước ngoài anh chị thấy ngân hàng Canada có lãi suất cao hơn cả. Thủ tục giấy tờ đều dùng Pháp văn nên
mình thông thạo. Thế là đại bộ phận tài sản nhà mình nằm ở đầy. Có bao
giờ nghĩ đến chuyện bỏ Sài Gòn ra đi đâu? Đến khi bỏ chạy thì nghĩ rằng
người đâu của đấy vì vậy anh chị mới nhập cư vào đây.
- Tại anh Ân thôi chứ chị bao giờ cũng thích Pháp hoặc Thụy Sĩ. Anh lại cho rằng ở Canađa an toàn hơn. Giả dụ có xảy ra thế chiến ba thì châu Âu chết trước, sau đến nước Mỹ. Canađa có hy vọng sống sót.
- Lo thế thì không cùng. Em thấy mình nên chọn một vùng khí hậu thích hợp với thể lực ngươi Việt.
- Theo chú thì ở đâu là tốt nhất? - Anh tôi hỏi.
- Em thấy mình nên đến Mỹ. New York, Washington đều tốt. Nhưng
hơn cả vẫn là những bang miền Nam hoặc Tây Nam, Florida, hay California. Ở đấy cộng đồng người Việt định cư đông đúc, khí hậu ấm áp.
- Muốn đi đâu thì cũng phải chờ Bạch Kìm và Tôtô đã - Chị Ngọc tôi khẳng định.
Chị đã dành cho chúng tôi hai căn phòng đầy đủ tiện nghi trên lầu.
- Đây là buồng Tô tô. Cháu lớn rồi phải để nó ở riêng. Em và Bạch Kim buồng này - Chị đưa chìa khoá cho tôi.
- Sao lại em với Bạch Kim? - Tôi mỉm cười nhìn chị làm cho chị ngạc nhiên - Chúng em đã cưới nhau đâu mà ở chung?
- À chuyện đó thì quan trọng gì. Ta sẽ làm lễ cưới mời bạn bè, cho nó chính thức chuyện này đi.
- Em cũng muốn thế nhưng sợ Bạch Kim còn phải suy nghĩ. Biết đâu cô ấy lại chẳng muốn sống hoàn toàn tự do.
Chị nhìn tôi vẻ áy náy.
- Được rồi, để chị bảo nó thêm. Hai đứa lấy nhau là tốt đẹp lắm rồi. Các em phải nghĩ đến Tôtô nữa chứ. Dù sao thằng bé cũng quấn quít
Bạch Kim. Nó coi Kim như mẹ đẻ từ bảy, tám năm nay. Tình cảm đó lớn lao
lắm, các em phải biết cho lòng con trẻ mới được. Liệu nó có chịu chấp
nhận một người đàn bà khác làm mẹ không?
- Em cũng nghĩ như thế. Nhưng xin chị cứ để cho Bạch Kinh tự do lựa chọn. Em không muốn cô ấy phải hy sinh vì thương hại ba con em.
- Muốn suy nghĩ gì thì suy. Nhưng lần này sang đây là tôi nhốt
hai cô cậu vào buồng này để mà cùng nhau suy nghĩ nghe chưa? - Chị cười - Chị thấy nó rất yêu em đấy. Không yêu sao nó cứ nhất quyết ở lại chờ
em. Anh chị dỗ dành mãi nó chẳng chịu ra đi. Chị cứ tưởng là hai đứa đã
chung sống với nhau như vợ chồng rồi cho nên tình cảm mới sâu nặng như
vậy.
- Đúng là chúng em rất quý nhau nhưng chúng em vẫn chưa vượt
qua cái giới hạn cuối cùng. Em hy vọng thời gian sẽ gắn bó số phận chúng em với nhau hơn nữa.
- Nhất định là phải thế. Anh chị khó khăn về đường con cái thì
đành chịu vậy. Hai đứa cũng phải sinh đẻ lấy một đứa cho Tôtô có anh có
em, anh chị cũng thêm vui cửa vui nhà chứ.
Thế là cái việc chúng tôi vờ không phải vợ chồng đâu có đơn giản!
...
Có phòng riêng là tôi bắt tay vào công việc ngay. Tôi tháo
chiếc khuy áo đặc biệt ra. Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bên ngoài tôi thấy xuất
hiện lớp hóa chất màu vàng nhạt. Pha với mươi mililít nước cất tôi được
một dung dịch nước trong suốt không màu.
Tôi viết một báo cáo dài cho cậu Đức, sau đó đè lên một lá thư
thông thường để gửi qua đường bưu điện. Tôi mạnh bạo khai thác phương
pháp cổ điển này. Tôi lo thất lạc hơn là lo bại lộ. Phương pháp tuy cổ
điển nhưng chất liệu lại mới mẻ.
Tôi cũng chụp lại lá thư của Hứa Vĩnh Thanh rồi gửi lại bản chính cho người nhận là Xuy Kin Hua ở Hồng Kông.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT