Ngày 21 tháng 11 năm 1402, Bối cảnh tại Hoàng cung tạm thời của Minh triều Chu Kiến Văn tại đảo Ngô Chi Châu. Lúc này văn thần võ quan của liên minh Trần- Chu một mảng vui mừng không thôi. Bởi vì thắng lợi vừa qua tại vinh Văn Xương đã đưa về cho liên minh này một món lời khổng lồ. Quân số của Chu Kiến Văn từ 1 vạn 3 nâng lên thành hai vạn rưỡi. Chiến thuyền của họ lừ 18 chiếc biến thành 28 chiến thuyền. Đó là vì Chu Kiến Văn éo Nguyên Hãn phải nhận phần của hắn là mười chiến thuyền. điều này khiến cho quân Trần gia bên đảo Phụng Hoàng rơi vào cảy thừa thuyền chiến, thiếu binh sĩ nghiêm trọng. Cộng cả số chiến thuyền cướp được ở Giang Môn, Hạ Môn và cả số thuyền được chia lần này thì quân Trần gia có tổng cộng 32 chiến hạm, cộng cả 2 chiến hạm đáy nhọn vừa đóng sẽ là 34 chiếc. Trong khi đó quân số của Trần gia tại Phụng Hoàng căn cứ chỉ có vẻn vẹn 7000 tính cả Ban Quân Khí công tượng và nữ binh hậu cần. Việc tăng binh cho Phụng Hoàng đảo cũng là một vấn đề đau đầu của Nguyên Hãn. Tổng số binh lực của Quân đoàn Đông Đô chỉ có hai vạn hai, số binh này còn chưa đủ để đánh chiếm được 3 Lộ thuộc đồng bắng bắc bộ. Thêm vào đó Nguyên Hãn dự định sẽ đi Châu Âu vào năm sau, lúc đó ít nhất lực lượng đi theo cũng cỡ 2 ngàn người. Khi ấy hải quân Phụng Hòang thiếu sẽ càng thêm thiếu.

Lúc này trên triều đường đảo Ngô Chi Châu đang là một mảng tranh luận khá sôi nổi. Tất cả chỉ vì tên sứ thần của Chiêm Thành đang khóc lóc quỳ lạy dưới kia. Sau khi bị Chu Kiến Văn bắt thì tên Sứ thần có tên Bố Lai này mới ngớ người ra mà biết rằng Đại Minh có tới hai hoàng đế, mà vô tình hắn rơi vào vòng xoáy phân tranh của cả hai bên. Nhưng nhiệm vụ của hắn là tìm viện binh, vua nào cũng là vua, Minh Nào cũng là Minh vậy nên hắn van xin lậy lục Chu Kiến Văn phát binh dọa nạt Đại Ngu lui quân. Chính điều này làm toàn bộ triều đường có rất nhiều ý kiến khác nhau:

Tề Thái Binh Bộ thượng thư thì nói rằng nên phát binh mà đối thoại cùng quân Đại Ngu do Hồ Nguyên Trừng thống lãnh, buộc họ phải rút quân, sau đó là lấy vàng bạc cống vật của Chiêm Thành. Đây là một món lợi kếch sù, giúp ích rất nhiều cho quân đội của Chu Kiến Văn.

Mã Toàn thì nêu ý kiến không nên tham gi vào phân tranh của hai nước Ngu-Chiêm vì giờ đây quân của Chu Kiến Văn cần là cần có chút thời gian phát triển ổn định. Nếu giờ đây ngay lập tức nổ ra chiến tranh với Chu Đệ thì cực bất lợi, sự việc tham dự hai nước phân tranh rất dễ gây lộ ra chân rết.

Phương Hiếu Nho thì lại thắc mắc một vấn đề khác, nếu tham gia vào phân tranh thì nên dùng danh nghĩa nào.

Tướng Lãnh như Cố Hưng Tổ thì nhất quyết đòi tham gia vào vụ này.

Bên phía Nguyên Hãn cũng có vài người tham gia nêu ý kiến nhưng không nhiều. Vì trong việc này Nguyên Hãn đứng ở một vị trí cực kì khó xử. Nếu xét trên cương vị dân tộc thì Nguyên Hãn phải ủng hộ Hồ Nguyên Trừng đánh chiếm Chiêm Thành, nhưng nếu xét trên vấn đề gia tộc thì mối thù Trần-Hồ khiến cho Nguyên Hãn không muốn Hồ gia lớn mạnh. Đây chính là điểm khiến vị Vương gia này đang ngồi đó mà xoa trán cau mày. Bên trong hắn đang là hai luồng đấu tranh tư tưởng cực lớn.

Nhưng rồi cái dân tộc trong cơ thể Nguyên Hãn vẫn chiến thắng cái thù nhà. Hắn quay qua mà bàn bạc nhỏ với Chu Kiến Văn một vài câu.

Và không ngoài bất ngờ Chu Kiến Văn hoàng đế đã chấp nhận việc đưa quân can thiệp vào sự phân tranh Ngu- Chiêm đại chiến, xong kế hoạch cụ thể thì Chu Kiến Văn yêu cầu các quan viên cao cấp nhất của triều đình lưu vong họp kín trong thư phòng của hắn. Vì cái mưu kế mà Chu Kiến Văn sắp bày ra không hề vinh quang một chút nào nếu xét trên cương vị một đại đế quốc.

Quay lại với trận chiến khốc liệt của mười lăm vạn quân Đại Ngu do Hồ Nguyên Trừng Thống lãnh đã đánh vào tới kinh đô của Tiểu quốc Vijaya một trong 4 tiểu quốc thành lập nên Chiêm Thành quốc. Vijaya tiểu quốc nằm tại Quảng Ngãi bình định ngày nay. Đại quân của Đại Ngu chia làm ba mũi tiến công trong đó có một cánh thủy binh cường đại đã vây chặt thành Đồ Bàn ( Trà Bàn). Nhưng lúc này chiến sự trở nên cực kì ác liệt vì viện quân của hai tiểu quốc khác thuộc Chiêm Thành đó là Kauthara và Panduranga đã tăng viện tại thành Trà Toàn. Chúng tạo nên thế ỉ dốc mà kháng cự quyết liệt cùng quân Đại Ngu. Thế cục vẫn là Hồ Nguyên Trừng chiếm ưu thế rất rõ rang vậy nhưng hắn chưa thể tận dụng ưu thế đó để chọc tan phòng tuyến 6 vạn người của Vijaya tập trung trong thành Đồ Bàn… trong khi đó đại quân của Hồ Nguyên Trừng luôn bị quấy phá bởi hai nhánh quân Kauthara và Panduranga đóng tại thành Trà Toàn cách đó 40km. Nếu sự việc cứ tiếp diễn dằng co thì chắc chắn quân Đại Ngu phải rút về Thành Cổ Lũy vì thiếu lương thực.

Ngày 12 tháng 12 năm 1402, lúc này cuộc chiến Ngu- CHiêm đã diễn ra liên tục được 4 tháng. Đây là một con số dài đến kỉ lục nếu so sánh với thời đại này. Nguyên Trừng có một quyết tâm không gì có thể lay đổ đó chính là chiếm toàn mộ một dãy mãu mỡ phía nam về cho Việt Tộc. Nếu nói về nhận xét một cách khách quan thì Nhà Hồ trong lịch sử không phải quá tệ, mặc dù chỉ tồn tai gần chục năm nhưng họ cũng để lại những dấu ấn khá sâu sắc trong việc cải cách hành chính, và nhất là tinh thần kiên quyết chống giặc ngoại xâm. Tất nhiên đó là bỏ qua các nhược điểm như cải cách ruộng đấy đụng chạm đến toàn bộ thế gia nhưng tự bản thân họ là hoàng tộc không làm gương nên gây ra sự bất bình. Thứ đến họ không được lòng sĩ phu do mang tiếng nghịc thần tặc tử cướp ngôi nhà Trần… và cũng khá nhiều nhược điểm trong cách quản lý dân chính. Nhưng những cái này không thể làm lu mờ đi hình ảnh cha con nhà họ Hồ quả thật là những nhà quân sự tài ba. Có sử gia đã nhận xét " giá như Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng thủ tiết mà tự tử sau khi bại trận thì thanh danh của họ sẽ tốt hơn nhiều, đằng này Hồ Nguyên Trừng không những đầu hàng mà còn cống hiến rất nhiều về mặt quân sự cho Nhà Minh. Đây là một diểm trừ rất lớn cho triều đại này".

Hôm nay vẫn như bao ngày Hồ Nguyên Trừng đích thân đốc chiến tiến công thành Đồ Bàn. Đây chính là cửa ải quan trọng nhất để Đại Ngu quân có thể mãnh tiến mà chiếm lĩnh toàn bộ đồng Bằng song Cửu Long. Một nơi màu mỡ hơn nhiều đồng bằng Sông Hồng. Nếu thực hiện thành công chiến dịch này thì Cha con họ Hồ sẽ lưu danh sử sách đất Việt, trở thành người có công mở rộng bờ cõi. Chỉ cần có công lao này thì mọi tiếng xấu như nghịch thần cướp ngôi v. v… chỉ là phù du mà thôi. Có Chiến công này thì sĩ phu cả nước sẽ ủng hộ Hồ Nguyên Trừng và Hồ gia hết cỡ. ý thức được điểm này thì Hồ Nguyên Trừng không một chút hàm hồ mà đích thân đốc chiến, tham gia từng bước trong trận đánh có ý nghĩa quan trọng này.

Nhưng ngay lúc này tại bờ biển ngoài khơi cách Môn khẩu Trà Giang 30km một hạm đội gồm 30 chiến hạm to lớn xuất hiện. Nó báo hiệu cho cuộc chiến Ngu- Chiêm có những bước ngoặt quan trọng khác.

****************************************************************************************************

Lời tác giả: Tôi đã đọc qua phần phân tích của các thành viên và rút ra nhừng điểm như sau:

- Đúng là lời lẽ về Lê Lợi có vẻ hơi cực đoan vì du sao ông ta cùng là danh nhanh có công giải phóng dân tộc. Mọi sai lầm sau đó khi trị quốc thì cũng là lẽ bình thường nên những từ như: ngu ngốc nên chuyển thành tiếu sáng suốt, văn không hay võ không thông thì chuyển thành tài nghệ không quá giỏi. Thế nhưng cường quyền bẻ ngòi bút thì bút phải cong thôi.

- còn câu bình luận của bạn đế thanh: p/s: nói cá nhân một chút thì mình là người dân Thanh Hóa, mình thấy bạn thực sự đang viết xúc phạm đến người Thanh Hóa rồi, bạn hiểu được bao nhiêu về lịch sử? Bạn có nghe câu kẻ thắng lợi mới là kẻ viết nên lịch sử chưa?

mình xin có câu trả lời như sau: Mình viết điển tích đó không phải bôi nọ người xứ thanh, mà minh đang thắc mắc hộ cho người xứ thanh đã đổ máu chống quân Minh mà lại bị kì thị. Bạn nên đọc toàn bộ, đừng chỉ đọc một đoạn văn. Người xứ thanh hiện đại không nên gánh chịu qua nhiều hận thù từ cả mấy trăm năm trước đó là những gì minh muốn giải thích ở đây. Còn bạn Đế thanh ạ, bạn cảm thấy bị xúc phạm thì xúc phạm ở đâu xin bạn nói rõ.

Người bạn thanh hóa cùng phòng tôi hồi đại học có tâm sự như sau: Tao đi đâu cũng bị kì thị... mà tao không hiểu tại sao... nhưng kệ mẹ nó, tao cố sống tốt hơn bon nó mười lần để xem tụi nó nói gì nữa... Đây mới là tư tưởng cần có của người Thanh Hóa lúc này. Muốn thay đổi cái nhìn cảu người khác về mình thì cố gắng hơn, nỗ lực hơn. mà đừng ở đó Kêu gào thế giới bất công.

Nhưng nói gì cũng muộn, mình đã bị ban nick nên không chỉnh sửa mấy chỗ không hợp lý được. Nhưng mình sé chỉnh lại và pót ở nơi khác.

Một tâm sự nhỏ: Không phải khoe khoang mình làm việc một giờ được tâm 14USd viết 4 chương 1 ngày mất hơn 2 tiếng tức là gần 30Usd, để làm gì, để kiếm tiền sao... Chỉ là đam mê lịch sử mà viết thôi.

Có một số bạn còn E mail cho mình nói là muốn ủng hộ tiền bạc ví dụ như:

Chuyện bạn viết rất hay.

Lâu lắm rồi mới đọc được truyện việt gắn với lịch sử và đc đầu tư như vậy

Chúc bạn luôn khoẻ để cống hiến

Mình muốn nguyên góp 500k để giúp tiền đồ vặt đe bạn có chất xám viết tiếp thì ntn

Thịnh

Nhưng minh cảm ơn và từ chối. Vì minh không hề thiếu tiền... tất nhiên không phải đại gia he he.

Xuyên tạc lịch sử là nói những gì không có thành có. Bôi nhọ là bịa chuyện để nói xấu. Còn nhìn những sự kiên có thật trong Lịch sử dưới lăng kính chủ quan thì không phải xuyên tạc hay bôi nhọ.

Mà mình còn nói giảm nói tránh: nên nhớ khi quân Thanh đánh đến thành Thăng Long thì lính thanh hóa không hề bảo vệ thanh trì mà đốt hết, phá hết trong ánh mắt đau khổ tột cùng của người dân Thăng Long. Sau đó người Hà Nội vùng lên giết lính thanh chứ không phải Quân nhà Thanh đuổi giết quân xứ Thanh đóng tại Thang Long: Sử có đoạn ghi; Kẻ mặc đồ nữ giả gái mà chạy về, kẻ giả ăn mày tàn tật mà chạy...

Lịch sử rõ ràng là do người thắng viết lên nhưng xin bạn hãy quên đi lịch sử " Thanh cậy thế, Nghệ cậy tài" mà cố gắng sống tốt trong hiện tại để mọi người dân trên vùng miền tổ quốc công nhận các bạn.

Trân trọng

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play