Mặc kệ chuyện thiên hạ lùm xùm Nguyên Quốc giờ đây đang tập trung vào phát triển và huấn luyện quân đội tại đảo Phụng Hoàng. Điều này đơn giản vì căn cứ Rừng thần đã quá tải rồi. Rất nhiều binh sĩ mới được đưa đến Rừng Thần huấn luyện từ các thế lực ủng hộ Nguyên Hãn. Đừng khinh thường các thương nhân cũng như sĩ tộc sa sút, tuy họ không có nhiều gia đinh nhưng tổng số góp lại là không ít. Ai cũng muốn ra nhập quân khu Lộ Đông Quan vì tất cả mọi người đều hiểu rằng đây chính là “quân đoàn thủ đô” sau này. Mục tiêu của quân đoàn này chính là chiếm lấy Đông Đô ( Thăng Long). Nếu có người nhà làm sĩ quan trong đội quân này, lập được chiến công trong việc tiến nhập thủ đô thì đó chính là công đầu của một triều đình mới. Đừng tưởng các thế lực ủng hộ Nguyên Hãn đã được phân các ghế tại các lộ trấn, ấp khác nhau thì họ vừa lòng. Lòng tham là một thứ không có giới hạn... rất nhiều con em dòng chính của các gia tộc được đưa đến đây với mục đích đào tạo sĩ quan tác chiến.

Số lượng thân binh, gia quân gia tướng của các quý tộc Trần Gia bị sát hại trôi nổi trên giang hồ cũng theo các nguồn thong tin mật báo nhau mà đầu nhập các điểm tập kết của Nguyên Hãn rồi được vận chuyển về rừng thần. Vốn dĩ trước tết thì Quân đoàn Lộ Đông Quan chỉ có hơn hai vạn binh sĩ, nhưng qua đến tháng hai năm 1403 thì quân số nơi đây đã tăng lên đến 3 vạn người, trong đó có 7 ngàn người thêm vào là các thế lực ủng hộ Nguyên Hãn mà gửi con em dòng chính về đây đào tạo sĩ quan theo hệ thống quân sự, và cách tác chiến riêng biệt của quân Trần gia. Thêm vào đó là các thân binh của các đồng chí con em cháu cha này nâng tổng số lên đến 7000 người. Gia binh gia tướng của quý tộc họ trần cũng có dấu hiệu chững lại do một lượng lớn đã ra nhập Trần gia quân trước đó vậy ra sau hai tháng vơ vét khắp các vùng tại Bắc Bộ thì nhóm đặc công của quân đoàn Bạch Hổ cũng dừng lại. Số lượng họ kiếm tìm trong hai tháng qua chỉ là 3000 người mà thôi.

Vấn đề thành phần và phân bổ các cánh quân là hết sức phức tạp, đây là một môn học vấn rất thâm sâu chỉ cần có chút sai lầm thì cả một quân đoàn sức mạnh sẽ yếu đi hẳn một bực. Hệ thống dòng chính của Nguyên Hãn là tại Quân đoàn Đông Quan là 5 ngàn người, đây là lực lượng chính của hắn với thời gian dài được đào tạo theo phương pháp quân sự cũng như hành quân mới để thích nghi với các loại quân khí hiện đại mà Trần Gia quân có lúc này. Đây cũng là nơi cung cấp một lượng chính thức nhiều nhất các sĩ quan cho Quân đoàn. Nhưng tình hình giờ đây trở nên phức tạp hơn nhiều với sự tham gia của các con em cháu cha các lục lượng ủng hộ nghĩa quân. Không thể đối xử lạnh nhạt với đám công tử ca này được, nhưng cũng không thể nuông chiều mà giao trọng trách quân sự cho họ nếu không tìm hiểu rõ năng lực của đám người này. Ngoài ra những con em cháu cha này đều mang theo thân binh riêng của mình nên tạo thành những tốp thế lực riêng biệt trong quân. Điều này Nguyên Hãn thực sự không thể chấp nhận được.

Một cuộc họp quân sự cấp cao được đề ra ngay lập tức nhằm chấn chỉnh tình hình này. Nguyễn Trãi được tham dự trong cuộc họp này với tư cách thuộc Cục tham mưu trong hệ thống chính quyền của Nguyên Hãn. Còn Nguyễn Phi Khanh thì đang lang thanh bên đảo Ngô Chi Châu mà đấu trí cùng mấy lão già thuộc triều đình Chu Kiến Văn rồi. Đơn giản vì Nguyễn Phi Khanh chính là Cục Trưởng cục ngoại giao, mà khả năng cơ cấu của vị này trong lòng Nguyên Hãn là Bộ trưởng Bộ ngoại Giao kiêm luôn chức Phó thủ tướng chính phủ.

Kết quả của hội nghị thống nhất rõ ràng các điều luật đã thành văn bản như sau. Không hề tồn tại hình thức thân quân trong quân đội Trần Gia, ngay cả Nguyên Hãn cũng không có thân quân. Một doanh binh mới toanh được thành lập với tên Cận Vệ quân, chuyên đào tạo riêng biệt những quân sĩ về mặt bảo vệ yếu nhân mà cung cấp co các sĩ quan cũng như các quan chức lãnh đạo. Số lượng Cận vệ quân cho các cấp bậc là khác nhau, nhưng cũng tùy điều kiện hoàn cảnh mà bố trí, ví dụ như ngươi tuy chỉ là một chỉ huy sứ nhưng nếu đi làm nhiệm vụ nguy hiểm thì vẫn có thể được doanh cận vệ bố trí thêm người. Cách đào tạo chuyên biệt về bảo vệ này, hay nới đúng hơn là cách huấn luyện thiên lệch về bảo vệ khiến cho lực lượng Cận Vệ quân rất giỏi riêng về mặt bảo vệ yếu nhân. 7000 quân mà các con em cháu cha đưa đến bị đánh tan ra và hòa chung với 15 ngàn quân gia thần gia tướng của quý tộc Trần Gia. Dòng chính của Nguyên Hãn vẫn là một lực lượng trung kiên và không thay đổi.

Hệ thống sĩ quan thì hội nghị đã thông qua hình thức mở trường đào tạo chuyên nghiệp ngay tại rừng thần. Tất cả quân sĩ đều có thể … "thi" đầu vào để được đào tạo chuyên biệt về cách tác chiến, dẫn quân, cũng như các kiến thức quân sự một cách hệ thống do Nguyên Hãn viết ra chương trình đào tạo. Nó khá giống với cách đào tạo dòng chính của Nguyên Hãn đã thực hiện trước đây nhưng được viết lại một cách bao quát và thệ thống hơn nhiều.

Tuy nói phải thi đầu vào để được học trong lớp đào tạo sĩ quan có vẻ sẽ gây nên bất mãn đối với các đồng chí con em cháu cha, nhưng sự thật lại trái ngược. Bởi những tên con em cháu cha này được đào tạo bài bản từ bé nên chúng chiếm ưu thế tuyệt đối trong vụ thi cử này. Thậm chí chúng còn ngang ngửa đối với dòng chính của Nguyên Hãn trong việc thi đầu vào. Cuối cùng kết quả cho ra. Trong hơn 500 người thi đậu đợt thứ nhất của ngôi trường sĩ quan Đại Việt chính quy đầu tiên có đến 45% là dòng chính của Nguyên Hãn, 40% là con em cháu cha các thế lực, nhóm gia binh gia tướng thuộc Trần gia quý tộc chỉ chiếm 15%.

Nhưng đây là một thông tin đáng mừng đối với toàn bộ các thành phần thuộc Trần Gia quân. Đơn giản một lẽ từ nay trở đi việc bổ nhiệm sĩ quan không còn nằm trong phạm vi các con em sĩ tộc mà nó chia đều cho tất cả mọi người. Miễn là ngươi có đủ khả năng thi đậu ngôi trường danh giá kia. Trước đây các binh sĩ bình thường xuất thân kém chỉ có một con đường thăng tiến đó là lập công trạng to lớn, được cấp trên cất nhắc thưởng thức. Nhưng đi theo con đường này cực vất vả và nguy hiểm, quan trọng nhất là cực tốn thời gian. Nhưng con đường học thuật thì nhanh hơn nhiều, chỉ cần thi đỗ học hành một thời gian, được cấp chứng chỉ khi tốt nghiệp và ngươi đã là sĩ quan. Trong mắt mọi người hì nghĩ vậy, nhưng sự thật thi đầu vào rất khó, nó bao gồm cả thi về thể chất, võ nghệ, kiến thức cơ bản về quân sự, dẫn binh… không phải ai muốn thi là đỗ cả. Nhất là những lớp sau thì chất lượng đầu vào sẽ chặt chẽ hơn nhiều vì Nguyên Hãn đã suất bản một loạt quyển sách để cho binh sĩ ôn thi năm tới…

Đây là một nước cờ cực kì anh minh của Nguyên Hãn vì không một binh sĩ nào là không muốn trở thành sĩ quan cả. Ít nhất họ sẽ thử ôn thi một lần, chỉ cần ôn thì một lần thôi thì kiến thức quân sự của toàn quân sẽ được nâng cao một cách đáng kể. Đây là một dương mưu đánh trực tiếp vào tham vọng của con người, khiến cho phong trào học tập kiến thức quân sự cơ bản tại Trần Gia quân nâng cao chưa từng có. 500 học viên Học Viện Sĩ quan lúc này quả thật là những ngôi sao sang chói trên bầu trời quân sự của Trần Gia, họ là ước mơ là khát vọng của 35 ngàn binh sĩ Rừng thần lúc này. Ai cũng cắm cúi mà đọc cuốn Kỉ Yếu luyện thi sĩ quan được phát hành từ Cục Quốc Phòng, ai chưa biết chữ quốc ngữ thì cố mà học cho nhanh. Số lượng ấn bản có hạn hên thường 20 - 30 người mơi có thể dùng chung quyển sách. Nhưng dù là vậy thì không một ai kém bớt nhiệt tình học tập. Trong đó có một người Thanh niên khá lực lưỡng với đôi mắt sang ngời rất thu hút ánh mắt đang ngấu nghiến đọc từng chữ trong binh thư yếu lược này. Hắn chính là Phạm Văn Xảo, kẻ được Nguyên Hãn tìm về trong thời gian vừa rồi. Tên này cũng tham gia thi vào Học Viện Quân sự khóa đầu nhưng đã rớt. Phạm Văn Xảo có điểm thể lực, võ công cao đến tuyệt đối. Nói chung hắn là vô địch chiến lực trong tuyển sinh này lần này. Nhưng kiến thức quân sự của hắn lại không đủ điểm do đó bị loại.

Cũng phải thông cảm cho Văn Xảo, lúc này hắn mới là một thanh niên Nông hộ tự học thành tài võ nghệ mà không phải Phạm Văn Xảo của nghĩa quân Lam Sơn với trí kế vô song. Hắn cần một thời gian dài nữa để rèn rũa. Sau lần thi trượt thì Phạm văn Xảo không hề nhụt trí, có được bản yếu lược luyện thi của Cục Quốc Phòng phát ra thì hắn coi như trí bảo mà hấp thu từng chữ, nghiền ngẫm từng từ trong đó. Biệt danh " Ma đọc ké" đã được đặt cho tên này, vì mỗi nhóm 20-30 người mới có một quyển nên để được đọc nhiều hơn thì tên Xảo này lần mò rất nhiều nhóm để có thêm thời gian đọc. Biệt danh là từ đó mà ra.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play