Chương 1: Trung Y Kiều Lễ

Kiều Lễ sinh ra trong một gia đình khá giả. Cả cha mẹ cậu đều là bác sĩ ở thành phố tuyến ba, chú bác họ hàng cũng đều làm việc trong ngành y, nên từ nhỏ cậu đã chịu ảnh hưởng, dần hình thành niềm đam mê sâu sắc với y học. Thậm chí, cậu còn giành được học bổng toàn phần của Học viện Y Hopkins danh tiếng.

Sau bảy năm du học ngành ngoại khoa tại nước ngoài và thuận lợi tốt nghiệp, cậu trở về nước và làm việc tại một bệnh viện tuyến tỉnh ở Quảng Châu. Nhưng chưa đầy nửa tháng sau khi đi làm, trong lúc ngăn chặn một vụ tấn công bằng dao của kẻ bắt cóc trên đường, cậu bị chém năm nhát, trong đó có một nhát làm tổn thương nghiêm trọng đến tay.

Cậu may mắn được cứu sống, nhưng không thể nào cầm dao mổ được nữa. Đang trong lúc tuyệt vọng, Kiều Lễ tình cờ phát hiện mình sở hữu một không gian bí mật – một "dược thư" thần kỳ. Trong không gian ấy có ruộng thuốc quý, suối nước nóng giúp phục hồi thể chất, tủ thuốc Đông y có chức năng làm ngưng đọng thời gian, và cả những phương thuốc cổ truyền quý hiếm được ghi chép đầy đủ.

Mặc dù không thể tiếp tục sự nghiệp ngoại khoa, Kiều Lễ cảm thấy sở hữu không gian này cũng không tệ.

Sau khi hồi phục sức khỏe, cậu quyết định chuyển hướng sang học nội khoa Đông y. Đồng thời, cậu tự trồng dược liệu trong không gian, nghiên cứu và học hỏi các phương thuốc quý. Nhờ có năng khiếu tốt, trí nhớ xuất sắc và sự trợ giúp từ dược điển trong không gian, Kiều Lễ nhanh chóng gây dựng được tên tuổi trong giới Đông y. Tháng trước, cậu vừa được thăng chức làm Phó chủ nhiệm khoa Nội tại Viện Trung y của tỉnh – tương lai vô cùng tươi sáng.

Giữa tháng Bảy, tại Viện Trung y.

Vừa tan ca, Kiều Lễ đang chuẩn bị rời khỏi cổng bệnh viện thì gặp một cặp vợ chồng già đang xách theo  túi to túi nhỏ đđến.

Vừa thấy Kiều Lễ, mắt hai người lập tức sáng lên, vội vàng gọi:

“Bác sĩ Kiều!”

Cậu không nhớ rõ họ là ai, nhưng nhìn vẻ mặt xúc động đến rơi nước mắt của hai người, Kiều Lễ đoán đây là bệnh nhân cũ đến cảm ơn, chỉ là nhất thời chưa nhớ ra họ là ai.

Cặp vợ chồng già đưa cho cậu bốn túi đồ, ông cụ ngượng ngùng nói:

“Bác sĩ Kiều, đây là ít khoai lang đỏ, bắp, đậu nành và đậu phộng trong nhà trồng được. Mấy thứ này chẳng đáng bao nhiêu, mong bác sĩ nhận lấy nếm thử.”

Kiều Lễ khách sáo từ chối vài lần, nói rằng không cần khách khí.

Bà cụ thì nhìn cậu đầy cảm kích:

“Bác sĩ Kiều, đây là chút tấm lòng của vợ chồng tôi, mong bác sĩ nhận cho. Nếu không nhờ bác sĩ, chắc cháu nội nhà tôi – Cẩu Đản – cũng không giữ được mạng. Nhà tôi nghèo, chẳng mua nổi gì quý, chỉ đành đem mấy thứ tự trồng đến tạ ơn bác sĩ.”

Cẩu Đản?

Kiều Lễ lập tức nhớ ra. Nửa năm trước, cặp vợ chồng già này từng đưa một đứa trẻ gầy gò, chỉ còn da bọc xương đến xin cậu chữa bệnh. Đứa trẻ tên thật là Triệu Trường Sinh, nhưng tên gọi ở nhà là Cẩu Đản – là cháu nội của họ.

Khi đó, hai ông bà nói với cậu rằng Triệu Trường Sinh sinh non, từ nhỏ đã ốm yếu triền miên, nên đặt biệt danh “Cẩu Đản” với hy vọng đứa trẻ dễ nuôi, sống sót qua bệnh tật. Trước khi đến tìm Kiều Lễ, họ đã đưa cháu đi khắp nơi, từ Đông y đến Tây y, nhưng không ai chữa khỏi. Nhờ người quen giới thiệu, họ mới tìm đến cậu – người  được mệnh danh là “hắc mã” trong giới Trung y.

Chính cái tên đặc biệt đó khiến Kiều Lễ lập tức nhớ lại mọi chuyện.

Cậu mỉm cười nhận lấy mấy túi nông sản, rồi nói:

“Không sao đâu, tôi thật sự rất thích ăn bắp và uống sữa đậu nành vào buổi sáng. Mấy túi này chắc nặng lắm, cảm ơn hai người đã cất công mang đến tận đây. À, dạo này Trường Sinh thế nào rồi ạ?”

Dù quy định của bệnh viện cấm bác sĩ nhận tiền hay phong bì, nhưng những món quà nhỏ như nông sản nhà trồng, nếu không vượt quá 200 tệ thì cũng được bỏ qua – đặc biệt là trong trường hợp này, Kiều Lễ còn từng bỏ tiền túi ra giúp họ thanh toán một nửa viện phí.

Ông cụ vui vẻ trả lời:

“Trường Sinh giờ đã khỏe mạnh hơn, nó còn tham gia chạy bộ ở trường và giành giải nhất đấy!”

“Vậy là tốt rồi, ông nhớ gửi lời hỏi thăm đến Trường Sinh giúp cháu .”

“Ây da, thằng bé mà biết chắc mừng lắm. Đứa nh Cẩu Đản này  thật ra rất ngưỡng mộ cậu, còn nói sau này cũng muốn trở thành bác sĩ giỏi giống như cậu vậy.”

Kiều Lễ tâm trạng đang tốt, cười đáp: “Vậy thì tốt quá, có chí hướng như thế là tốt. Ông nhớ dặn bé phải chăm chỉ học hành thì mới trở thành bác sĩ giỏi được.”

Đúng, đúng vậy!”

Kiều Lễ vui vẻ ngân nga vài câu hát, sau đó đặt mấy túi nông sản vào cốp xe. Ngay lúc đang chuẩn bị lên xe, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, cậu liền đem toàn bộ mấy túi nông sản vốn không hợp màu xe cho lắm thu vào không gian. Làm xong xuôi, cậu mới lái xe rời đi.

Khi xe chạy ngang qua cổng Bệnh viện Nhân dân thành phố Quảng Châu, cậu trông thấy vài người đang giơ biểu ngữ, trên đó ghi: “Trương Chí Tân, trả lại mạng cho con trai tôi!”

Trương Chí Tân là một bác sĩ khoa nhi khá nổi tiếng ở bệnh viện đó. Lần trước ông ta thực hiện một ca phẫu thuật ghép thận cho một đứa bé. Dù ca mổ thành công, nhưng sau đó đứa trẻ bị phản ứng đào thải nghiêm trọng, chỉ sống thêm được hai ngày rồi qua đời.

Theo lý thì đây không được xem là sai sót y khoa, vì cái chết của đứa trẻ không hoàn toàn là lỗi của bác sĩ. Nhưng dường như gia đình bệnh nhi không nghĩ như vậy.

Kiều Lễ cho xe vào bãi đỗ, đeo khẩu trang rồi mới xuống xe, đi đến phòng phụ khoa để tìm chị họ là Joni để đưa tài liệu.

Joni nhận lấy, rồi nói: “A Lễ này, hai ngày nữa là sinh nhật Tiểu Bảo, nếu em rảnh thì ghé nhà chị ăn bữa cơm nhé.”

Kiều Lễ suy nghĩ một chút rồi gật đầu: “Được , hôm đó em rảnh sẵn tiện đến sớm một chút để phụ chị luôn. À, chị muốn ăn gì thì bảo trước cho em chuẩn bị.”

Mấy năm học bên Mỹ, cậu thật sự không ăn quen đồ Tây nên đã mua rất nhiều sách dạy nấu món Trung Quốc, tự học nấu ăn theo công thức. Cứ thế tự lo cho bản thân suốt tám năm, tay nghề hiện tại phải nói là có thể mở quán ăn được luôn.

Joni không khách sáo chút nào, cười nói: “Vậy chị muốn ăn gà hầm nấm đông cô, cá hầm dưa chua, còn có sườn chua ngọt – món Tiểu Bảo thích nhất do cậu làm.”

Kiều Lễ giơ tay làm dấu OK: “Đã rõ, vậy em đi trước nhé.”

Joni vẫy tay dặn: “Lái xe cẩn thận !”

Kiều Lễ rời đi, xuống bãi xe dưới tầng một. Khi cậu vừa mở cửa xe, một cơn đau nhói đột nhiên truyền đến từ eo. Cậu nghiêng đầu nhìn thì thấy một người đàn ông trung niên đeo khẩu trang đen đang nhìn cậu đầy phẫn nộ, miệng lẩm bẩm: “Trương Chí Tân! Tao muốn mày đền mạng cho con tao!”

Nói rồi, gã rút dao đâm thẳng vào người cậu.

Kiều Lễ đau quá ngã xuống đất, trong đầu chỉ kịp nghĩ: Ông nhận nhầm người rồi!

Cậu cảm thấy đầu óc quay cuồng, thi thoảng nghe thấy tiếng nói chuyện lạ truyền đến – có nam có nữ, có người thở dài, có người khóc nghẹn ngào. Dường như là tiếng Anh, nhưng phát âm kỳ lạ khiến cậu nghe không hiểu.

Cậu muốn tỉnh lại xem bác sĩ nào đang chữa trị cho mình, nhưng đầu óc mơ hồ quá, cuối cùng lại thiếp đi.

Không biết ngủ bao lâu, Kiều Lễ bỗng thấy mặt ngứa ngáy và ươn ướt, như thể bị chó nhà liếm mặt. Cậu không nhịn được mở mắt, đập vào mắt là… một đầu dê được phóng đại ngay trước mắt!

Má ơi!

Cậu giật lùi ra sau theo bản năng, con dê hình như cũng biết mình dọa cậu nên quay người lạch bạch về góc chuồng của nó. Do thân hình nó to đến nỗi bốn con gà bên cạnh cũng phải dạt sang để nhường chỗ.

Kiều Lễ ngơ ngác một lúc lâu, sau đó mới dần tỉnh táo lại và đánh giá hoàn cảnh xung quanh.

Đây là một căn nhà gỗ hình chữ nhật, trần nhà thấp, nhưng diện tích cũng không đến nỗi chật hẹp. Căn nhà không chia phòng, chỉ cần nhìn một cái là thấy hết.

Cậu đang nằm trên một chiếc giường cỏ gần cửa. Bên trái cửa là một cái chảo sắt lớn đặt trên đống đá – có lẽ là bếp. Bên phải cửa là khu nuôi súc vật, có bốn con gà, một con dê, và một con bò sữa gầy nhom.

Cạnh khu đó là một bàn gỗ thấp với vài chiếc ghế, trên bàn có bát, thìa gỗ, vài bình gốm và nhiều dụng cụ thủ công lạ lẫm.

Căn nhà có bốn chiếc giường gỗ: một chiếc đối diện cửa nơi cậu đang nằm, bên trái là một chiếc nữa, bên phải thì có hai chiếc. Nhưng gọi là giường thì không đúng, đúng hơn là vài tấm ván cũ đặt lên đống cỏ khô, trên đó lại phủ thêm một lớp cỏ khác để nằm.

Đúng vậy, hiện giờ Kiều Lễ đang ngồi trên một chiếc “giường” như vậy.

Mọi thứ trước mắt quá hoang đường, khiến cậu không thể tin nổi vào mắt mình.

Cậu nhìn chằm chằm bàn tay gầy guộc trước mặt – bàn tay của một thiếu niên. Dù những vết sẹo trên tay đã nhạt và được bao phủ bởi những vết chai, nhưng hoàn toàn không phải đôi tay từng bị chém năm nhát của cậu.

Không lẽ…đây là mơ?

Cậu nhéo mạnh lên mặt mình – chỗ nhéo đau nhói.

Không phải mơ!

Khi cậu còn đang choáng váng thì một cô bé chừng 11–12 tuổi bưng một thùng nước bước vào nhà. Vừa thấy cậu, gương mặt cô bé bỗng rạng rỡ vui mừng, tay run lên làm nước văng ra một chút.

Cô bé đặt thùng nước cạnh chảo sắt, chạy vội đến bên giường cậu, mắt sáng rực:

“Anh Jory, anh tỉnh rồi à? Anh cảm thấy thế nào rồi?”

Cô bé nói tiếng Anh, nhưng ngữ pháp hơi kỳ lạ, giọng cũng lạ tai. Kỳ lạ là, cậu lại hoàn toàn nghe hiểu.

Nhìn cô bé tóc vàng mắt xanh, tóc khô và rối, Kiều Lễ không tự giác đáp lại bằng tiếng Anh:

“Tôi ổn… chỉ là hơi khát.” Vừa dứt lời, một loạt ký ức xa lạ liền ập về.

Cơ thể này thuộc về một thiếu niên tên là Jory, năm nay 15 tuổi, sống tại một nơi gọi là thôn Welp.

Vài ngày trước, Jory bị ngã xuống sông và hôn mê. Bây giờ, người sống trong cơ thể ấy là Kiều Lễ – đến từ thế kỷ 21.

Kiều Lễ cố gắng gom góp ký ức, nhưng vẫn không thể biết mình đang ở quốc gia nào, thời đại nào. Có lẽ chính Jory ban đầu cũng không có khái niệm rõ ràng về “quốc gia” hay “niên đại”. Với cậu ta, người quyền lực nhất trong thôn là Nam tước, kế đó là Quản gia và Mục sư.


Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình, kết hợp với ký ức trong đầu, Kiều Lễ có thể suy đoán rằng nơi này hẳn là một thôn trang nhỏ nằm trong lãnh địa của một nam tước nào đó ở Châu Âu thời Trung cổ. Gia đình tiểu Jory chính là dân tự do dưới quyền cai quản của vị nam tước này.

Cha của Jory tên là Orr Karon. Vừa mới trưởng thành, ông đã nhận nuôi đứa cháu trai Ennio Karon – con của anh trai và chị dâu đã mất. Hai chú cháu sống nghèo rớt mồng tơi, ngày tháng cơ cực. Mãi đến năm 22 tuổi, Orr mới cưới được một quả phụ trẻ sống trong thôn – Hill Swan.

Khi gả cho Orr, Hill đem theo cả cô con gái riêng của mình là Joni về sống chung. Một năm sau, bà sinh ra Jory, rồi ba năm sau nữa sinh tiếp bé gái Jenny.

Vậy, cô bé trước mặt cậu đây chính là em gái ruột của thân thể này – Jenny Karon.

Kiều Lễ cố bắt nhịp với ký ức trong thân thể mới, cậu chậm rãi nói bằng giọng địa phương:

“Jenny, anh khát nước, em lấy giúp anh một chén nước được không?”

Jenny gật đầu vui vẻ: “Được, Jory ca ca.”

Nói rồi, cô bé chạy đến cái “lò sưởi” gần cửa, nhặt lên một cái chén gỗ, múc nước từ thùng gỗ mới xách về lúc nãy, rồi mang đến đưa cho Kiều Lễ.

Cậu đón lấy chén nước, vừa nhìn đã suýt nữa thì nhíu mày ngay lập tức: bên trong chén gỗ dơ đầy vết bẩn và mốc, nước thì đục ngầu, nổi lềnh bềnh vài cọng rong rêu. Rõ ràng đây là nước mới múc từ sông về. Cậu đưa lên mũi ngửi thử – mùi tanh và lạ khiến cậu nhăn mặt.

Cái này mà uống thì không bệnh cũng chết mất

Cậu biết rất rõ, nước sông ở thời Trung cổ thì dơ không tưởng nổi. Mọi người thời đó thường không đun sôi, không sát trùng, cứ thế uống luôn. Dễ bị tiêu chảy, mà thời này không có kháng sinh hay điều kiện y tế gì hết, tiêu chảy nặng coi như xong đời.

Huống hồ, cậu vừa mới tỉnh dậy sau một trận bệnh nặng!

Kiều Lễ liền hỏi:

“Jenny, em vừa đi múc nước ở sông về phải không?”

Jenny gật đầu, đáp: “Lúc em chuẩn bị nấu cơm trưa thì hết nước, nên mới đi sông múc về.”

Cậu mỉm cười với cô bé: “Vậy em mau nấu cơm đi, anh không sao rồi.”

“Dạ,  Jory ca ca!” – cô bé vui vẻ trả lời, rồi chạy đến bên bếp. Cô múc một ít đậu từ bình gốm đổ vào nồi lớn, thêm nước, rồi bắt đầu nhóm lửa nấu đậu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play