Tôi tin rằng ai cũng từng được hỏi một câu hỏi giống nhau khi còn nhỏ —— lớn lên em muốn làm gì?

Tôi nhớ lần đầu tiên tôi trả lời câu hỏi này là vào năm học tiểu học, ngày đầu tiên đi học, khi tự giới thiệu, tôi nói: "Lớn lên em muốn làm nhà văn."

Ước mơ này có vẻ khá tầm thường giữa một loạt các nhà khoa học, nhà thiên văn học, nhưng cô giáo chủ nhiệm của tôi lại mỉm cười nói: "Cố lên."

Cô ấy rất nghiêm túc cổ vũ tôi, nhưng trong nhiều năm sau đó, tôi đã không nỗ lực theo hướng này, phần lớn thời gian tôi quên mất mình có một lý tưởng như vậy, chỉ trôi theo dòng đời, bị ba mẹ và thầy cô thúc đẩy tiến về phía trước.

Lên cấp ba, điểm toán của tôi tệ đến mức không thể tệ hơn, tệ mà lại còn chẳng thích học.

Trên lớp thì lén lút đọc tiểu thuyết, về nhà lại chui vào chăn đọc tiểu thuyết.

Thời điểm đó tôi đọc Cổ Long, đọc Kim Dung, đọc xong lại bắt đầu suy nghĩ về sự khác biệt giữa hai người họ.

Cũng đọc một số tiểu thuyết ngôn tình và truyện thanh xuân vườn trường mượn từ các bạn nữ trong lớp, những năm tháng đó, thể loại đau khổ tuổi trẻ là xu hướng chủ đạo.

Tất nhiên cũng đọc cả tác phẩm kinh điển, nước miếng của tôi làm ướt cả trang sách của "Đi Tìm Thời Gian Đã Mất*", không phải vì quá hay, đọc đến mê mẩn chảy nước miếng mà không biết, mà là vì đọc được một lúc thì gục xuống sách ngủ quên.

*Đi tìm thời gian đã mất (tiếng Pháp: À la recherche du temps perdu) là bộ tiểu thuyết gồm 7 tập của nhà văn Pháp Marcel Proust, Đi tìm thời gian đã mất là tiểu thuyết có dấu ấn tự truyện với nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật "tôi" kể chuyện mình từ ngày còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilberte - con gái của Swann; với Albertine - một trong "những cô gái tuổi hoa", mối tình thơ mộng và đau xót làm cho nhân vật quằn quại. Còn có những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối, nhạt nhẽo; Albertine sống bên cạnh Marcel như một "nữ tù nhân", rồi chết một cách thảm thương. Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", có nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.

Lúc đó chỉ biết đọc, chỉ biết suy nghĩ vẩn vơ, nhưng nếu nói để tôi làm nhà văn, ở tuổi mười mấy, tôi đã nhìn thấu rồi, làm nhà văn không kiếm được tiền.

Lúc đó đúng là nghĩ như vậy.

Ba tôi là một người yêu thích văn học, hồi nhỏ nhà tôi ở nhà cấp bốn, có một cái sân rộng, phía trước có một căn nhà riêng dùng làm phòng sách, bên trong toàn là sách.

Ông thích đọc thơ, từ xưa đến nay, trong nước đến nước ngoài.- bản chuyển ngữ được đăng tải duy nhất tại nền tảng t-y-t, đọc chương mới nhất tại t-y-t

Ông luôn kể cho tôi nghe về Hải Tử, ông thích, vì vậy tôi từ nhỏ đã biết câu "Hướng ra biển lớn, xuân sang hoa nở*".

*Là một bài thơ trữ tình được nhớ đến nhiều nhất của Hải Tử.

Ba tôi cũng nói với tôi: "Làm nhà văn, làm nhà thơ, vừa khổ vừa không kiếm được tiền, tốn công mà chẳng được gì."

Câu này là ông nói với tôi vào năm tôi mười tuổi, sau đó tôi đã nhớ mãi, đến năm mười bảy tuổi, lý tưởng của tôi không còn là làm nhà văn nữa, nhưng cũng chẳng có lý tưởng nào khác, chỉ là đầu óc trống rỗng.

Tuy nhiên, nếu tôi biết tác giả của cuốn sách mà tôi mượn của bạn cùng bàn, cuốn sách mà tất cả các nhân vật đều bị thiêu chết, lại kiếm được rất nhiều tiền, có lẽ tôi đã có thể cố gắng thêm chút nữa.

Tôi là người thực dụng, dù đã đọc rất nhiều sách với ba tôi nhưng vẫn không thể thoát khỏi sở thích tầm thường, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kiếm tiền.

Học cấp ba tôi học ban C, khi thi đại học, phạm vi chuyên ngành có thể lựa chọn thực sự không rộng bằng học sinh ban A, lúc đăng ký nguyện vọng, ba tôi lại hỏi tôi: "Con đã nghĩ kỹ sau này muốn làm gì chưa?"

"Chưa ạ." Lúc đó tôi đang ngồi xổm ở phòng khách gặm dưa hấu, bên cạnh đặt một cuốn sách vừa mới mua ở hiệu sách gần trường.

Tên sách là "Bến Vắng", viết về những câu chuyện ở một ngôi làng nhỏ.

Tôi không hiểu biết nhiều về văn học trong nước, cũng không có hứng thú lắm, lý do tôi dùng số tiền tiêu vặt ít ỏi của mình để mua cuốn sách này hoàn toàn là vì ba tôi đã từng nhắc đến tác giả này.

Ông nói ông quen biết.

Người này tên là Châu Hàm Chương, con trai của thầy giáo ông, nhiều năm trước còn từng ăn cơm cùng nhau, nhưng từ sau khi thầy của ba tôi qua đời thì không còn liên lạc nữa.

Nếu nói từ nhỏ đến lớn người tôi ngưỡng mộ nhất là ai, thì đó chắc chắn là ba tôi, dường như bất kể tôi nói gì ông cũng đều biết, thế giới tôi biết chỉ nhỏ bằng nắm tay, còn ông lại biết nhiều hơn cả trời đất.

Vì vậy, khi tôi nhìn thấy cuốn sách do người mà ba tôi quen biết viết, tôi đã vô thức mua nó về.

Đó là cuốn sách tôi mua năm mười bảy tuổi, sau đó nó luôn được đặt trong phòng sách của ba tôi.

Lúc đó tôi không thể ngờ rằng, bảy năm sau, tôi có thể ngồi uống trà trò chuyện cùng người tên Châu Hàm Chương đó.

Đại học tôi học tiếng Trung, cao học cũng vậy.

Trường rất bình thường, nhưng tôi học rất hăng say.

Nhưng tất cả niềm vui đều đột ngột dừng lại khi tốt nghiệp, khó khăn tìm việc, lương bổng ít ỏi. ( app truyện T Y T )

Tôi đã phỏng vấn rất nhiều nơi, một là họ thấy tôi không được, hai là tôi không vừa ý họ.

Bằng tốt nghiệp đã cầm trên tay, nhưng công việc vẫn chưa đâu vào đâu.

Vừa lo vừa sốt ruột, cứ như ruồi mất đầu mà bay loạn xạ.

Khi gọi điện thoại cho ba, ông bảo tôi bình tĩnh lại, trước tiên hãy nghĩ kỹ mình muốn làm gì, nếu gặp khó khăn về cuộc sống thì gia đình có thể hỗ trợ, nhưng nhất định phải biết rõ con đường của mình ở đâu.

Không lâu sau đó, cuối cùng tôi cũng có một công việc.

Một người anh khóa trên mà tôi quen biết hồi đại học đang làm việc tại một tập đoàn xuất bản khá tốt, thông qua giới thiệu nội bộ, cuối cùng tôi cũng có việc làm.

Thời gian thử việc của sinh viên mới ra trường là sáu tháng.

Ba tháng thực tập đầu tiên, tôi chỉ phụ giúp làm một số công việc lặt vặt, rất nhiều lúc nhóm họp thảo luận cũng không có phần tôi.

Đến tháng 11, tôi đang cân nhắc xem có nên nói chuyện với tổ trưởng, hy vọng được giao cho một số nhiệm vụ tử tế nào đó hay không, mặc dù tôi đang trong thời gian thử việc, nhưng tôi thực sự rất hy vọng được ở lại.

Đang suy nghĩ thì nhiệm vụ thực sự đến, hơn nữa còn là một "ca khó".

Tổ trưởng tìm tôi, nói rằng có một nhà văn mà họ rất kỳ vọng đang viết một cuốn sách mới, nếu tôi có thể lấy được bản thảo này, thì có thể được nhận chính thức.

Ý nghĩa ẩn giấu chính là, nếu không lấy được, thì công việc này của tôi coi như xong.

Ngành này vốn đã ảm đạm, trừ những "IP lớn", những tác phẩm văn học thuần túy kiểu này thực sự không kiếm được bao nhiêu tiền, công ty vì cân nhắc của riêng mình, nên điều kiện đưa ra cũng có hạn, có lẽ cũng cảm thấy khả năng đàm phán không thành công nên mới cử tôi đi.

Tôi nghĩ lại, đây chẳng khác nào đuổi việc tôi một cách gián tiếp.

Khá buồn.

Buồn thì buồn, nhưng vẫn phải cắn răng mà làm.

Ngày hôm sau, tôi đến chỗ tổ trưởng nhận nhiệm vụ, sau đó được thông báo nhà văn đó tên là Châu Hàm Chương.

"Đây là thông tin liên lạc của thầy Châu." Tổ trưởng đưa cho tôi một mẩu giấy, nhàu nát, cũng không hiểu là có ý gì: "Tính tình thầy ấy khá kỳ quặc, khi nói chuyện với thầy ấy cậu nhất định phải chú ý."

Chỉ nói là kỳ quặc, nhưng không nói rõ là kỳ quặc như thế nào.

"Tổ trưởng." Tôi nói: "Chỉ có một địa chỉ email và địa chỉ nhà, không có cách liên lạc nào khác sao?"

"Không có." Tổ trưởng nói: "Thầy Châu không có điện thoại di động, điện thoại nhà thì không bao giờ nghe máy, cậu hãy gửi email cho thầy ấy trước để hẹn thời gian đến thăm, đừng nói thẳng là vì bản thảo, cứ nói là cuối năm rồi, đại diện công ty đến thăm thầy ấy."

Cứ như vậy, lần đầu tiên tôi gửi email cho Châu Hàm Chương.

Ba ngày sau, tôi nhận được hồi âm của anh.

Anh nói: Đã nhận được thành ý, không cần đến thăm, cảm ơn đã quan tâm.

Mười bốn chữ, khiến tôi hoàn toàn nản chí, tôi nghĩ mình sắp thất nghiệp thật rồi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play