Tôi và Thẩm Diệp quen biết nhau vào giữa học kỳ I năm lớp 11.

Khi đó anh ấy vừa mới chuyển trường từ nước ngoài về.

Dáng vẻ của anh hoàn toàn là cái vẻ cậu chủ nhà giàu, tự phụ lại lạnh lùng, cao ngạo, đối với tất cả mọi chuyện đều là lẽ đương nhiên, không thèm liếc lấy một cái.

Bao gồm cả vị trí hạng nhất khối quan trọng nhất với tôi.

Tôi vẫn luôn biết có khối người giỏi hơn tôi, không phải ai cũng có cảnh ngộ giống như tôi.

Nhưng mà, sự xuất hiện của anh ấy khiến tôi cảm thấy, thì ra khoảng cách giữa người với người không phải chỉ ngăn cách bằng một cái hố sâu mà còn có thể là một ngọn núi mà bạn không bao giờ có thể vượt qua.

Tôi sinh ra trong một gia đình hơi trí thức, bố mẹ đều là sinh viên đại học.

Bọn họ đã từng được học qua giáo dục cao đẳng nhưng lại không thể bỏ đi cái tư tưởng lỗi thời mà mục nát.

Ngày tôi sinh ra, bên ngoài phòng sinh có rất nhiều người vây quanh.

Khi biết tin tôi là con gái, trước khi mẹ tôi hôn mê nói một câu: Đúng là oan nghiệt.

Ba tôi cười giả lả phát thuốc cho người đến chúc mừng, nói lần này không làm tiệc rượu nữa, lần sau sẽ làm bù lại cho mọi người.

Bà nội tôi ở quê vỗ đùi chửi đổng, nói ba tôi cưới một đứa của nợ, còn sinh ra một đứa xúi quẩy.

Thế là khi tôi được sáu tháng, mẹ tôi lại mang thai em trai tôi.

Bầu không khí ảm đạm trước đó trong nhà được xóa tan, mọi người cười tít cả mắt, vô cùng náo nhiệt.

Sau khi em trai chào đời, bọn họ tranh giành nhau bế nó, nhưng lại không có ai nghĩ đến tôi bị bỏ đói cả một ngày ở trong góc.

Bản năng sinh tồn khiến tôi gào khóc.

Mẹ tôi nói, chắc chắn là nó thấy em trai được chào đón hơn nên trong lòng thấy không công bằng rồi cố ý thu hút sự chú ý của mọi người, con gái từ nhỏ đã có lòng đố kỵ.

Sau đó, tôi trưởng thành trong gập ghềnh trắc trở nhưng tôi vẫn không hiểu.

Tôi không hiểu tại sao buổi sáng em trai đi học có thể ăn ba quả trứng tráng còn tôi lại không được chia cho quả nào. Rõ ràng giáo viên nói trứng gà tốt cho phát triển cơ thể.

Mà ba tôi lại nói con gái không cần nhiều dinh dưỡng như vậy.

Tôi không hiểu tại sao em trai có thể đi học trường tư thục với học phí đắt đỏ còn tôi chỉ có thể dùng sách cũ, dựa vào thành tích tốt để miễn học phí, học tại một trường công lập.

Tôi không hiểu tại sao sau khi em trai tan học khóc lóc không chịu đi học lớp năng khiếu, ba mẹ vẫn phải dỗ nó đi học còn tôi đề xuất nếu em trai không muốn, tôi có thể đi thay nó, ba mẹ lại mắng tôi mới tí tuổi đầu mà tâm cơ sâu.

Tôi không hiểu tại sao em trai chưa từng bước vào bếp, làm việc nhà, còn tôi ngày nào cũng phải dậy sớm, một năm bốn mùa phải ngâm bàn tay trong ao nước lạnh băng để rửa sạch vết dầu mỡ bẩn trên bát đũa, còn phải giặt hết đống quần áo của cả nhà.

Tôi không hiểu tại sao, nửa đêm khi tôi vẫn đang làm bài tập, chưa từng từng có ai đến quan tâm tôi một câu, đưa một cốc sữa, mà chỉ có nhưng lời mắng nhiếc vô tận, nói tôi lãng phí điện, nói tôi là đứa phá của.

 Tôi không hiểu tại sao chỉ vì là chị, cho nên tất cả đồ tốt đều phải nhường cho em trai chọn trước, bài tập của nó tôi cũng phải làm cho nó, khi nó đánh tôi, tôi không thể đánh trả.

Tôi không hiểu tại sao ngày nào em trai cũng có thể được đưa đón đi học, còn tôi lại phải tự đi tự về.

Có quá nhiều thứ mà tôi không hiểu, thế là tôi bắt đầu hỏi tại sao.

Sau khi lên cấp 2, trường học cách nhà rất xa, tôi không muốn lãng phí thời gian trên đường, nên tôi hỏi ba có thể đưa tôi đi học giống như em trai không.

Bởi vì bọn họ không yên tâm nên em trai vẫn luôn được đưa đi học, mà tôi lại phải ở lại trường, một tuần chỉ có thể làm phiền bọn họ một lần.

Ba tôi không nói gì, tôi tưởng là ông ấy đồng ý rồi.

Sáng hôm thứ hai, chưa đến 5 giờ tôi đã bị mẹ dùng chổi lông gà đánh tỉnh.

Bà ấy châm biếm nói, không phải bảo ba mày đưa mày đi học sao?

Tôi im lặng ngồi trên xe ba tôi.

Bên ngoài cửa sổ trời tối đen, giống như một con quái thú khổng lồ với những chiếc răng nanh đang ẩn mình.

Cả đường đi ba tôi không ngừng mắng chửi tôi, ông ấy nói sao tôi không chết đi, ánh mắt hận không thể nuốt lấy tôi.

Lộ trình xe mười lăm phút, tôi nghe thấy những lời mắng chửi ác độc nhất của đời này, tôi chưa từng nghĩ những lời này được thốt ra từ trong miệng của một người cha.

Vì đến sớm quá, trường còn chưa mở cửa, tôi dựa vào lan can sắt ngoài cổng yên tĩnh ngồi đợi hai tiếng.

Trời rất lạnh cũng rất tối.

Tôi nhìn mặt trời nhô lên từng chút một, ánh ban mai đầy trời.

Từ đó trong lòng kìm nén một sức mạnh không thể nói thành lời, nó thúc đẩy tôi dậy sớm hai tiếng, đi bộ sáu dặm từ nhà đến trường.

9268 bước, tôi đi đằng đẵng ba năm.

Tôi không giống em trai tôi, nó chưa bao giờ buồn rầu, lo lắng vì chuyện tiền nong, tôi không có tiền tiêu vặt.

Tôi nghèo đến nỗi chỉ còn mỗi lòng tự trọng vừa hèn mọn lại chẳng đáng một đồng.

Tôi đã từng cố mở miệng ra xin nhưng bọn họ là người có văn hóa, không những không cho, còn luôn có thể dùng đôi ba câu đã có thể giẫm đạp lòng tự trọng của tôi đến nát bét dưới chân, vô cùng nhục nhã. ( truyện trên app T•Y•T )

Khi em trai tôi đang tuổi vô lo vô nghĩ, tôi đã nghĩ cách để kiếm tiền.

Cho nên từ nhỏ tôi đã yêu tiền, tôi không có tiền thì không chịu nổi.

Nhặt rác ở tiểu khu, làm bài tập hộ người ta, giúp người ta ship hàng, trước khi thi bán bút xóa, sau khi thi xong bán bút ba màu.

Thỉnh thoảng lại ăn vài ba trận đòn roi, nói tôi đi ra ngoài làm mất mặt, xấu hổ.

Sự tình chuyển hướng vào mùa hè sau khi tôi học xong cấp 2.

Một nhà ba người bọn họ lái xe đi du lịch, trên đường đi bởi vì bất đồng quan điểm mà em trai tôi đã cướp vô lăng, sau đó đâm vào một chiếc xe tải đang đi ngược chiều trên cao tốc.

Hai xe đều bị lật, năm người không một ai sống sót.

Phản ứng đầu tiên khi tôi nghe thấy tin tức này thế mà lại là đáng tiếc.

Cảm thấy tiếc cho cặp vợ chồng mới cưới ngồi trên xe tải.

Hậu sự của bọn họ được làm rất vội vàng, bà cụ vội vàng chạy từ quê lên tranh đoạt tài sản và tiền bồi thường của tôi.

Bà ấy vốn không định để lại cho tôi một đồng nào.

Tôi cầm lấy dao phay khóc lóc om sòm, còn hăng hơn bà ấy.

Đi đến đâu tôi cũng rêu rao chuyện ba mẹ nhà họ Quý ngược đãi con gái, tôi nói bà cụ còn muốn nuốt tiền tuyệt hậu*.

*Đây là một tập tục ở thời phong kiến, nghĩa là một gia đình nào đó sau khi mình chết đi, không có con trai con gái, tất cả những tài sản lúc còn sống đều bị họ hàng ở quê bán hết đi rồi đổi thành tiền, rồi dùng tiền này này để bày cỗ mời từng nhà ở quê. Cỗ nhiều thì kéo dài vài tháng, ít thì ăn mấy ngày, cho đến khi ăn hết số tiền mà nhà đó tích lũy được.

Bà cụ có nhiều con gái, tôi không cần mặt mũi nhưng bọn họ thì cần mặt mũi.

Kì kèo mãi tôi được chia cho hai mười nghìn tệ, và được ở lại căn nhà cũ xập xệ, những đồ đáng tiền trong nhà đều bị bà cụ chuyển đi hết.

Mặc dù không nhiều nhưng cuối cùng tôi cũng tranh được.

Tôi còn đổi tên của mình.

Từ Quý Chiêu Đệ thành Quý Nam Từ.

Tôi không còn tồn tại vì em trai mà được sinh ra nữa, tôi chỉ sống vì tôi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play