*Sự xuất hiện:
- Thời gian : cuối tk XX - đầu tk XXI (sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay)
- Nguyên nhân (đặc trưng): + sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.
+ Sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.
+ Lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất; điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
*Tiềm năng và thách thức:
- Tiềm năng :
• Có bề dày kinh nghiệm quản lý.
• Khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển.
• Sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế.
• Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới ; quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
- Thách thức :
• Khó giải quyết những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế mang tính toàn cầu.
• Không thể giải quyết những vấn đề chính trị, xã hội nan giải (bạo loạn, phân biệt chủng tộc, tệ nạn xã hội… ).
• Không có khả năng giải quyết triệt để sự chênh lệch giàu nghèo bất bình trong xã hội.
* Bài học :
+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại cần đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và phát triển bền vững, để đảm bảo một tương lai bền vững cho thế hệ sau.
+ Cần có các biện pháp nhằm giảm bớt bất bình đẳng, tạo ra một môi trường mà ai cũng có cơ hội phát triển, thông qua giáo dục, cải cách thuế, và hỗ trợ y tế.
+ Chủ nghĩa tư bản cần khuyến khích đổi mới trong công nghệ, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn vì phúc lợi chung của xã hội.
+ Cần hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết những vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu,..