*Cách mạng tư sản Anh
- Kinh tế : • Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt sản xuất len, dạ. Công trường thủ công chiếm ưu thế.
• Ngoại thương phát triển mạnh => tư sản và quý tộc giàu lên nhanh chóng.
+ Công nghiệp len dạ phát triển => nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Ở nông thôn Anh đã diễn ra "Hiện tượng cừu ăn thịt người" và sự giàu có nhanh chóng của quý tộc mới.
- Chính trị : thể chế quân chủ chuyên chế do vua Sác-lơ I đứng đầu.
- Xã hội : (>< mâu thuẫn, đối đầu) : Quần chúng nhân dân (đặc biệt tư sản, quý tộc mới) >< thế lực phong kiến.
- Tư tưởng : Tư sản, quý tộc mới sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ chống lại chế độ phong kiến và Anh giáo.
- Kết quả : + Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Ý nghĩa : Có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
*Tiền đề về kinh tế : - Là tiền đề quyết định và có ý nghĩa quan trọng nhất.
• Vì: sự hình thành của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa => đã tạo cơ sở và dẫn đến những thay đổi, chuyển biến trong đời sống chính trị - xã hội - tư tưởng. Ví dụ:
+ Sự phát triển của nền kinh tế => đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ( giai cấp tư sản, quý tộc mới, chủ nô…). Các giai cấp, tầng lớp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân => họ muốn làm cách mạng để xác lập chế độ mới, tiến bộ hơn.
+ Cùng với sự xuất hiện và phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư sản dần được hình thành trong lòng xã hội phong kiến.