Nguyễn Khê không ngờ Nguyễn Khiết lại có những suy nghĩ sâu sắc như vậy, cô quay sang đối diện với Nguyễn Khiết, nhìn cô em qua màn đêm và hỏi: “Em không muốn sống như thế này sao? Vậy em muốn ra khỏi núi và nhìn ra thế giới bên ngoài?”
Nguyễn Khiết đáp: “Tất nhiên là muốn, còn chị?”
Nguyễn Khê nắm tay cô: “Thế chúng ta cùng nhau cố gắng bước ra ngoài.”
Nguyễn Khiết được Nguyễn Khê truyền chí khí, nhưng trong nháy mắt đã nhục khí, thở dài: “Chúng ta không gả đến bên ngoài đâu chị lấy người trong trấn còn khó. Cô ba lúc ấy may mắn mới gả vào trấn.”
Nói rồi nghĩ đến gì đó: “Không đúng, chị khác với em, bác cả sẽ đón chị vào quân khu. Đến quân khu, vợ chồng bác cả chắc sẽ tìm cho chị một con em cán bộ, thế là chị được gả vào gia đình cán bộ.”
Nguyễn Khiết không quan tâm lắm đến việc được gả vào gia đình cán bộ hay không, cô chỉ siết chặt tay Nguyễn Khiết và nói: “Tin chị đi, chị sẽ đưa em ra ngoài. Chúng ta không cần lấy ai để thay đổi vận mệnh, chúng ta dựa vào sức mình thay đổi vận mệnh, thế nào?”
Dựa vào sức mình thay đổi vận mệnh?
Câu này nghe đầy khích lệ, nhưng cũng không thiết thực lắm.
Họ không có phương hướng nào để nỗ lực, và không có khả năng nào có thể thay đổi số phận bằng việc dựa vào sức mình.
Nguyễn Khiết hoàn toàn không thể tưởng tượng được chuyện như vậy, và ngập ngừng hỏi: “Được không chị?”
Nguyễn Khê nói: “Em tin chị là được.”
Nguyễn Khiết suy nghĩ một lúc, nếu tin thì vẫn còn ảo vọng, không tin thì sẽ không còn gì, thế là cô em gật đầu mạnh, nói với Nguyễn Khê: “Em tin chị!”
Trên đường núi tảng sáng thưa thớt bóng người, cô gái tóc thắt hai bím, mặc áo sơ mi hoa trắng tay ngắn nền nã, mang túi ngân nga khúc hát, cùng với tiếng chim hót trong buổi sáng tinh mơ như thêm một sự tươi sáng và sinh động cho dãy núi.
Đi đến ngoài cổng vườn tiệm may, Nguyễn Khê gõ cửa vài lần rồi đẩy cửa vào.
Thấy ông thợ may già đang ngồi trước máy may trong phòng chính, cô bước đến cửa phòng chính cất tiếng chào rồi nhón bước vào trong. Đến bên ông thợ may già và thấy ông ấy đang cầm bút chì vẽ trên giấy tái chế màu lá cọ.
Nguyễn Khê có chút kinh ngạc nhìn tạo hình quần áo mà ông đang vẽ, không ngờ sư phụ còn rất tây, may quần áo cho người ta còn vẽ kiểu dáng trước, chứ không hề đơn giản làm theo mẫu cố định.
Ông thợ may già không nhìn cô bé mà vừa vẽ vừa nói: “Hôm nay vẽ cái này đi. Con ngồi bên xem, có thể học bao nhiêu thì học. Nếu có hứng thú, ngày thường con kiếm giấy rồi học vẽ.”
Nguyễn Khê đứng bên cạnh máy may, hơi cúi lưng và gật đầu: “Dạ.”
Ông thợ may già vẽ hình rất nhanh, chủ yếu chỉ phác họa một kiểu dáng đại khái, nên dù phải vẽ ba bộ cũng chỉ cần nửa ngày.
Mà hôm nay Nguyễn Khê vẫn nghĩ về chuyện khác, sau khi nhìn thấy bức vẽ của ông thợ may già, cô bé chào rồi rời khỏi tiệm may trước.
Sau khi rời tiệm may, cô không về nhà, đến sườn đồi Lăng Hào thường chăn lợn và thả cừu, tìm thấy cậu ấy trên sườn đồi liền chạy đến và hỏi anh: “Nhà cậu có sách không?”
Trong cả lữ đoàn Mắt Phượng, cô nghĩ đến đầu tiên người có thể mượn sách, cũng chính là Lăng Hào.
Đêm qua cô đã nói sẽ đưa Nguyễn Khiết ra khỏi núi, nhưng mọi chuyện không dễ dàng nói trong miệng. Trong thâm tâm cô biết rằng nếu họ không dựa vào chuyện lấy chồng thì con đường có thể thay đổi số phận chỉ có một, đó chính là thi vào đại học.
Trước đây cô chưa nghĩ tới chuyện này, dù sao cũng chỉ mới năm bảy ba, còn cách xa sự kiện khôi phục kỳ thi tuyển sinh lắm.
Cô là người được rèn luyện học tập chuyên sâu trong một ngôi trường hiện đại, đã lên cấp ba và đại học nên không vội ôn tập. Nhưng với một người gần như không có nền tảng gì như Nguyễn Khiết, thời gian bốn năm rõ ràng là không nhiều.
Cô có ký ức của nguyên thân nên cô biết những thứ mà bọn cô được học là xem như bằng không, cũng chỉ biết mấy con chữ cực kỳ đơn giản, mức độ khoảng năm lớp hai lớp ba ở trường tiểu học.