Bí thư Vương lại khuyên Lưu Hành Hoa vài câu, nói rằng chuyện trong nhà nên về nhà giải quyết, tránh gây sự bên ngoài khiến mọi người cười chê. Nói xong, ông và mấy vị cán bộ bên cạnh đi tìm ông thợ may già nhưng không thấy người đâu.
Bí thư Vương bèn nói với Lưu Hành Hoa: “Bà cụ, bọn tôi đi trước nghe. Ông cụ Tống đã lớn tuổi rồi, đi đi lại lại khó khăn, xuống núi nhất định phải có người trông chừng, bọn tôi phải gấp rút theo sau.”
Ông thợ may già lớn tuổi hơn mình, Lưu Hành Hoa tất nhiên hiểu điều đó, biết ông ấy mất bao nhiêu công sức lên đây một bận nên vội vàng gật đầu nói: “Mau đi đi, phiền chú rồi.”
Nguyễn Khê thấy Lưu Hành Hoa đã phần nào nguôi giận, cô cũng nghĩ đến ông thợ may già, nên giao Lưu Hành Hoa cho Nguyễn Khiết rồi nói với Lưu Hành Hoa: “Nội à, nội với Tiểu Khiết về nhà trước, cháu sang đó xem thầy cháu.”
Lưu Hạnh Hoa biết lần này ông thợ may già đã bán thể diện cho Nguyễn Khê lớn đến mức nào. Từ trước đến nay ông ấy luôn lạnh lùng hờ hững, bất chấp sống chết của người khác, vì tính tình lập dị cũng không thích tiếp xúc với người khác, lần này thật sự là lần đầu tiên.
Bà cụ vỗ vỗ cánh tay của Nguyễn Khê và nói: “Mau đi đi.”
Khu đất nông nghiệp này cách nhà bà cụ không xa, bà cùng Nguyễn Khiết đi bộ vài bước là về đến nhà, không cần Nguyễn Khê ở lại cùng.
Nguyễn Khiết đeo túi xoay người đuổi theo ông thợ may già, khi bắt kịp đã có Bí thư Vương và một cán bộ khác dìu ông đi. Cô bé không gây tiếng động, lặng lẽ cùng đến thôn Kim Quan.
Bí thư Vương cùng mấy người đưa ông thợ may già về nhà an toàn, chào một tiếng rồi rời đi.
Không lâu sau khi ra khỏi cổng sân, một cán bộ trong số đố cất giọng: “Chuyện quái gì đây chứ!”
Đi đi về về hết một bạn, ông thợ may già mệt lừ nằm trên chiếc ghế xích đu dưới giàn nho không nhúc nhích.
Nguyễn Khê di chuyển băng ghế nhỏ ngồi xuống trước mặt ông, nhìn ông nói: “Cám ơn thầy ạ.”
Vì cô mà lặn lội đường núi xa xôi, đến giằng co một bận.
Ông thợ may già không đáp lời, chỉ nói: “Hôm nay lặn lội oải quá, không còn sức dạy con, con về trước đi.”
Nguyễn Khê đứng dậy, cởi túi đặt xuống băng ghế nhỏ phía sau: “Thấy cứ yên tâm nghỉ ngơi, hôm nay con không học thủ công với thấy, con sẽ ở lại giúp thầy làm việc.”
Ông thợ may già hời hợt: “Tùy con.”
Bận đi bận về cũng đã gần trưa.
Nguyễn Khê dọn những thứ có thể dọn trong ngoài nhà, sau đó ra vườn hái rau và quay lại bắt đầu nấu bữa trưa.
Vẫn là cơm và hai món, khiến ông thợ may già cảm thấy hài lòng.
Ăn trưa xong, cô cũng không nhàn rỗi, đi giúp ông thợ may già dọn dẹp đất riêng của ông. Cô tìm đại một bộ đồ cũ để mặc đi làm, nhổ sạch cỏ dại trên ruộng, chăm chỉ bón phân tưới cây cho rau dưa trái cây trên ruộng, tưới đến suýt nữa hồn thăng thiên.
Bận rộn hoàn thành những việc này thì mặt trời cũng đã ngã về tây.
Nguyễn Khê mệt đến nỗi lưng đau và cánh tay đau nhức, nên không ở lại nhà ông thợ may già nữa. Cô cởi bộ đồ làm ruộng cũ, rửa tay, rửa mặt bằng xà phòng rồi chào ông thợ may già ra nhà.
Bước chân chậm chạp, và sau đó trông thấy Lăng Hào đang chăn lợn trên sườn đồi.
Cả ngày lòng không vui chuyện không vui, khoảnh khắc trông thấy chàng trai trên sườn đồi, lòng chợt tiêu tan đi rất nhiều. Cô nghĩ giống như Lăng Hào cũng tốt mà, vùi đầu vào thế giới nhỏ của riêng mình, và những xáo trộn bên ngoài sẽ không bao giờ dính líu nên cậu ấy.
Cô bước lên bãi cỏ trên sườn đồi, đi đến trước mặt Lăng Hào, tự ý đặt cho cậu một biệt danh rồi chào: “Em Lăng Lăng?”
Lăng Hào nghe thấy giọng nói ngẩng đầu, bị ánh nắng chíu vào nheo mắt, nở một nụ cười chân thành với cô.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của cậu ấy, Nguyễn Khê cảm thấy rất an lành và tâm trạng nhẹ nhàng hơn, khom người ngồi xuống bên cạnh cậu ấy thở dài, nhìn khúc gỗ cậu đang cầm, mỉm cười hỏi: “Sao hôm nay không đọc sách nữa?”