Nguyễn Trường Quý bị bà ta dọa sợ mà giật mình, ông sững người vài giây, những sau đó cũng lập tức có phản ứng trở lại, mau chóng hiểu ra ý đồ của Tôn Tiểu Tuệ.

Lưu Hạnh Hoa nghe thấy tiếng nói, bà thấy Nguyễn Khê ra khỏi phòng, thì chỉ thấy Tôn Tiểu Tuệ đang chạy ra ngoài với đôi mắt đỏ bừng.

Rồi lại thấy Nguyễn Trường Quý từ trong phòng đi ra, bà quan tâm hỏi: “Có chuyện gì thế?”

Nguyễn Trường Quý cố ý thở hổn hển, hai tay giữ eo, dùng diễn xuất vụng về nói: “Đột nhiên bà ấy làm loạn đòi ra riêng ở, kệ bà ấy đi, ông đây... ông đây không thể nuông chiều bà ấy như vậy được!”

Lưu Hạnh Hoa chỉ nhìn Nguyễn Trường Quý chứ không nói gì nữa, sau đó bà ấy xoay người đi vào phòng.

Nguyễn Khê chỉ là con cháu trong nhà nên cũng không lên tiếng mà chỉ đi vào phòng với Lưu Hạnh Hoa.

Vừa nãy Nguyễn Chí Cao ra ngoài không gấp lắm, nhìn thấy hai người vén rèm vào trong thì hỏi: “Sao vậy?”

Lưu Hạnh Hoa cầm kim chỉ ngồi lên giường, bà không hề bối rối chút nào, vẫn bình tĩnh nói: “Thằng hai muốn chia nhà, nên đi cùng mẹ vợ tới đây để nói.”

Nguyễn Chí Cao hút một ngụm thuốc lá, một lát sau ông cụ nói: “Vợ của thằng hai tinh ranh như con khỉ vậy. Nếu có lợi lộc thì xông lên đầu tiên, chỉ sợ không lấy được nhiều. Mà lúc có việc cần tới nó thì trốn nhanh như thỏ vậy.”

Lưu Hạnh Hoa: “Ông nói xem phải làm gì đây?”

Nguyễn Chí Cao nói: “Còn có thể làm gì nữa? Muốn chia thì chia thôi.”

Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Chí Cao đã có quyết định nên Nguyễn Khê cũng không lên tiếng để làm rối thêm chi nữa, cô chỉ cần lo làm tốt việc của mình.

Buổi chiều, Nguyên Khê nhìn thấy mặt trời đã lên cao thì xách nửa rổ trứng gà đi ra ngoài.

Vị trí thôn Kim Quan mà ông thợ may ở thấp hơn so với thôn Mắt Phượng, nên cô cần đi xuống dốc núi để tới được đó.

Tìm được thôn Kim Quan rồi, cô lại hỏi đường khắp nơi mới tìm được nhà của ông thợ may.

Tuy ông ấy chỉ ở một mình nhưng nhà không nhỏ chút nào, còn có tường rào xây xung quanh chiếc sân nhỏ. Ở bên cạnh cửa có một tấm gỗ, trên đó có viết bốn chữ ‘Tiệm may quốc doanh’ xiêu xiêu vẹo vẹo.

Tiệm may này là tiệm may duy nhất ở núi Phượng Minh, vì vậy cũng có thể tưởng tượng được ông thợ may này sống thoải mái như thế nào. Người khác thì ăn cỏ ăn trấu, ông ấy thì ăn sung mặc sướng.

Hôm nay ông thợ may không ra ngoài may đồ nên cửa tiệm may được mở rộng sang hai bên.

Nguyễn Khê xách rổ trúc duỗi đầu vào trong nhìn, chỉ nhìn thấy giàn nhỏ ở trong sân, dây leo xanh mướt tạo thành một khoảng râm mát, ông thợ may đang nằm nhắm mắt nghỉ ngơi trên chiếc ghế bập bênh dưới giàn nho, trên đùi còn có một con mèo béo màu vàng.

Nguyễn Khê giơ tay gõ cửa, sau đó nghe được tiếng ông lão nói: “Vào đi.”

Nguyên Khê xách rổ trứng gà đi tới trước mặt ông thợ may, cô phát hiện hai mắt ông ấy chỉ hơi hé ra. Ông ấy vuốt ve con mèo béo màu vàng đang nằm trên người mình, sau đó nhắm mắt lại hỏi: “Đến may đồ à?”

Ông thợ may đã hơn bảy mươi tuổi, tóc và râu đã trắng như đỉnh Quang Minh. Lúc nói chuyện, chòm râu trên cằm còn chuyển động theo.

Nguyễn Khê cầm chiếc rổ, nhìn ông ấy rồi nói: “Chào ông Tống, cháu là cháu gái của Nguyễn Chí Cao, bí thư của thôn Mắt Phượng, cháu tên là Nguyễn Khê. Cháu mang trứng gà đến cho ông, cháu không biết may đồ nên muốn đến học may, ông có nhận học trò không ạ?”

Ông thợ may không thèm mở mắt nhìn cô mà nói thẳng: “Nhận cái con khỉ!”

Nguyễn Khê sững sờ… Trời! Cái ông già này!

Tuy bị từ chối nhưng Nguyễn Khê không rời đi ngay. Hai tay cầm rổ trứng của cô đưa lên trước, cô đứng bất động trước mặt ông thợ may, khoé miệng cho cong lên một chút.

Con mèo béo màu vàng lười biếng duỗi eo rồi nhảy xuống mắt đất, lúc này ông thợ may mới mở to mắt ra nhìn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play