Mẹ Trần nghe vậy thì sợ đến mức im bặt, ông ta muốn đuổi bà ta về nhà mẹ đẻ ư!
Bà ta tuổi này rồi, còn về nhà mẹ đẻ nào được nữa!
"Tôi đi lấy, bây giờ tôi đi lấy."
Mẹ Trần lảo đảo chạy vào phòng lấy 50 tệ ra, mẹ Thịnh nhanh tay giật lấy.
Mẹ Trần còn chưa kịp phản ứng thì tiền đã nằm gọn trong túi mẹ Thịnh.
"Lần này coi như xong."
"Nếu còn có lần sau thì đừng trách tôi không khách khí."
cha Thịnh buông lời cảnh cáo rồi dẫn vợ con bỏ đi, để lại đám đông đang hóng chuyện và những gương mặt méo xệch của nhà họ Trần.
"Nhìn cái gì mà nhìn, cút hết cho bà!"
Mẹ Trần trút giận lên đám đông, mọi người nghe vậy thì lắc đầu ngán ngẩm, ai về nhà nấy.
Tối hôm đó, nhà họ Trần bàn bạc chuyện đưa tiền chạy vạy, hai nàng dâu nghe vậy thì làm ầm ĩ.
Trong nhà vốn đã không còn đồng nào, bây giờ em chồng lại bị bắt, chắc chắn mất việc.
Cả nhà chỉ còn bố Trần là lao động chính, con cái thì phải ăn học, vì một thằng em chồng sàm sỡ mà dồn hết tiền tiết kiệm vào đó sao?
Vậy thì những ngày tháng sau này sống kiểu gì?
Hai nàng dâu nhà họ Trần đòi ly hôn, hai người con trai cũng tuyên bố nếu bố mẹ làm vậy thì sẽ chia nhà.
Hai nàng dâu nghe chồng nói vậy thì hai mắt sáng rực.
"Câm mồm! Tao còn chưa chết mà!"
Bố Trần tức giận đập bàn, một đứa con trai đã xảy ra chuyện, nếu hai đứa còn lại cũng bất mãn, sau này ông bà biết sống sao?
Bố mẹ Trần thật sự lo lắng hai đứa con trai sẽ chia nhà, sau này không thèm ngó ngàng đến ông bà nữa.
Con trai út đã có tiền án, coi như tương lai tiêu tan, nếu hai đứa con trai còn lại cảm thấy bất công, sau này việc dưỡng lão của ông bà sẽ là vấn đề lớn.
Hơn nữa, phía công an nói rằng con trai út phải đi cải tạo ở nông thôn.
Ít ra đi cải tạo còn hơn là đi tù.
Bọn họ vẫn có thể gửi đồ cho con, sau này sẽ tìm cách đưa nó về thành phố.
Dù có đau lòng đến mấy thì bố mẹ Trần cũng phải chấp nhận sự thật, nếu không cả gia đình sẽ tan nát.
Tất cả là tại nhà họ Thịnh, nếu không phải tại chúng thì con trai bà đâu đến nỗi phải đi cải tạo ở nông thôn!
Lần này đi, không biết bao giờ mới được trở về.
Mẹ Trần rất hận gia đình Thịnh, nhưng lại chẳng thể làm gì được họ, chỉ có thể ở nhà chửi bới linh tinh.
Trần Minh bị giam trong trại giam năm ngày, năm ngày sau sẽ có người áp giải hắn về nhà thu dọn đồ đạc, theo dõi hắn đi xuống nông thôn.
Nhà họ Trần còn đang mừng là đi xuống nông thôn, nhưng lại không biết loại có án tích như hắn ta thì nơi bị điều xuống là nơi xa xôi, gian khổ nhất.
Nơi khỉ ho cò gáy, bị người ta tính kế cũng chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt.
Mẹ Thịnh đưa 50 đồng cho Thịnh Vãn Yên, dù sao đây cũng là Thịnh Vãn Yên chịu uất ức, không có lý do gì sung công cả.
"Mẹ, cho con một nửa thôi."
"Vốn đã nói là nộp tiền rồi, không có lý do gì đưa con hết."
Mẹ Thịnh suy nghĩ một chút rồi đồng ý, dù sao Thịnh Vãn Trạch sắp cưới vợ, đến lúc đó vì chuyện này mà trong lòng cậu ta bất mãn thì phải làm sao.
"Thôi được, 25 sung công."
Mẹ Thịnh làm ầm ĩ một trận, cả khu tập thể đều bị bà dọa sợ, trước mặt bà chẳng ai dám nói năng gì nữa.
Mẹ Thịnh thấy vậy thì rất đắc ý, bà cũng chẳng muốn phải ứng phó với mấy kẻ giả tạo này.
Trưa hôm sau, Thịnh Vãn Yên vừa ra khỏi nhà máy thì thấy Cố Đình Kiêu đang đợi.
Cố Đình Kiêu đứng thẳng, gương mặt lạnh lùng, bác bảo vệ nhà máy cứ nhìn anh chằm chằm.
Người này đứng đây oai phong lẫm liệt cả tiếng đồng hồ, khiến bác cứ ngỡ trong nhà máy có người gây chuyện.
Nếu không thấy anh mặc quân phục, bác đã đi báo công an rồi.
Cố Đình Kiêu thấy Thịnh Vãn Yên đi ra, bèn sải bước tiến lên.
"Anh đợi lâu chưa?"
"Anh cũng vừa mới tới."
Nếu bác bảo vệ mà nghe được câu này của Cố Đình Kiêu, chắc chắn sẽ lườm cho mấy cái.
Từ đây đi bộ đến quán cơm quốc doanh chỉ mất mười phút, hai người bèn đi bộ qua đó.
Hôm nay, Thịnh Vãn Yên mặc một chiếc váy dài qua gối màu xanh nhạt, toát lên vẻ dịu dàng, đây là váy do bà nội Thịnh may cho cô.