*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Ba người mật đàm hồi lâu, cuối cùng quyết định ba ngày sau ra tay khi Thái tử tuần tra tuyến phòng thủ trên biển ở Đại Cô Khẩu.

Vạn Hữu Lương và Quan Hải Sơn phụ trách sắp xếp cướp biển, Tiết Thứ chỉ cần tạm thời án binh bất động lúc cướp biển xuất hiện là được.

Lúc ra khỏi Nam Xuyên lâu, sắc mặt Tiết Thứ trầm xuống, dưới dáng vẻ bĩnh tình là sát ý cuồn cuồn như sóng ngầm không ngừng, mỗi một giọt máu đều đang sôi trào, kêu gào đòi giết chóc.

Có lẽ trong xương cốt hắn khắc sâu bản năng khát máu, nghe Vạn Hữu Lương với Quan Hải Sơn bày mưu tính kế hãm hại Ân Thừa Ngọc mà hắn chỉ muốn bọn chúng phải chịu một trăm lẻ tám loại khổ hình.

Ngay cả ban chết cũng là nhân từ với chúng.

"Trở về hành quán." Giọng nói của hắn khàn khàn như đẩy từng chữ từ trong cuống họng ra, toàn thân hắn tựa một cây cung căng đến mức tận cùng, tên đã lên dây, đầu tên lạnh lẽo treo trước mặt, khóa chặt vào cổ họng kẻ địch.

Binh sĩ đi theo nhạy bén phát giác cảm xúc của hắn không ổn lắm, ngay cả thở cũng phải nhẹ nhàng, điều khiển xe ngựa hướng về hành quán.

Về đến hành quán, Tiết Thứ dừng chân một lát, cuối cùng không đi tìm Ân Thừa Ngọc phục mệnh ngay mà trở về sân nhỏ chỗ hắn ở.

Hắn đứng trong viện hồi lâu, lệ khí trong lòng tuôn ra không cách nào đè nén được.

Thật lâu sau đó hắn mới nhìn binh sĩ trong viện, vừa cởi áo choàng và áo ngoài rườm rà vừa nói: "Mười người đến đây."

Ý là muốn người đến bồi luyện với hắn.

Các binh sĩ do dự vây chung quanh, ta nhìn ngươi ngươi nhìn ta, không ai dám động thủ trước.

Tiết Thứ xoay xoay cổ, liếm liếm môi: "Rút đao ra, tất cả đến đây."

Dứt lời, hắn là người đầu tiên ra tay.

Hắn không sử dụng đao, tay không vật lộn với mười binh sĩ.

Ban đầu đám binh sĩ cầm đao vẫn còn e dè chưa dám xông vào, sợ đả thương Tiết Thứ, nhưng bọn họ nhanh chóng phát hiện nếu bản thân không đánh trả, mạng của chính họ sẽ gặp nguy hiểm.

Tiết Thứ xuống tay không hề lưu tình, sức lực hắn rất lớn, quyền nào chưởng nào cũng đều hướng đến chỗ yếu hại, có binh sĩ không kịp tránh né bị một quyền của hắn nện vào bụng không bò dậy nổi.

"Đánh đi!"

Tiết Thứ dừng tay, lệ khí trong mắt quay cuồng.

Nếu hắn không làm gì đó, hắn sợ sẽ không khống chế được mà giết hai người kia ngay tức khắc.

Ánh mắt Tiết Thứ quá có tính áp bách, nhóm binh sĩ còn lại không dám do dự nữa mà giương đao cùng xông lên.

Trường đao phát ra ánh lạnh dưới ánh mặt trời, vẻ mặt lạnh lẽo của Tiết Thứ phản chiếu lên thân đao như ác quỷ Tu La*.

(*Ác quỷ Tu La (修罗恶鬼): Asura hay A Tu La, nhóm các ác thần trong tín ngưỡng Hindu. Sợ mọi người bị dọa nên không để hình minh họa nha.)

Những binh sĩ bị ép đánh trả cũng đánh hết sức mình, giữa lúc trường đao va chạm luôn có thể làm Tiết Thứ bị thương.

Trên mặt Tiết Thứ có thêm vài vết thương, hắn giơ tay lau máu, không thấy tức giận mà trái lại hưng phấn thêm: "Tiếp đi."

Lúc Ân Thừa Ngọc tìm tới đây thì thấy mấy binh sĩ té trên mặt đất, còn có bốn năm binh sĩ khác đang xách đao bao vây tấn công Tiết Thứ.

Trong ánh đao chớp lóe, hai bên đều bị thương.

Nhất là vết cắt trên mặt Tiết Thứ, đỏ tươi đâm vào mắt người khác.

"Các ngươi đang làm gì?!" Cơn tức dâng lên trong ngực, Ân Thừa Ngọc quát lớn ngừng trận đấu.

Đôi bên thoáng chốc dừng đánh, Tiết Thứ quay đầu nhìn về phía Ân Thừa Ngọc, xoay người nói một câu: "Dẫn bọn họ xuống dưới trị thương, mỗi người lãnh năm mươi lạng làm tiền thưởng.", sau đó hắn nhanh chóng bước tới chỗ Ân Thừa Ngọc.

"Điện hạ." Mới vừa trải qua một trận đấu kịch liệt, máu nóng trong cơ thể hắn chưa yên tĩnh lại, thanh âm khàn khàn còn mang theo áp lực.

Ánh mắt Ân Thừa Ngọc đảo quanh thân hắn, nhìn thấy vết rách trên quần áo hắn, y cười lạnh: "Ngươi có bản lĩnh đấy, đã quay về không chịu gặp Cô phục mệnh mà còn nhàn hạ thoải mái luyện võ?"

Tiết Thứ ngoan ngoãn cúi đầu nhận sai: "Thần sai rồi."

Thái độ thuận theo của hắn làm Ân Thừa Ngọc nghẹn họng, tức giận trừng mắt nhìn hắn, thẳng thắn đi vào đề tài: "Vạn Hữu Lương mời ngươi tới nói chuyện gì mà làm ngươi nóng giận như thế?"

Ân Thừa Ngọc đương nhiên rõ ràng hôm nay Tiết Thứ bị làm sao.

Hắn tức giận, muốn giết người.

Bình thường khi Tiết Thứ tức giận có hai loại. Một chỉ là tâm tình không vui, còn lại là có người chạm vào vảy ngược của hắn.

Nếu không vui, Tiết Thứ sẽ tìm cớ đến gây sức ép với y, bắt nạt đến mức y khó chịu thì hắn càng cao hứng song nếu có ai chạm vào vùng cấm của hắn, Tiết Thứ sẽ giết người.

Cửu Thiên Tuế quyền khuynh triều dã, phần lớn thời gian hắn muốn giết ai thì giết, nhưng trong ngoài triều đình có nhiều người trong tối ngoài sáng đối chọi với hắn, cũng có mấy người luôn luôn án binh bất động.

Tình cảnh giống như hôm nay, kiếp trước Ân Thừa Ngọc chỉ thấy một lần.

Đó là lúc Long Phong Đế chưa băng hà, đang trầm mê vào thuật Trường Sinh.

Vì quanh năm ăn đan dược làm cho Long Phong Đế trở nên nóng nảy điên cuồng, mà y được Tiết Thứ nghênh tiếp quay về triều đình, lấy thân phận Thái tử giám quốc, dần dần quản lý triều chính.

Để tranh đấu với y, lão Nhị không biết tìm đâu ra một tên đạo sĩ, dâng hai viên hồi xuân đan nghe nói có thể cải lão hoàn đồng lên cho Long Phong Đế. Sau khi Long Phong Đế dùng thì tinh thần phấn chấn lên, bấy giờ mới giữ tên đạo sĩ lại luyện tiên đan cho ông ta cơ mà tên đạo sĩ lại nói hồi xuân đan là tiên đan, cần phải lấy hai lạng thịt rồng và huyết kinh lần đầu tiên của thiếu nữ làm dẫn.

Long Phong Đế nghe thế đương nhiên là sai Tiết Thứ đi tìm.

Đó là một lần sau khi Tiết Thứ đi ra từ nơi Long Phong Đế ở - Thanh Phức Điện, hắn mang dáng vẻ muốn giết người*.

(*Giải thích một chút, em thụ mang danh Thái tử, có mệnh Thiên Tử (con trời), có thể hiểu là rồng. Lấy hai lạng thịt rồng cũng coi như lấy hai lạng thịt của em thụ nên anh công mới tức giận.)

Khi y nghe được tin liền đi đến sàn đấu tìm người, Tiết Thứ còn đang vật lộn với người khác.

Chẳng qua khi đó Tiết Thứ dã man hơn hiện tại, sai người đưa hơn mười tên tử tù cùng hung cực ác từ trong ngục ra, bảo nếu bọn họ có thể sống sót thì sẽ tha hết tội.

Mấy tên tử tù nhẹ dạ tin theo, dùng mạng mà đánh.

Cuối cùng tất cả chết hết dưới lưỡi đao của Tiết Thứ.

Ân Thừa Ngọc vẫn nhớ rõ cảnh tượng lúc đó: Một mảng thi thể nằm rạp trên sân đấu, chỉ riêng mỗi Tiết Thứ cả người đẫm máu đứng ở giữa, khi hắn cầm đao nhìn qua, lưỡi đao vẫn còn đang nhỏ máu.

Lúc đó y cảm thấy Tiết Thứ bẩm sinh là một thanh đao giết người.

Thế nhưng giờ khắc này, thanh đao đó đã bị y nắm trong lòng bàn tay.

Thấy sắc mặt Tiết Thứ ngập tràn sát khí, Ân Thừa Ngọc dẫn đầu đi đến phòng hắn: "Đi tắm rửa sạch sẽ rồi lại đây nói cho ta."

Trịnh Đa Bảo đi theo bên cạnh y, lau sạch ghế dựa, thỉnh y ngồi vào rồi sai người đưa trà nóng lên.

Ân Thừa Ngọc uống xong một chén trà nhỏ, Tiết Thứ mới đến.

Hắn thay một bộ quần áo khác, hẳn là đã tắm rửa qua, trên người toàn mùi xà phòng. Chỉ là vết thương nhợt nhạt trên mặt chưa được xử lý làm hắn thêm vài phần hung hãn.

"Nói đi." Ân Thừa Ngọc không nhanh không chậm nhấp một ngụm trà.

Tiết Thứ đè nén tức giận, nói ra âm mưu của Vạn Hữu Lương và Quan Hải Sơn.

Nghe được một đoạn cướp biển, vẻ mặt Ân Thừa Ngọc trầm xuống: "Bọn họ quả thật vô pháp vô thiên, lại dám cấu kết với cướp biển."

Đại Yên khổ vì cướp biển đã lâu.

Từ khi Đại Yên lập quốc cho đến nay, hàng năm vùng duyên hải Châu Phủ đều bị cướp biển đốt phá cướp bóc. Thành phần cướp biển ô hợp, có dư nghiệt trước đây, có người Oa*, còn có trộm cướp trốn đến đây, một lũ tội phạm tụ tập vào một chỗ dựa vào việc đánh cướp thuyền hàng trên biển, chiếm đoạt của cải bá tánh ở chỗ này tích lũy tài phú, tự phát triển lớn mạnh qua nhiều thế hệ.

(*Người Oa (倭人): Cách gọi người Nhật của Trung Quốc thời xưa.)

(Cho ai chưa biết, thời Minh có cướp biển thường cướp bóc vùng biển Trung Hoa và Triều Tiên. Họ gồm binh sĩ, ronin (Samurai bị mất chủ), thương nhân buôn lậu từ Nhật Bản. Thời đó người ta gọi là "Oa khấu", nên là việc này có thật không phải tác giả chụp mũ cho Nhật đâu nha.)

Bọn chúng ẩn thân trên đảo nhỏ, phần lớn là dựa vào việc cướp bóc thuyền hàng để sinh sống. Về sau kênh đào thông thương, thuyền biển ít đi, chúng bắt đầu thỉnh thoảng lên bờ cướp phá, xuống tay cực kỳ tàn nhẫn, rút lui thì nhanh gọn lẹ. Mặc dù triều đình đã nhiều lần xuất binh đi diệt trừ song vẫn không làm gì được.

Nguyên nhân thành lập Thiên Tân Vệ là vì phòng vệ đám cướp biển ngày càng hung hăng ngang ngược đó.

Ân Thừa Ngọc sớm biết cướp biển càn rỡ nhất định là do thiếu sót của quân binh vùng này, đời trước y từng sai người tới chỉnh đốn quân phòng nơi duyên hải, huấn luyện thủy quân nhưng không ngờ tới đám người Quan Hải Sơn to gan dám cấu kết với cướp biển từ lâu. Ân Thừa Ngọc trầm ngâm một lúc rồi lạnh lùng nói: "Cứ làm theo kế hoạch của bọn chúng, Cô muốn xem bọn họ càn rỡ tới mức nào."

"Điện hạ là ngọc, bọn họ là ngói vụn, sao có thể lấy ngọc chọi gạch được?" Tiết Thứ nhíu mày, trong giọng nói là vẻ không tán đồng.

Theo hắn, tốt nhất là trực tiếp giết quách Vạn Hữu Lương với Quan Hải Sơn cho xong việc.

Tâm Ân Thừa Ngọc rục rịch, tức khắc nhìn hắn: "Ngươi tức giận vì việc này?"

Tiết Thứ nặng nề "Vâng" một tiếng: "Bọn họ đáng chết."

"Xác thật đáng chết." Ân Thừa Ngọc gật đầu đồng ý, vui vẻ đứng lên nói: "Việc này cứ quyết định thế đi, xong chuyện sẽ giao hai tên này cho ngươi xử lý, để ngươi xả giận."

*

Ân Thừa Ngọc quyết tâm lấy thân làm mồi nhử, Tiết Thứ có phản đối nữa cũng vô dụng nên chỉ có thể phối hợp với Triệu Lâm tăng cường bố trí, miễn cho kế hoạch hôm đó nảy sinh sơ suất.

Mà một ngày trước khi đi Đại Cô Khẩu, Ân Thừa Ngọc nhận được tin tức của Vệ Tây Hà.

Vệ Tây Hà muốn gặp y.

Y không suy nghĩ lâu, đêm hôm đó dẫn Tiết Thứ đến Vệ phủ.

Chỗ ở của Vệ Tây Hà là một viện ở nơi xa nhất phía tây Vệ phủ, một cái nguyệt môn* ngăn cách sân viện hoang vắng này với toàn bộ Vệ phủ.

(*Nguyệt môn 月亮门:



Xa xa có thể thấy chủ viện Vệ phủ đèn đuốc rực rỡ, trái lại, chỗ tây viện này của Vệ Tây Hà tối đến mức không thấy được năm ngón tay, chỉ có một cái giá nến miễn cưỡng chiếu sáng.

"Đại nhân mời đi theo thảo dân." Người cầm nến là một thanh niên to khỏe, vì ánh sáng quá yếu nên không nhìn rõ khuôn mặt, chỉ có thể nhìn quần áo nhận ra đó hẳn là hạ nhân hầu hạ Vệ Tây Hà.

Ân Thừa Ngọc theo đối phương vào phòng liền thấy Vệ Tây Hà khập khiễng ra tiếp đón.

Dựa theo hiểu biết từ đời trước, năm nay hắn ta chắc vừa nhược quán (thanh niên tầm hai mươi tuổi). Hắn ta mặc một bộ áo bào trắng nhạt, gầy yếu không nơi nương tựa, chỉ khi cười rộ lên mới thấy được một chút vẻ tuấn tú nhã nhặn của lúc trước.

Ánh mắt Ân Thừa Ngọc vô thức dừng trên hai đùi của hắn ta, lúc này Vệ Tây Hà còn chưa bị liệt.

Kiếp trước khi y gặp Vệ Tây Hà, hắn ta đã gần hai mươi lăm tuổi, hai chân hoàn toàn tàn khuyết vì không kịp chữa trị nên đành phải dùng xe lăn, cả người gầy đến nỗi xương gò má nhô lên, riêng mỗi đôi mắt ngập tràn tang thương còn lóe lên một tia không cam lòng.

Khi đó bên cạnh hắn ta không hề có người hầu hạ, đối lập với hiện giờ, tình hình của hắn ta vẫn còn tốt.

"Thái tử điện hạ thiên tuế."

Vệ Tây Hà dẫn người vào phòng, đợi y ngồi xuống lập tức quỳ gối hành lễ.

Ân Thừa Ngọc giơ tay ngăn lại, không cho hắn ta quỳ: "Cô nhân nửa đêm đến đây, không phải vì những lễ nghi vô ích này, hạ nhân nói trong tay ngươi có bằng chứng Kha Thủ Tín buôn bán muối lậu, có đúng không?"

Vốn đang sai người chú ý nhất cử nhất động của Vệ phủ, không ngờ Vệ Tây Hà nhạy bén như thế, không chỉ phát hiện có người theo dõi mà còn đoán được người đằng sau là y rồi nhờ mật thám chuyển lời mời y đến đây.

Đời trước Ân Thừa Ngọc vô cùng vừa lòng với sự nhạy bén cứng cỏi của Vệ Tây Hà, bây giờ lại càng ưng hơn.

Chỉ tiếc đời trước Vệ Tây Hà lựa chọn tuyệt thực tự sát sau khi Kha gia bị diệt, bằng không y có thể có nhiều hơn một cánh tay đắc lực.

"Phải." Vệ Tây Hà không dùng mánh khóe vòng vo với y, hắn ta ra hiệu cho thanh niên bên cạnh, đối phương tức khắc đi vào trong phòng, một lúc sau hai tay bưng ra cuốn sổ được bọc kín mít.

"Bằng chứng bao năm qua đều ở đây."

Ân Thừa Ngọc nhận lấy, lật xem một chút, trong lòng đoán được ngọn nguồn.

Dù sao sớm hơn năm năm, bằng chứng không đầy đủ như kiếp trước nhưng hết thảy đã đủ dùng rồi.

Y giao sổ sách cho Tiết Thứ cất đi, nhìn về phía Vệ Tây Hà: "Ngươi có điều kiện gì?"

"Đợi mọi chuyện xong xuôi, xin thái tử giao Kha Thủ Tín cho thảo dân xử lý." Vệ Tây Hà quỳ rạp xuống đất, hai mắt cụp xuống ánh lên vẻ ngoan đọc.

Ân Thừa Ngọc tiếc tài, không muốn thấy hắn đi lên con đường không có lối thoát: "Ngươi thì sao?"

Vệ Tây Hà đứng thẳng dậy, trong mắt có do dự song rất nhanh đã kiên định lại, hắn ta không cự tuyệt lời mời của Ân Thừa Ngọc như đời trước mà là nói: "Nếu có thể, thảo dân muốn vào cung làm thái giám."

"Tính cách ngươi cứng cỏi, học thức hơn người, tuy thân thể khiếm khuyết nhưng Cô không phải là người hẹp hòi, nếu ngươi nguyện ý thì có thể vào phụ tá Đông Cung."

Đây là hứa hẹn lớn nhất Ân Thừa Ngọc có thể cho hắn ta.

Tuy nhiên Vệ Tây Hà vẫn lắc đầu, dập đầu: "Tạ điện hạ yêu thích nhưng thảo dân là người khiếm khuyết, không dám làm ô danh Thái tử."

Thấy hắn ta khăng khăng như vậy, Ân Thừa Ngọc cũng không khuyên nữa, y đứng dậy nói: "Cô đồng ý. Việc tiến cung bảo Tiết giám quan sắp xếp cho ngươi, chân ngươi có tật không tiện di chuyển trong cung nên chỉ có thể vào Đông Tây Xưởng."

Vệ Tây Hà cảm tạ, đứng dậy tiễn y đến thiên môn.

Khi Tiết Thứ lướt qua người hắn ta, Vệ Tây Hà gọi Tiết Thứ: "Tiết giám quan xin dừng bước."

- -------------------------------------------------------------------------------------------

Cún: Điện hạ xả giận giúp ta, điện hạ tốt với ta quá.

Điện hạ:...

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play