*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Lão đạo sĩ nhìn ra được Tiết Thứ không phải người lương thiện thì cuối cùng cũng chịu yên lặng, không khóc lóc om sòm nữa.

Mặc dù lão không tiếp tục kêu gào song vẫn giả ngu: "Các vị hảo hán, tôi chỉ là một đạo sĩ nghèo túng, nào dám làm chuyện xấu, nhiều nhất cũng chỉ giả thần giả quỷ dưới chân núi hù dọa người khác kiếm chút bạc sống qua ngày thôi. Nếu các vị có bằng hữu hoặc thân nhân lỡ mua bùa chú ở chỗ tôi, mua nhiều hay ít tôi đều trả hết về."

Ân Thừa Ngọc lười nghe lão ta ba hoa, rút tờ dẫn chỉ diêm dẫn lấy được trên người Vong Trần đạo nhân từ trong tay áo ra, quơ quơ trước mặt lão: "Có biết cái này không?"

Lão đạo sĩ trừng mắt nhìn tờ diêm dẫn, tức khắc ngậm miệng y như con vịt bị bóp cổ.

Một lúc lâu sau mới run môi: "Cái này là cái gì, tôi không biết."

Tuy mạnh miệng như thế nhưng vẻ mặt lão đã chuyển sang trạng thái hoảng sợ.

"Vong Trần đạo nhân là đồ đệ của ngươi đúng không? Hắn chết rồi, bị người khác diệt khẩu, thi thể đang ở trên bãi tha ma đó."

Chỉ thấy lão chột dạ sợ hãi, Ân Thừa Ngọc chắc chắc lão biết rõ việc Vong Trần đạo nhân tham dự vào. Y ném tờ dẫn chỉ kia cho Tiết Thứ rồi xoay người đi đến cạnh xe ngựa: "Người giao cho ngươi."

Tiết Thứ chắp tay tuân mệnh, nhìn theo xe ngựa rời đi, sau đó kéo lão đạo sĩ vào trong đạo quán.

Hành quán nhiều người nhiều mắt, lại có gián điệp của Vạn Hữu Lương, không phải là nơi thẩm vấn tốt lắm. Thế nhưng đạo quán này ở nơi hẻo lánh là nơi vô cùng thích hợp để thẩm vấn.

Tiết Thứ lôi người đến chính điện của đạo quán, việc đầu tiên hắn làm là tự tay móc một đôi xương bánh chè của lão đạo sĩ.

Không ai ngờ được hắn chỉ mới đi vào, chưa kịp hỏi câu nào đã dùng hình phạt.

Lão đạo sĩ sống hơn năm mươi năm, vào Nam ra Bắc, có thể vỗ ngực xưng mình là người từng trải qua sóng gió vậy mà lúc này cũng bị sự tàn nhẫn của hắn dọa sợ vỡ mật. Những thủ đoạn ứng phó đầy mình của lão tan thành mây khói dưới khổ hình, lão ta vừa sợ vừa đau, rốt cuộc không chịu nổi phải quỳ rạp trên mặt đất khóc lóc cầu tha thứ: "Tôi khai, tôi khai hết."

Tuy nhiên Tiết Thứ không sốt ruột thẩm vấn, hắn ném dao găm nhiễm máu sang một bên, nhận lấy khăn tay thuộc hạ đưa tới, từ tốn lau vết máu trên tay: "Biết tại sao phải lấy xương bánh chè của ngươi không? "

Không đợi lão đạo sĩ trả lời, hắn tự trả lời: "Người bất kính với Điện hạ đều phải chết."

Khi nói lời này, mặt mày hắn hung ác nham hiểm, giọng nói lạnh lẽo dọa người, như ác quỷ dưới ngục tù tăm tối chọn người mà cắn, làm cho bức tượng Tam Thanh tổ sư* sau lưng hắn phảng phất nhiễm theo vài phần âm tà, khóe miệng mỉm cười cũng mang theo ý vị khác lạ.

(*Tam Thanh tổ sư: Là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo tại Trung Quốc gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy thiên tôn, Thượng Thanh Linh Bảo thiên tôn và Thái Thanh Đạo Đức thiên tôn – Cũng chính là Thái Thượng Lão Quân, giáng thân Lão Tử là Tổ Đạo Giáo.)

Âm trầm cổ quái khiến người khác không dám nhìn thẳng.

Tất cả những người ở đây đồng thời rùng mình, nhất là binh sĩ Tứ Vệ Doanh đi theo, trong mắt hiện rõ vẻ kinh sợ, rụt đầu rụt cổ, hận không thể chui vào trong tường.

Tiết Thứ không thèm để ý mình mang dáng vẻ gì trong mắt người khác, hắn lau khô tay, sai người cầm giấy và bút mực để xuống, nói với lão đạo sĩ: "Nói đi, nói rõ ràng một năm một mười những gì ngươi biết." Hắn nhìn lướt qua xương bánh chè dính đầy máu bị móc ra bên cạnh, khiêm tốn nói: "Nếu có sót câu nào, chúng ta hỏi thêm một câu thì rút một cây xương của ngươi."

Lời khai viết đầy một tờ giấy, cuối cùng để lão ấn vân tay lên mới coi như xong xuôi.

Tiết Thứ cất bản khai, vốn định sai người xử lý lão đạo sĩ song nghĩ lại trước đây giết có hai tên thích khách mà điện hạ còn tức giận thì sửa miệng: "Giữ lại mạng của lão."

Xử trí lão đạo sĩ xong, hắn mới bảo thuộc hạ tìm xẻng để đi đào thứ chôn dưới tượng của Tam Thanh tổ sư. Theo như lời lão đạo sĩ đã khai, ấn tín giả Vạn Hữu Lương sử dụng để mạo danh công văn của hộ bộ không phải do Vong Trần đạo nhân khắc mà xuất phát từ tay lão đạo sĩ.

Vong Trần đạo nhân mạnh vì gạo, bạo vì tiền nhưng không có sách lược, kiến thức. Lão đạo sĩ đẩy hắn ta đến trước mặt mọi người, bản thân lão thì bày mưu tính kế ở phía sau, hiển nhiên là biết tham dự vào việc này trước sau gì cũng rước phải họa lớn nên chừa lại cho mình một đường lui.

Ngoại trừ vàng bạc phân chia với Vong Trần đạo nhân, lão ta còn cất giấu miếng chứng làm giả ấn tín hộ bộ, bản sao công văn, thư từ qua lại. Tất cả mấy thứ này đều đươc lão chôn dưới tượng Tam Thanh tổ sư ở chính điện, sở dĩ lão vòng về Bạch Hạc Quán là vì luyến tiếc tiền bạc đã giấu.

Về phần dẫn chỉ mà Vong Trần đạo nhân đã giấu giếm trước khi chết, lão đạo sĩ cũng khai ra rõ ràng, đó là kim bài miễn tử lão để lại cho Vong Trần đạo nhân. Tờ diêm dẫn kia là giả nhưng quan ấn của Diêm Sử Tư trên đó lại là thật, do Vong Trần đạo nhân tìm cơ hội lừa Vạn Hữu Lương lấy quan ấn ra, lén lút đóng dấu lên.

Làm giả diêm dẫn, ấn tín trên đó là thật, cái này đủ để khống chế Vạn Hữu Lương.

Có điều hắn ta không nghĩ tới, đến khi chết hắn ta cũng không thể sử dụng tờ dẫn chỉ này mà lại làm cỗ sẵn cho người ăn.

Tiết Thứ lệnh người chở vàng bạc đã đào ra được, còn hắn cầm theo ấn tín giả và công văn quay về phục mệnh Ân Thừa Ngọc.

Ân Thừa Ngọc xem xét ấn tin giả kia, lại cẩn thận nhìn tờ diêm dẫn giả, cuối cùng phát hiện một chỗ khác biệt nhỏ ở nét mực in. Y thu hồi tất cả rồi thở ra một hơi: "Xem ra lão đạo sĩ là một kỳ tài."

Khó trách đời trước, thư giả mạo khiến y không tìm thấy sơ hở nào.

"Tạm thời giam người lại, chờ chuyện ở đây xong rồi lại xử trí."

Nói xong lại nghĩ tới việc vừa rồi Trịnh Đa Bảo đến thông báo: "Hạ nhân báo lại Vạn Hữu Lương có sai người đưa thiệp mời tới, lúc đó ngươi không ở đây nên Trịnh Đa Bảo sai hạ nhân nói ngươi bị Cô phạt đi phòng chất củi chưa ra, ngươi chớ nhớ nhầm lí do đã thoái thác."

Tiết Thứ tuân mệnh, nhìn chằm chằm Ân Thừa Ngọc.

Con ngươi lóe lên, ánh mắt tha thiết như chờ đợi điều gì đó.

Ân Thừa Ngọc nhìn hắn một lát, nhớ đến lần này hắn lập công lớn, cuối cùng y gọi Trịnh Đa Bảo vào: "Dẫn hắn đến khố phòng để hắn chọn vài thứ." Sau đó quay sang nói với Tiết Thứ: "Trong hành quán toàn là đồ cấp dưới đưa đến hiếu kính, không có thứ gì tốt, sau khi về kinh thành lại luận công bù thưởng cho ngươi."

"Nô tài không muốn cái này." Tiết Thứ lắc đầu.

"Vậy ngươi muốn cái gì?" Tâm tình Ân Thừa Ngọc lúc này không tệ, tốt tính hỏi thăm.

Tiết Thứ do dự một lát, quyết định nói ra: "Muốn hương liệu, là loại mà Điện hạ thường dùng."

Hắn thực thích hương hoa mai lành lạnh trên người Ân Thừa Ngọc, song mùi trên khăn tay đã dần dần phai nhạt mất rồi.

Ân Thừa Ngọc nghe thế hơi kinh ngạc. Trong trí nhớ của y, Tiết Thứ là người không thích việc phẩm hương huân hương phong nhã này, nhưng nếu hắn đã mở miệng yêu cầu thì Ân Thừa Ngọc cũng không keo kiệt một hộp hương liệu, đáp ứng hắn: "Trịnh Đa Bảo, ngươi dẫn hắn đi lấy hai hộp Tuyết Lĩnh Mai."

Tiết Thứ lấy được phần thưởng, mỹ mãn đi ra với Trịnh Đa Bảo.

Hắn theo Trịnh Đa Bảo đi lấy hai hộp hương liệu, lại đến chỗ Triệu Lâm lấy thiệp mời của Vạn Hữu Lương rồi mới trở về phòng.

Bây giờ đã qua hoàng hôn, trời xế chiều, bóng đêm dần xâm chiếm.

Tiết Thứ lật xem thiệp mời một lần, ghi nhớ thời gian địa điểm rồi thuận tay ném sang một bên.

Sau đó hắn đặt hai hộp Tuyết Lĩnh Mai ở giữa bàn.

Hắn ngồi ở trước bàn, nhìn hai hộp hương liệu hồi lâu xong mới đứng dậy đi đến dục phòng. Mùi Tuyết Lĩnh Mai rất nhạt, hắn bôn ba bên ngoài một ngày, đầy người khí bẩn, sợ nhiễm phải mùi hôi.

Tắm rửa xong, Tiết Thứ bày lư đồi* mà Trịnh Đa Bảo tiện thể đưa cho hắn ra, dựa theo lời Trịnh Đa Bảo cẩn thận đốt hương liệu.

(*Bác Sơn Lô 博山炉: lư đồi.)



Hương khí lượn lờ dần tản ra, ban đầu hơi nồng sau một lát thì nhạt dần. Mùi hương thanh nhạt, mơ hồ không rõ, dung nhập vào giữa không khí lạnh lẽo, như gần như xa vây quanh chóp mũi.

Tiết Thứ nhắm mắt nhẹ ngửi, bắt giữ hương thơm giống với trên người của Ân Thừa Ngọc.

Nhưng một lúc sau hắn nhăn mày, hơi không vui mở mắt—— mùi này không đúng lắm, kém một chút so với mùi trên người Điện hạ.

Hắn nheo mắt nhìn lư hương suy tư, đứng dậy lấy khăn tay đặt dưới gối ra. Hắn cúi đầu ngửi, mùi hương này mới đúng nhưng đã phai nhạt lắm rồi, cần cẩn thận ngửi mới nhận ra được.

Chần chờ trong chốc lát, hắn mới bỏ khăn lên trên lư đồi, để khăn nhiễm hương một lúc, sau đó hắn lấy khăn ra để ở chóp mũi, lúc này cuối cùng hắn cũng vừa lòng cười.

Hương mai trong trẻo nhưng lạnh lùng, nhè nhẹ tỏa ra từng đợt ngọt ngào.

Đúng là mùi này rồi.

Đêm nay Tiết Thứ ngủ cực kỳ ngon, đến ngày thứ hai khi đi dự tiệc, cả người tinh thần sảng khoái.

Vạn Hữu Lương hẹn hắn uống rượu ở Nam Xuyên đã là lần thứ năm.

Chẳng qua lúc này đây không có vũ cơ đào kép bên cạnh, chỉ có một tổng binh trấn thủ Quan Hải Sơn.

Thăm dò tôi tới anh đi lâu thế này, rốt cuộc bọn họ cũng nói đến chính sự.

Thị nữ bưng rượu và thức ăn lên rồi yên lặng lui ra.

Bên trong phòng chỉ còn lại ba người.

Hai người kia chưa mở miệng, Tiết Thứ không chủ động hỏi, từ tốn dùng bữa.

Qua ba tuần rượu, Vạn Hữu Lương mới mở miệng: "Tiết giám quan ở Thiên Tân Vệ cũng được nửa tháng rồi phải không?"

"Mười bảy ngày."

Vạn Hữu Lương làm bộ làm tịch than một tràng: "Nửa tháng nay Tiết giám quan cũng đã nhìn thấy tình hình của Thiên Tân Vệ, chắc cũng biết được Triệu thị chặn đường cáo trạng với Ngự Sử là ngậm máu phun người!"

Tiết Thứ gật đầu, chờ hắn nói tiếp.

Quả nhiên liền nghe Vạn Hữu Lương nói: "Bây giờ chuyện này treo trước mặt bệ hạ đã thành tâm bệnh của ta, của tất cả quan viên ở Thiên Tân Vệ! Một ngày chưa giải quyết xong việc này là một ngày ta ngủ không yên, mọi người ngày ngày ngóng trông Thái tử điện hạ sớm quay về trả lại trong sạch cho chúng ta." Lão ta dừng một chút, lại nói: "Tiết giám quan giờ cũng muốn sớm quay về đúng không?"

Nghe hắn nhắc tới Ân Thừa Ngọc, khuôn mặt Tiết Thứ mới chuyển động, buông chén rượu xuống: "Sao? Ông có ý gì?"

Thấy hắn tiếp lời, trong lòng Vạn Hữu Lương đã định chắc rồi, lão ta mắt đi mày lại với Quan Hải Sơn, Quan Hải Sơn lập tức đi theo câu chuyện nói: "Thái tử điện hạ vui quên trời đất ở Thiên Tân Vệ, không biết bao giờ mới tính trở về. Tiết giám quan mới được bệ hạ coi trọng đã bị phái đến đây, nếu kéo dài lâu quá sợ rằng bệ hạ quay lại một lòng coi trọng Cao công công."

Đây cũng là một trong những nguyên nhân bọn họ mượn sức Tiết Thứ.

Hoạn quan dựa vào hoàng đế mù quáng tin tưởng. Mặc dù hắn có công cứu giá, một bước lên trời tiến vào Ngự Mã Giám nhưng tâm đế vương khó đoán, trong cung hắn cũng không có căn cơ, lại đi ra ngoài lâu thế này khó bảo đảm sau khi quay về bệ hạ còn nhớ rõ hắn.

Việc Thái tử quay về kinh thành, là lợi ích chung của Tiết Thứ và bọn họ.

Tiết Thứ nghe ra ý tứ của bọn họ, nhử mồi câu: "Nhưng Thái tử không thân cận với tôi, tôi không khuyên được ngài ấy, chư vị nếu muốn thái tử sớm quay về kinh e là nên xuống tay từ chỗ Trịnh công công kìa."

"Tiết giám quan hiểu sai rồi." Vạn Hữu Lương lắc đầu, ý vị thâm trường nói: "Khiến thái tử quay về kinh không chỉ có mỗi cách này."

"Đúng vậy." Quan Hải Sơn cũng phụ họa nói: "Tiết giám quan chưởng quản binh sĩ Tứ Vệ Doanh, an nguy của Thái tử điện hạ không phải phụ thuộc vào cậu à? Nghĩ xem nếu Thái tử khi đang du ngoạn vô ý gặp cướp biển sơn tặc mà bị thương, không phải sẽ nhanh chóng chạy về hay sao?"

Hai người bọn họ kẻ xướng người hoạ, vẻ mặt ngập tràn ý cười, biện pháp đưa ra lại vô cùng ác độc.

Sắc mặt Tiết Thứ đột nhiên trầm xuống, sát ý quanh thân dường như sắp không kiềm chế được nữa.

Hắn trầm mặc nhìn chằm chặp Vạn Hữu Lương và Quan Hải Sơn một lúc lâu, nếu ánh mắt có thể giết người thì hai người này e là đã bị hắn lăng trì lột da.

Nhưng rốt cuộc hắn vẫn còn một tia lý trí, lúc hai ngươi kia bị sự trầm mặc của hắn làm cứng đờ thì hắn mới bóp giọng gằn từng chữ: "Cách này được nhưng Thái tử điện hạ cao quý, cho dù là trầy da một chút thôi thì chúng ta đều phải chịu trách nhiệm."

Vạn Hữu Lương luôn cảm thấy giọng nói của hắn đang đè nén gì đó nhưng lão ta không muốn tìm hiểu kỹ, trong lòng tràn đầy ý nghĩ thuyết phục Tiết Thứ: "Việc này tiết giám quan không cần lo lắng, Thiên Tân Vệ nằm ở ven biển thường có cướp biển lên bờ cướp bóc đốt nhà. Chúng ta cũng không phải loạn thần tặc tử, không cần phải làm Thái tử điện hạ bị thương, chỉ cần khi thái tử gặp cướp biển, Tiết giám quan trì hoãn một lát rồi cứu giá Thái tử là được. Đến lúc đó thái tử bị kinh hãi sẽ muốn quay về kinh, không phải tất cả mọi người đều vui vẻ sao?"

Tiết Thứ cụp mắt như đang cân nhắc, một chốc sau hắn mới giương mắt lên, cười với hai người: "Là chủ ý tốt, tôi nghe theo hai vị đại nhân."

- -----------------------------------------------------------------------------

Cún: Đánh chủ cũng phải nhìn cún nhá.

Cún: Chúng bay muốn chết!(#^ω^)

Cún giận lắm lắm.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play