An Thường không nghĩ tới mình còn có thể đối với ai sinh ra cảm giác đặc biệt. Cái này dĩ nhiên không có vấn đề gì, trừ việc người này là Nam Tiêu Tuyết.

Một năm trước cô quay về quê cũ ở Ninh Hương, là một vùng sông nước ở phía nam sông Dương Tử. Nếu nói bảy năm cuộc sống ở phương Bắc để lại cho cô ấn tượng gì, đó chính là ban đầu gặp phải một lần chảy máu mũi vì không thể thích ứng với thời tiết khô hanh. Sau đó cô lại trở nên quen dần với khí hậu nơi này.

Vừa về đến cố hương, gặp phải mùa mưa dầm, cơ thể cô lại nổi lên dị ứng. Bệnh mẩn ngứa thi nhau nổi lên ở vùng eo suốt một tuần lễ, mẩn đỏ nổi cực kỳ rậm rạp, sờ lên cảm giác hơi gập ghềnh. Mỗi lần tắm rửa xong, cô đưa tay gạt đi hơi nước che kín tấm gương, nhìn một chút, cả người đỏ đến mức dị thường, như là hoa đào nở rộ những ngày tết. Có điều lại trái mùa.

Mẩn ngứa đỏ đến nỗi ai nhìn thấy đều cảm thấy quá mức dị thường. Trên thực tế, năm thứ nhất cô trở về Ninh Hương đều trôi qua rất suôn sẻ, chăm sóc bà ngoại, cuộn mình trong căn phòng cũ, ngồi dưới hiên nhà nhìn về phía sân vườn, ngắm giọt mưa ngượng ngùng từ tán cây rơi xuống.

Mãi cho đến năm nay bước vào mùa mưa dầm, cô tưởng rằng cơ thể mình dần trở nên thích ứng với khí hậu nơi này. Ai ngờ, bệnh mẩn ngứa lại kéo tới. Cái này "mẩn ngứa" cũng không phải tiếng địa phương, coi như là một đoạn ký ức lưu lại trong sinh hoạt của cô.

Bản thân cô luôn có sự mâu thuẫn, lúc ở Bội Thành cảm thấy mình là người nhà quê đến từ Ninh Hương, trở lại Ninh Hương lại giống kẻ đến từ thành phố, không thể dung hợp với nhau. Cũng may là cô còn có nghề tu sửa văn vật, chính xác hơn mà nói, là sửa chữa các loại gốm sứ có tuổi đời nghìn năm.

Đây coi như là nghề nghiệp gia truyền của gia đình cô. Ninh Hương mấy năm trước kinh tế cũng đã từng phát triển, bây giờ lại trở nên sa sút, trong trấn có một ngôi nhà nhỏ dùng làm nhà bảo tàng, bày trí các lại đồ cổ có từ đời nhà Thanh. Là nhà thờ tổ của vị quan trạng nguyên thời ấy.

Bà ngoại của An Thường là Văn Tú Anh nữ sĩ, cũng làm công việc tương tự tại nhà bảo tàng. Sửa chữa cổ vật nói khó cũng không khó, chính là yêu cầu rất nhiều sự kiên nhẫn, sau khi đã dùng gốm thô vá xong chỗ hư tổn, tay lại phải cầm bút lông sói* chậm rãi tô vẽ, cúi đầu ngồi chính là cả một ngày, có rất ít người trẻ tuổi chịu ngồi như vậy. Cho nên dần dần, trong thôn người già đều đã về hưu, cũng chỉ còn lại một mình An Thường cùng cô gái tên là Tiểu Uyển. Có điều công việc của Tiểu Uyển là tu sửa lại các loại sách cổ.

Văn Tú Anh luôn nói An Thường: "Vùi mình ở hang cùng ngõ hẽm này làm cái gì? Đưa cháu đi Bội Thành học đại học, ở lại Cố Cung công tác ba năm, là vì để cháu bây giờ quay về sống như thế này? "

Văn Tú Anh tính tình cũng có lúc trở nên nóng nảy: "Cháu cút trở về đó cho bà."

An Thường luôn luôn cười cười, cũng không giận bà, tính tình của cô vốn rất tốt, cầm lấy miếng khăn lau sạch sẽ vết trà bị vấy đổ trên bàn.

Quay lại Bội Thành?

Nói đùa cái gì, cô nào dám quay về. Cô trở về quê đã một năm rồi, người trong thôn đều nói cô ngày càng không thích nói chuyện, sửa chữa cổ vật cũng sửa đến ngây dại, suốt ngày chỉ thích vùi mình cùng những cái ngàn năm chai lọ giao tiếp. Không sửa ra tật xấu coi như đã tốt lắm rồi.

Ở địa phương có nền kinh tế lạc hậu như quê cô, luôn có chút mê tín tư tưởng quấy phá, họ cảm thấy đồ vật trải qua nghìn năm đều mang trong mình linh hồn, không dễ tùy tiện trêu chọc.

Làm một người sinh viên theo chủ nghĩa duy vật, An Thường từ tận đáy lòng cười ngượng ngùng: Những đồ vật này làm gì có linh hồn. Giả như thật sự là có, chắc có lẽ tuổi đời còn hơn cả ngàn năm cổ thụ, hoặc là hồ ly tinh tu luyện mấy kiếp.

Cô cảm thấy công việc sửa chữa văn vật cũng rất tốt. Mỗi một giây một phút trôi qua, cô sẽ không nhớ tới rất nhiều chuyện phiền não.

Duy nhất vào một cái đêm khuya, Tiểu Uyển sớm đã xong việc ra về, cô ngẩng đầu vuốt v e cái cổ đã trổ nên cứng đờ, mới phát hiện đã qua mười hai giờ khuya.

Cô thu dọn công cụ, đóng lại cánh cửa cũ làm từ gỗ lim, mỗi lần mở ra đóng lại đều vang lên thanh âm cọt kẹt. An Thường đi ra khỏi nhà bảo tàng.

Trên đường về nhà phải đi qua một cây cầu đá, chiều dài hơi ngắn, bắt ngang qua con sông nhỏ. Lan can làm bằng gỗ đã bị năm tháng ăn mòn đều trở nên mục nát, không thể ngồi ở phía trên, ngồi một hồi liền gãy.

An Thường còn nhớ rõ đêm đó có một chút mưa bụi tung bay, hạt mưa cực kỳ nhỏ, bung dù che đều có vẻ dư thừa. Thần kỳ là đêm đó còn có thể nhìn thấy mặt trăng, một vầng trăng không quá sáng tỏ, chỉ có nửa vòng tròn, lộ ra từ tầng mây u ám.

Trên cầu có bóng một người phụ nữ đang đứng.

Cái này rất là kỳ quái, trong trấn tuy không cấm đi lại ban đêm, những người trẻ tuổi ra ngoài học rồi cũng ở lại thành phố làm việc. Bọn họ sớm đã đi hết, chỉ còn thừa lại người già, đều sớm tắt đèn nghỉ ngơi. Đừng nói bây giờ đã qua mười hai giờ, cho dù là sau chín giờ tối, trong thôn đã không có bóng người đi lại.

Càng kỳ quái chính là, người phụ nữ này cũng không phải là người trong trấn. Ở trong màn mưa bụi, mặt sông chiếu lên hơi nước mơ hồ, người kia mặc một chiếc sườn xám màu xanh ngọc, thấy không rõ khuôn mặt, nhưng bằng vào dáng người yểu điệu, đủ để người ta liên tưởng đến rất nhiều sự vật tốt đẹp.

Ví dụ như.

An Thường trong đầu hiện lên một ý nghĩ quái dị: Dạo gần đây cô đang tu sửa một chiếc bình sứ men xanh ngọc thời Đại Tống.

Gốm sứ thời Đường luôn có dày đặc họa tiết, trong khi đồ sứ thời Tống lại có màu sắc cùng hình dạng tao nhã. Cảm giác nó cực kỳ thích hợp được đặt trong thư phòng của những văn nhân thời cổ đại, bên cạnh điểm xuyến thêm một nhành trúc xanh.

Chiếc bình gốm cổ mà An Thường đang sửa chữa lại không giống vậy. Nó bị hư hại rất nhiều, phía trong ấm cổ lại có một chấm đỏ, nhìn giống như nốt chu sa. Dưới đáy bình không có tên hiệu, An Thường cũng không biết hơn 700 năm trước người thợ thủ công là ai. Là cố tình hay vô ý phạm lỗi lầm.

Hơn phân nửa là sai lầm, bởi vì chấm đỏ kia đọng bên trên lớp men sứ tao nhã nhìn rất không hợp. Phạm phải sai lầm cũng là bình thường, Ninh Hương chỉ có một vị quan trạng nguyên, sau đó cũng chưa có người nào đỗ được chức vị cao nữa. Từ đấy trở đi, rất khó tìm thấy những đồ vật tốt ở Ninh Hương nói chi là danh giá tác phẩm.

Người phụ nữ tối nay đứng ở trên cầu liền để An Thường nghĩ tới chiếc bình men xanh kia. Hơi nước cùng sương mù lại làm nổi bật lên thân hình của cô ấy. Nhìn chập chờn như ảo ảnh, không giống như người thật.

An Thường đương nhiên biết bản thân đang có ý nghĩ rất là hoang đường, cô bình thường đều né không bước lên cây cầu này, lựa chọn đi đến cây cầu phía xa bắt qua sông về nhà.

Người phụ nữ này... Cũng không phải là ma chứ?

Sáng sớm ngày thứ hai, Văn Tú Anh lười biếng làm bữa sáng, bà làm một chút bánh đậu*, nấu một bát cháo loãng để An Thường ăn. Tuy là mùa mưa nhưng không phải chiều nào trời cũng đổ cơn mưa, ít ra sáng nay cũng có ánh mặt trời, nắng mai tuy mỏng manh nhưng đủ để xua tan sự ướŧ áŧ từ cơn mưa bụi đêm qua, phủ một tầng ánh sáng óng ánh lên mặt sông.

An Thường nhìn về cây cầu đá phía xa. Làm gì có bóng dáng người phụ nữ mặc sườn xám đứng tại đấy nữa.

Đi tới nhà bảo tàng, Tiểu Uyển so với cô tới hơi sớm một chút, đẩy ra phiến cửa gỗ cũ kỹ cọt kẹt, ở trong nắng mai nhìn cô cười: "Chào buổi sáng, chị An Thường."

Tiểu Uyển là cô gái điển hình của sông nước phương Nam, làn da trắng mỏng, ánh nắng vừa chiếu, hai gò má cô liền đỏ.

An Thường cười đáp lời: "Chào buổi sáng."

Tiểu Uyển hỏi: "Chị lại gặp phải chuyện gì ạ?"

"Hả?"

"Xem nét mặt của chị, giống như đang suy nghĩ chuyện gì đó."

"À..."

Trong một cái chớp mắt, An Thường muốn đem chuyện cô gặp phải người phụ nữ mặc chiếc sườn xám màu xanh ngọc nói ra.

Nghĩ ngợi một lúc, vẫn là thôi.

Một là bởi vì tính cô vốn kiệm lời, hằng ngày không có ý muốn chia sẻ bàn luận sự đời. Hai là bị cái ý nghĩ hoang đường kia quấy phá. Lỡ như người phụ nữ đêm qua là ma thì sao?

Việc này nếu truyền ra ngoài một cái, chưa đợi người khác nói cô sửa cổ vật sửa đến điên, Văn Tú Anh chắc chắn đem cô bắt giữ, đem đi khám khoa tâm thần ở Hải Thành.

Thế là An Thường đối với Tiểu Uyển lắc đầu: "Không có gì."

Hai đêm trôi qua bình an vô sự. An Thường vốn đã đối việc này buông xuống, hết lần này tới lần khác trong một đêm mưa về muộn, người phụ nữ trong chiếc sườn xám màu xanh lại xuất hiện.

Lần này không phải ở trên cây cầu đá, mà là dưới mái hiên cũ ở bên kia đầu cầu.

Tối nay trời vẫn đổ mưa bụi, nhỏ đến mức không nhìn thấy giọt mưa, nhìn giống như một tấm màn che mỏng manh. Người phụ nữ kia đứng dưới mái hiên, bên cạnh treo cái đèn lồ ng đang phát ra ánh sáng vàng nhạt. Nhìn cô có vẻ chân thật một chút.

Một cánh tay trắng ngần lộ ra, tuy gầy nhưng rất đẹp, cổ tay mảnh khảnh, đầu ngón tay thon dài đang kẹp lấy một điếu thuốc.

Tàn thuốc đỏ tươi đang chớp tắt.

An Thường an tâm chút, tự an ủi mình: Làm sao có thể là ma cơ chứ? Mình sao cứ suy nghĩ lung ta lung tung?

Bản thân còn tự nhận là sinh viên chủ nghĩa duy vật.

Có lẽ cô cũng muốn chứng minh mình cũng không phải là sửa văn vật sửa đến mức ngây dại, do dự một chút, cô đi đến bên bờ sông, cách nhau một khúc sông hẹp, hai người cùng nhìn nhau.

An Thường lại chợt sửng sốt.

Cô thế mà lại quen biết gương mặt kia.

Là Nam Tiêu Tuyết. Vũ hoàng nổi tiếng bậc nhất không chỉ trong làng múa mà còn trong toàn bộ giới giải trí.

Trời cao không cho con người nhiều sự lựa chọn. Một là mở ra cánh cửa bên này, hai là mở ra ô cửa bên kia. Nam Tiêu Tuyết chính là được ơn trên sủng ái ban cho một căn phòng pha lê trong suốt. Khắp nơi đều có cửa lớn để cô tùy ý mà chọn, cho dù làm việc gì cũng cực kỳ thuận lợi.

Nam Tiêu Tuyết có gia thế rất khủng, cha là cá sấu trong ngành tài chính, mẹ là một vũ sư nổi tiếng. Mẹ cô sau khi kết hôn liền theo chồng đi Mỹ định cư, từ giã sân khấu. Nam Tiêu Tuyết từ nhỏ đã lộ ra thiên phú khiêu vũ, cô được vinh dự trao cho danh hiệu "Thiên tài 50 năm mới gặp."

Cô có thân hình cao, dáng người mảnh mai, đường nét cơ thể cũng không tính là phù hợp để múa cổ điển. Lý thuyết mà nói, vóc dáng của cô không có sự ổn định mạnh mẽ lâu dài. Thế nhưng cô lại múa liên tục từ năm này qua tháng nọ, ngược xuôi khắp mọi nơi trên thế giới. Bài múa năm mười hai tuổi của cô sau đó trở thành bài thi sát hạch các thí sinh.

Vì để tập luyện múa cổ điển nên cô không theo cha mẹ ra nước ngoài định cư mà chọn ở lại trong nước. Năm tháng qua đi, cô trở thành Đoàn Trưởng trẻ tuổi nhất của Đoàn Vũ Kịch Quốc Gia. Cho tới bây giờ khi tuổi đã gần ba mươi, chưa có ai có thể rung chuyển địa vị của cô.

Lời đồn đại nói cô dựa gia thế đi cửa sau cũng không có, dù sao thiên phú của cô đều quá mức rõ ràng. Ai cũng nhìn thấy.

Hết lần này tới lần khác một người như Nam Tiêu Tuyết lại có gương mặt vô cùng xinh đẹp. Người người đều nói, mười năm nay danh hiệu "Mỹ Nhân" trong giới giải trí không phải là diễn viên, mà là một vũ sư. Nam Tiêu Tuyết có một đôi mắt phượng, lông mày thanh tú, da trắng như thể chưa từng tiếp xúc qua ánh nắng, cô có một mái tóc đen mượt thẳng tắp, độ dài vừa chấm đến vai, mềm mại như tơ lụa.

Nam Tiêu Tuyết chưa bao giờ đeo đồ trang sức. Gương mặt của cô chính là sự trang điểm đẹp nhất. Tướng mạo như vậy giúp Nam Tiêu Tuyết tạo nên vô số bài múa kinh điển, tiên khí lượn lờ. Nhìn như một vị thần tiên chốn cung đình. Hình tượng của cô cũng bởi vậy mà thêm thoát tục, không dính khỏi lửa bụi trần.

So với các ngôi sao khác trong làng múa thì cô càng thêm nổi tiếng, dù có là người hâm mộ hay không họ đều gọi cô là "Nam Tiên", không có sự nghi ngờ nào.

Múa cổ điển lúc đầu chưa được nhiều người biết đến, Nam Tiêu Tuyết lại bằng sức mình mà nổi danh. Mười năm gần đây giá vé để xem các vở vũ kịch ngày càng tăng lên. Như thể nước lên thì thuyền lên. Mọi buổi biểu diễn hầu như không còn chỗ ngồi. Mua được một vé để xem Nam Tiêu Tuyết biểu diễn càng khó hơn, sau này các trang web bán vé không thể không áp dụng hình thức rút thăm.

Đây chính là mị lực cùng năng lực của Nam Tiêu Tuyết.

An Thường cũng không phải kiểu người theo đuổi minh tinh nhưng cũng không phải không biết Nam Tiêu Tuyết. Hoàn toàn là bởi vì Mao Duyệt, người bạn thân lúc cô còn học đại học, cũng chính là fan cuồng của Nam Tiêu Tuyết. Vào năm hai đại học, Mao Duyệt rút trúng một tấm vé để xem Nam Tiêu Tuyết biểu diễn, kích động đến mức hơn nửa đêm đi sân trường chạy ba vòng.

Mà lúc này đây, An Thường nhìn thấy Nam Tiêu Tuyết đang đứng dưới mái hiên cũ kỹ ở trấn nhỏ miền sông nước Giang Nam. Nơi có kinh tế cực kỳ lạc hậu.

Cách một con sông, lặng lẽ nhìn cô.

===================

Chú thích:

1: Trong bản QT ghi là "Cô bánh": sau khi tìm hiểu trên Google và Youtube thì mình nghĩ đây là bánh đậu xanh hoặc bánh hoa mai (Giang Nam gọi là bánh thắng chất). Đây là một loại bánh truyền thống ở địa phương nơi An Thường sinh sống. Bánh hoa mai làm từ bột gạo, tơi mềm, bên trong được bỏ thêm các loại mứt trái cây khô.

Theo như những gì bé An miêu tả khi rớt mất sĩ diện mớm bánh cho chị Tuyết thì mình thiên về bánh đậu hơn.

2: men sứ thời Tống: được chia ra làm 5 dòng chính. Sắc màu của gốm sứ trong truyện có thể là xanh ngọc bích hoặc xanh da trời nhạt (thiên thanh). Dựa theo lời miêu tả và tra cứu thì chiếc bình sứ mà An Thường tu sửa thuộc về dòng gốm Nhữ Diêu. Đây là một dòng gốm sứ nổi tiếng vào thời nhà Tống. Số lượng hiện vật sót lại vô cùng ít ỏi. Gốm sứ thời Tống cũng cực kỳ nổi tiếng trên toàn thế giới. Nếu các bạn thích thú có thể tìm hiểu thêm. Cố Lai Nhất hay miêu tả màu sườn xám của Nam Tiêu Tuyết giống màu của men sứ nên mình sẽ dựa trên hoàn cảnh mà miêu tả mức độ đậm hay nhạt. Còn chị Tuyết chỉ là rich kid aka dân chơi sườn xám mà mama Cố Lai Nhất thì quá nghèo, nên chỉ cho mặc sườn xám đa phần là màu xanh.

3. Bút lông sói: là dạng bút lông được sử dụng trong thư pháp cổ điển. Được làm từ thân trúc và lông thú tự nhiên.

4.Người dịch có lời muốn nói: đây là một bộ truyện hay mà lâu rồi mình mới được xem. Có thể xem như tiếng sét ái tình ngay khi mình xem qua văn án vào mấy tháng trước. Mình sẽ cố gắng truyền tải trọn vẹn nội dung của Ám Nghiện mặc dù mình rất dốt văn =)) bộ đầu tiên dịch mà dính phải thơ văn câu cú như thế này có chút lo sợ. Sợ không thể truyền tải hết hàm ý của tác giả lại uổng mất một bộ truyện hay. Cảm ơn quý đồng đạo hữu duyên dạo qua đây.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play