Hai cung nữ đầu gối mềm nhũn, suýt nữa quỳ xuống, may mắn các cô nhớ tới vị công chúa này bị điên, lại nhớ tới Quế Lan ma ma dạy bảo, lúc này mới nhịn xuống không làm ra phản ứng ngạc nhiên, cúi đầu an tĩnh lui ra.
Kinh thư tới tay Lý Dư theo thứ tự là Luận Ngữ và Hiếu Kinh.
Lý Dư mở Luận Ngữ ra, đập vào mắt là câu chữ quen thuộc, cô liền biết bối cảnh triều đại của “Mẫu nghi thiên hạ" mặc dù là lịch sử không tồn tại, nhưng cơ sở hẳn là thành lập trên nhận thức của tác giả, mặc dù tác giả không cố ý đề cập ở trong sách, nhưng bởi vì tác giả là người hiện đại biết cổ đại có tứ thư ngũ kinh, cho nên thế giới này cũng có tứ thư ngũ kinh, thậm chí ngay cả văn tự cùng ngôn ngữ cũng đều là phồn thể và tiếng phổ thông mà đại bộ phận người hiện đại có thể xem hiểu nghe hiểu.
Hay lắm, cái này rất tiểu thuyết.
Lý Dư ngồi trên ghế thêu đọc sách, nhưng bởi vì sách này không có dấu chấm câu, rất nhiều chữ chen chúc một chỗ, Lý Dư nhìn đến hai mắt trợn trừng.
Hiển nhiên tác giả của quyển sách này có học qua “Sư Thuyết", biết cổ đại ban đầu không có dấu chấm câu, chỉ có dấu phẩy.
Dấu phẩy thường được gọi là ngắt câu, bởi vì thời cổ đại không có ký hiệu bằng văn bản có hệ thống, cho nên cần lão sư dạy học trò ngắt câu, như vậy học trò mới không vì ngắt nhầm câu mà hiểu lầm ý nghĩa trong sách.
Lý Dư sở dĩ nhớ rõ ràng như vậy, là bởi vì lúc cô đi học có chút trung nhị và phản nghịch, luôn muốn đối nghịch với giáo viên, sau khi học xong “Sư Thuyết", ở trên mạng nhìn thấy một tấm ảnh chụp sách cổ, phát hiện trong sách cổ ngắt câu sẽ có một vòng tròn màu đỏ đặc biệt lớn giống như dấu chấm tròn, liền lấy tấm ảnh kia đi phản bác giáo viên, nói cổ đại có dấu chấm câu.
Giáo viên của cô... tra ngay Baidu, nói cho Lý Dư biết sau khi Bắc Tống xuất hiện thuật in ấn, ngắt câu mới từ trong lời nói đi vào văn bản, dùng hình tròn làm ngắt câu… Đợi đã, thời đại này không có thuật in ấn?
Lý Dư có chút tò mò, lại không dám hỏi Quế Lan, sợ thế giới này không có thuật in ấn, bị cô hỏi thì thuật in ấn liền thành đồ vật do cô phát minh, đến lúc đó hoàng đế lầm tưởng cô có giá trị, không cho cô chết thì làm thế nào.
Nhưng Lý Dư lại thật sự rất tò mò, liền bảo Quế Lan lấy thêm cho cô mấy quyển sách, xem có thể nhìn ra chút gì hay không.
Sau khi nhận được sách, Lý Dư mở ra xem, được, tất cả đều là chữ viết tay, không có một chút giá trị tham khảo.
Lý Dư buồn bực dùng sách vở quạt gió, quạt quạt, cô phát hiện ngoài cửa có một tiểu thiếu niên đứng cách đó không xa không gần, nhìn như muốn đi tới lại không dám tới gần.
Lý Dư nhàm chán lập tức tỉnh táo, vẫy tay với thiếu niên kia: "Lại đây.”
Tiểu thiếu niên nghe lời đi tới, đứng ngoài cửa, chắp tay hành lễ với Lý Dư: "Cô cô.”
Tiểu thiếu niên chính là hoàng trưởng tôn được Lý Dư cứu ra khỏi đám cháy - Lý Văn Khiêm.
Lý Dư đối với nhân vật này ấn tượng khắc sâu, bởi vì đứa nhỏ này thật sự quá xui xẻo, năm tuổi cha chết, bởi vì quá giống cha nên bị ông nội không muốn nhớ đến chuyện thương tâm làm ngơ, khó khăn lắm mới sống được tới tám tuổi, lại bị nam chính Lâm Chi Yến lòng lang dạ sói nhắm trúng.
Lâm Chi Yến vì để cho đứa nhỏ này một lần nữa giành được sự chú ý của hoàng đế, không ít lần giày vò nó.
Hết để thái giám lừa nó lên nóc nhà thiếu chút nữa ngã chết, lại phóng hỏa đốt Đông Cung, xong còn chụp mũ lên đầu các hoàng tử khác, khiến hoàng đế cho rằng những hoàng tử kia ngay cả một đứa trẻ tám tuổi cũng không tha.
Lý Dư còn nhớ rõ, thời điểm Lâm Chi Yến lập mưu hỏa thiêu Đông Cung còn đặc biệt dụ dỗ nhi tử Tiểu Thập Tam của hoàng hậu tới Đông Cung.