Vì sao ngôi miếu đó lại được gọi là miếu Hạt Dưa, có hai cách giải thích.
Đầu tiên là ở địa phương kể, rằng vào thời cổ đại có một vị đại tướng sau khi chiến thắng trở về, thu được rất là nhiều châu báu, rồi đi đến nơi này thì ngựa lại xảy ra dịch bệnh, lúc ấy có rất nhiều ngựa đã chết, những châu báu này không có cách nào đem đi được. Vì vậy vị đại tướng kia liền mở một cái lò để nấu chảy vàng, đem tất cả những phiến bảo bối này đúc thành hình một trái bí đỏ nhỏ rồi quăng vào lòng sông, cũng hạ lệnh không được vớt lên, chỉ cần thấy trong thiên hạ còn một “hạt dưa vàng” nào thì sẽ giết hết toàn thôn.
Bởi vì vị đại tướng này chiến tích hơn người, uy tín cực cao, quả nhiên những hạt dưa vàng bị rải vào giữa lòng sông cũng không ai dám đi vớt, chúng từ từ bị phù sa của sông vùi lấp. Mãi cho đến khi triều đại thay đổi, khi được nghe nói qua truyền thuyết này người ở nơi khác cũng lục tục kéo tới nơi này để vớt hạt dưa vàng. Nhằm hù dọa những người tham lam kia, người dân ở trong thôn đã xây dựng một pho tượng tướng quân đặt ở cạnh bờ sông, quả nhiên là khiến cho những kẻ làm loạn này kinh sợ, sau này để tưởng nhớ tới chuyện đó, bọn họ đã cho xây dựng một ngôi miếu thờ ở ngay chỗ bức tượng tướng quân kia, rồi gọi là miếu Hạt Dưa.
Ngôi miếu này từ lâu đã không còn lại chút dấu vết gì, song truyền thuyết miếu Hạt Dưa vẫn được lưu lại cho tới ngay nay.
Còn có một cách giải thích nữa là, nhưng rõ ràng là ngược lại với chuyện kia, có người nói trong lòng sông nơi này đã từng sinh ra kim sa (cát vàng). Hầu hết chúng đều có hình dạng như hạt dưa, cho nên có rất nhiều người danh tiếng đến, tụ tập ở đây để vớt kim sa. Phần lớn trong bọn họ sau này định cư lại, rồi xây dựng một ngôi miếu thờ, sau đó đời này qua đời khác hưng thịnh, vì người ta trước đây đã từng vớt được “hạt dưa vàng” ở đây, nên mới gọi miếu này là miếu Hạt Dưa.
Theo như nghiên cứu của tôi, người đại tướng trong truyền thuyết đầu tiên, có thể chính là Ngũ Tử Tư*, thế nhưng lại giống với truyền thuyết vô cùng nổi danh ở Giang Tô – Lật Dương, vì sao lại tương tự như một truyền thuyết ở Sơn Đông thì không thể nghiên cứu được. Chỉ có thể suy đoán ra  khả năng là ở bên này di dân, có thể phần lớn là người đến từ Giang Tô, cho nên mới đem truyền thuyết dân gian ở Giang Tô truyền tới Sơn Đông.
Truyền thuyết Ngũ Tử Tư và Sử Trinh Nữ

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play