Ngày kiểm tra giữa kì 1 diễn ra trong ba ngày, khác với những trường khác thi rải rác theo từng tiết, trường Thêm lại dành riêng ba ngày cho học sinh thi giữa kì, nhà trường thông báo muốn thi như vậy vì để nâng cao năng lực cạnh tranh và tự học của mỗi học sinh. Đặc biệt tổng điểm của lớp cũng ảnh hưởng quan trong đến thứ hạng của mỗi lớp.

Đối với đề thi giữa kì này, Thêm cảm thấy không quá khó, tất cả đều nằm trong tài liệu ôn thi mà nhỏ tự làm, điểm số của các môn khác áng chừng đều không có vấn đề gì, nhưng đối với môn văn, nhỏ lại không quá chắc chắn về bài làm của mình.

Trong văn nghị luận xã hội, đề ra một câu thế này: "Tình yêu tuổi học trò là gì? Nên hay không nên?"

Thêm quả thật chưa từng nghĩ mình sẽ bắt gặp đề này khi đi thi, áp dụng vào thực tế bản thân thì không hề có tác dụng gì. Vì thế Thêm đặt ra vấn đề cần chứng minh là "không nên" (do có lẽ nó sẽ dài hơn), và sau đó nhỏ đặt ra đủ thứ nguyên nhân trên đời dưới đất để chứng tỏ là mình đúng. Nhưng lúc dò bài với những người khác trong lớp, mọi người hầu hết đều trái ngược hoàn toàn với nhỏ.

Vinh chống tay vào má, bưng mặt:

"Thủ khoa trường à, tình yêu tuổi học trò thật sự rất đẹp đó."

Ngọc cuối cùng cũng lết đến trường được sau ba ngày kiểm tra giữa kì, trước đó cô vì dầm mưa mà ốm ra ngô ra khoai, cố lắm mới có thể đi thi, sau đó thì Ngọc lại lăn ra ốm tiếp vì sốc bởi độ khó của bài thi.

Ngọc bịt khẩu trang, cũng chống tay vào má, nhẹ nhàng giảng giải cho nhỏ hiểu:

"Thêm, cảm giác khi yêu một người hoàn toàn rất rất tuyệt, tình yêu học trò vốn dĩ không sai, đó là cảm xúc trong mỗi chúng ta mà."

Ngay sau đó là giờ chưa đề kiểm tra, lúc Thêm vẫn đang hoang mang trong mớ hỗn độn của bài nghị luận xã hội thì không biết từ bao giờ thầy giáo đã chữa đến vẫn đề này.

Thầy Lưu cười hiền, chất giọng miền Nam trầm ấm vang lên giữa cái lạnh của tháng 11:

"Thật ra đề văn nghị luận xã hội này là đề mở, có nghĩa là các em có thể viết theo ý kiến của bản thân. Nếu thầy cô cảm thấy đúng, thuyết phục thì điểm của mọi người vẫn được cộng, nên các em đừng lo lắng quá nhé."

Câu nói của thầy giáo đã khiến nỗi bất an lo toan trong lòng học sinh vơi đi phần nào. Thêm thở phào một hơi, lúc này mới gần như có thể trút bỏ gánh nặng trong lòng.

TÙNG TÙNG TÙNG

Trống báo giờ ra chơi, thầy Lưu vừa thu dọn giáo án vừa nói:

"Lớp trưởng phát bài kiểm tra cho các bạn, vả lại bạn Thêm lát nữa lên phòng giáo viên cùng thầy một lát nhé, cả lớp nghỉ."

Hải Anh nhìn qua nhỏ một chút, sau đó cậu nhóc cười khẽ, nụ cười vẫn vô tri như thường lệ:

"Đừng lo lắng."

Thêm cũng đáp lại một câu cảm ơn, nhỏ lấy sách vở cho tiết sau đặt dưới ngăn bàn, đoạn rời đi đến phòng giáo viên. Đến trước cửa, Thêm thở dài một tiếng não nề, cẩn thận chỉnh lại quần áo rồi nhẹ bước vào trong, cố gắng không làm ồn đến ai khác.

Thầy Lưu vẫn đang pha một tách trà, thấy nhỏ bước vào thì tay chỉ nhẹ lên chiếc ghế gần đó:

"Em ngồi đi, chờ thầy một lát."

Thêm "vâng" một tiếng, ngoan ngoãn ngồi xuống, hai tay chụm vào đầu gối, ánh mắt va phải tờ giấy trên bàn. Vài giây sau cũng nhanh chóng rời đi.

Đưa cho Thêm một hộp sữa bò, thầy Lưu cầm tách trà, cẩn thận ngồi xuống bàn giáo viên, bàn tay thoăn thoắt lật sách giấy, cuối cùng dừng lại trên một tờ kiểm tra. Phần thang điểm hiện con 9 đỏ chót.

Thầy Lưu đeo kính lão vào, chăm chú đọc những nét chữ nắn nót trên tờ giấy, một lúc sau, thầy mới hỏi nhỏ:

"Thêm, em nghĩ tại sao thầy cô giáo lại ra đề bài như vậy cho các em?"

Thêm cúi gằm mặt, nghiêm túc đáp:

"Có lẽ là để ngăn cấm học sinh yêu đương sớm ạ."

Cả hai thầy trò rơi vào tình thế yên lặng, đoạn, một giọng cười khe khẽ vang lên. Thêm ngẩng đầu, thấy thầy Lưu vẫn đang nhoẻn miệng cười.

"Thêm, thầy cô giáo sẽ không khuyên các em yêu sớm, nhưng cũng không ngăn cấm các em yêu sớm. Thật ra thầy gọi em lên đây chỉ để khen em rằng bài văn em viết rất tốt, nhưng nó lại thiếu rất nhiều cảm xúc. Tình yêu học trò vốn là một thứ rất tốt đẹp, rất trong sáng, không chỉ có mặt tiêu cực như em nghĩ, đợi đến một lúc nào đó em thật sự yêu một người, hãy viết lại bài văn này và nạp lên cho thầy nhé."

Thêm khó hiểu lắng nghe, suy nghĩ càng trở nên rối rắm. Nhỏ không hiểu vì sao thầy lại nói điều này với nhỏ, cũng chẳng biết vì sao nhỏ lại có cảm giác kì lạ như vậy. Thêm chậm rãi đứng dậy, nhẹ cúi đầu:

"Vâng, em chào thầy ạ."

Thầy Lưu nhấp một ngụm trà, mùi hoa nhài thoang thoảng trong không khí.

"À em chờ một chút, hiện tại thành phố đang tổ chức một cuộc thi, thầy có thể lệ cuộc thi ở đây, em cầm lấy, thích đi thì cứ mạnh dạn tham gia nhé. "

Thêm lễ phép nhận lấy thể lệ, là tờ giấy mà lúc nãy nhỏ nhìn thấy, nhỏ gật đầu, đáp vâng một tiếng rồi liền đi về lớp.

Đợi đến khi Thêm rời đi, một thầy giáo khác đã dựa lưng ra ghế, lời nói 2 phần khiển trách 8 phần trêu đùa:

"Anh Lưu lại chuẩn bị phải lên phòng hiệu trưởng rồi đó, ai đời lại khuyên học sinh mình yêu sớm."

Thầy Lưu không nói gì, chỉ cười khà khà như đúng rồi.

Thầy giáo Lưu là một thầy giáo dạy Văn đã dạy ở trường được 20 năm, tuy văn thơ đầm ấm nhưng sắc áo thầy lúc nào cũng sặc sỡ vui tươi, đối với đám học sinh lớp 10A1 thầy khá hài hước và hiểu tâm lí học sinh, đương nhiên cũng vì vậy mà thầy bị hiệu trưởng gọi lên phòng bao nhiêu lần vì cái tội bao che cho chúng nó.

Tuy nhiên lần nào cũng vậy, sau mọi chuyện thì thầy cũng chỉ cười xuề xòa cho qua. Không ai biết vì sao thầy lại bao che tin tưởng học sinh nhiều đến thế, chỉ biết rằng mỗi khi nhắc đến thầy giáo dạy văn, ai trong đám học sinh cũng tự hào nhắc đến tên thầy.

Có lẽ đôi khi niềm vui của học sinh khi đến trường chỉ vỏn vẹn là được gặp những người bạn thân thiết, được học với thầy cô luôn sẵn sàng tin tưởng học sinh chính mình,

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play