Tôi chào đời vào tháng sáu, năm Thái Sơ thứ tư.

Dì Ba bảo, lúc tôi ra đời, trong phủ có ba chuyện vui. Việc thứ nhất là cha tôi cuối cùng cũng được thuyên chuyển từ Khai Dương đến Biện Châu, tuy còn cách kinh thành rất xa, nhưng vẫn tốt hơn việc phải quanh quẩn ở nẻo thâm sơn cùng cốc biết bao nhiêu lần. Việc thứ hai là anh Cả tôi thi đậu, dẫu rằng không xếp đầu bảng nhưng vẫn rất đáng tự hào. Việc thứ ba là việc em Năm ra đời.

Em Năm của tôi do dì Tư sanh hạ, dì Ba từng bảo tôi thế này: “Chẳng biết mệnh nàng ta đen hay bạc, liều mạng sanh ra cục vàng cục bạc ấy thì ích lợi chi đâu, chả hưởng phúc được mấy đã phải toi đời rồi.”

Ban đầu dì còn cười cợt chế giễu, sau đó lại ôm lấy tôi than thở: “Nhưng rốt cuộc cũng làm lão gia được nở mày nở mặt, cô Năm đó nhất định được sống một đời vinh hoa phú quý, lão gia cũng sẽ vương vấn nàng ta suốt đời. Nếu nàng ta ở dưới suối vàng có hay, cũng được thỏa lòng thỏa dạ, chỉ thiệt thòi cho cậu Tư của dì thôi…”

Hai người dì vốn là chị em ruột, cùng được lão gia nạp vào phủ, cùng mang thai cách nhau chỉ mấy ngày. Tôi chào đời trước em Năm chưa đến nửa khắc*, bà mụ ôm tôi ra ngoài, cười tủm tỉm báo tin: “Bẩm, đại nhân tốt phước quá, là một bé trai.” Trong lời nói không hề đề cập đến hai từ “Tiết” và “Thao”, vậy chính là người thường mà đâu đâu cũng có. Nghe kể lại rằng, cha tôi vừa hay, chẳng buồn nhìn đến nữa, lập tức quay người bỏ đi.

*Khắc: Đơn vị đo thời gian của người Hoa cổ, một khắc bằng mười lăm phút.

Chưa đến nửa nén hương sau, chỗ dì Tư náo động, là Thao.

Cha tôi dĩ nhiên rất vui mừng, vội vã biên thư cho nhà họ Thẩm ở kinh thành. Tin mừng lan nhanh, ngay cả lão thái phu nhân* cũng chấn động, vội vã phái người đến, còn mời vài vị trưởng bối giúp em Năm chọn cái tên “Ngọc Đàn”. Tên này lấy ý từ câu:

“Sơn song du ngọc nữ,

Giản hộ đối quỳnh phong.

Nham đỉnh tường song phượng,

Đàm tâm đảo Cửu Long.**”

*Lão thái phu nhân: Bà cố, cụ cố bà của Tam Hỉ. Quan hệ giữa hai người rất xa cách, nên giữ nguyên xưng hô trên.

**: Bài thơ “Du Cửu Long đàm” của Võ Tắc Thiên.

Ý tứ quá rõ ràng, chính là mong mỏi em Năm được gả vào chốn cao sang rạng rỡ.

So lại thì, nơi tôi ở dĩ nhiên cô liêu quạnh quẽ hơn nhiều. Những người trước đây hầu hạ dì Ba đều bị sai đến chỗ em Năm. Nếu không vì lão thái phu nhân không muốn thuê người hầu thô vụng ở nông thôn, nên phái mười mấy người từ kinh thành đến hầu hạ em, thì chắc ngay đến sữa tôi cũng chưa được mớm cho.

Trước khi lên ba, tôi chưa biết cái gì gọi là Tiết, cái gì gọi là Thao, cho đến khi thầy giáo trong phủ giảng: “Trời là Tiết, đất là Thao. Tiết Thao hòa hợp như trời đất giao hòa.”

Người đời được chia làm ba loại.

Loại thứ nhất là phàm phu tục tử, loại thứ hai là Tiết, thể chất thuần Dương, đều là vương hầu tướng lĩnh, trời định bất phàm. Thao thì hòa hợp với Tiết, thể chất thuần Âm, bất kể là nam hay nữ đều có thể sinh con. So với Tiết thì Thao hiếm có hơn nhiều, quý không chỉ vì hiếm gặp, quan trọng là nếu hai người đó kết hợp thì con cái sẽ có nhiều khả năng là Tiết và Thao. Nếu gia tộc muốn hưng thịnh, dĩ nhiên việc Tiết Thao kết duyên là điều bắt buộc.

Trong kinh thành, ngoài bốn gia tộc* Lý, Tần, Từ, Tạ, còn có bảy dòng họ** Triệu, Tề, Vương, Lâm, Trương, Hạ, Thẩm. Cha tôi là con người thiếp của quan Thẩm Tự khanh đứng đầu Thái thường tự***, vì không phải Tiết Thao nên không được coi trọng trong một nơi hưng thịnh như nhà họ Thẩm. Thực tế thì chưa bàn đến họ Thẩm tại Khai Dương, dù họ Thẩm trong kinh thành suốt bốn thế hệ qua có khoảng ba trăm người, thì số Tiết Thao vẫn không đủ đếm trên đầu ngón tay. Giờ đây khi so sánh trong bảy dòng họ, họ Thẩm như bị lép vế. Em Năm ra đời không chỉ là hy vọng của cha tôi, còn là hy vọng của cả nhà họ Thẩm.

*Bốn gia tộc, **Bảy dòng họ: Sau này được gọi là Tứ gia, Thất thị.

***Quan Thẩm Tự khanh, Thái thường tự: Vị quan họ Thẩm giữ chức “Tự khanh”, là chức quan đứng đầu “Thái thường tự”, một cơ quan trong bộ máy hành chính ngày xưa.

Quả thực, chỉ chưa đầy vài tháng sau, cha tôi đã được chuyển từ Khai Dương đến Biện Châu, chức quan thăng hai cấp, sau đó anh Cả tôi cũng đỗ đạt, có thể nói là tam hỉ lâm môn. Ngày thôi nôi em Năm, cả nhà ăn mừng. Ngày đó, dì Ba ôm tôi ra mắt lão gia và mẹ Cả, lúc này cha mới nhớ đến tôi, bèn đặt tên “Kính Đình”. Tên này cũng hay, dì Ba mừng lắm, bèn bảo với người ngoài tôi là cậu Tư, cũng gọi tôi là Tam Hỉ.

“Tên này hên lắm đấy, dì cũng mong cậu Tư gặp may mắn, sau này thăng tiến rỡ ràng, bõ công dì vì cậu mà chịu tủi hờn.”

Cha tôi xuất thân từ phủ lớn họ Thẩm, trong phủ lắm quy nhiều củ, chiếu theo gia quy, chỉ có mẹ Cả mới là mẹ tôi, có một dạo nọ tôi lỡ miệng gọi dì Ba là mẹ, thế là hại dì bị vú hầu bên mẹ Cả vả miệng. Vợ lẽ là hầu, vợ Cả là chủ, nhưng tôi biết mẹ Cả ấm ức trong bụng, vì dì Tư sanh em Năm được một thời gian thì từ trần, nên làm lòng thương tiếc của cha tôi với dì càng sâu đậm, lại có lời đồn đãi hoang đường, bảo dì Tư bị mẹ Cả hãm hại vì tranh giành vị thế trong nhà. Dì Tư ốm yếu lại hạ sanh được Thao, địa vị mẹ Cả ắt bị đe dọa, giờ người em đã qua đời, người chị còn lại đây, dĩ nhiên mẹ Cả không vừa mắt dì Ba rồi.

Khi tôi lên bảy, họ Thẩm trong kinh cử người đến đón em Năm.

Lúc đó, tôi đứng giữa một rừng người đưa tiễn, thấy em Năm từ đằng xa, quả là một em bé đẹp đẽ trong ngọc trắng ngà. Nghe bảo, cả nam Thao lẫn nữ Thao đều có nhan sắc hơn người, nên dù em Năm vẫn còn thơ bé nhưng đã lờ mờ thấy được dung nhan tuyệt sắc. Nhà họ Thẩm trong kinh đã tìm được mối tốt cho em, nghe bảo là Từ gia trong Tứ gia kinh thành.

“Nhà họ Từ có hai vị công tử là Tiết, hai anh em họ chỉ tầm mười lăm là cùng, đợi cô Năm đến tuổi cập kê là vừa xứng. Đúng là lão thái phu nhân có phước, cô Năm chỉ cần theo hầu hai phu quân, cuộc sống nhẹ nhõm biết chừng nào, chỉ cần hưởng phước là được.” Các vú hầu nói nhiều lắm, mà sau này tôi mới rõ, vì hiện tại Thao rất hiếm, nếu không phải là dòng dõi cực kỳ cao quý, sẽ phải chịu cảnh một người theo hầu nhiều chồng. Từ gia là danh gia vọng tộc, tuy chưa bằng ba tộc Tần, Tạ, Lý, nhưng vẫn là dòng dõi trăm năm, Thất thị sao có thể so bì. Sau khi Tiết Thao kết hợp, tạo thành “kết” thì Tiết không được nạp thiếp, không phải là pháp chế cấm cản, mà do sau khi thành kết thì Tiết Thao không thể chia lìa.

Lại nghe bảo, Thao phải tạo kết với nhiều Tiết, thân thể dễ tổn hại nên Thao thường yểu mệnh.

Thế nên những người hầu mới nói lão thái phu nhân có phước, vì họ Từ vốn là danh gia vọng tộc, trong tộc không thiếu Tiết, nếu Thao xuất thân thấp kém hơn thì không chỉ phải hầu hạ con chính thất, mà còn hầu cả con tì con thiếp, phải sanh nở không ngừng. Tuy lão thái phu nhân chọn hôn phu cho em Năm là hai người con thứ nhưng cũng là tốt đẹp hết mức, nói đi nói lại, xem ra lại là họ Thẩm tôi trèo cao.

Vú hầu nói: “Phận làm thiếp, sanh con trai chẳng bằng sanh con gái, ít nhất có thể gả đi, nếu may mắn có thể làm vợ Cả, sau này còn có tương lai, có thể xán lạn hơn hiện tại không biết bao nhiêu lần.”

Lúc đó tôi chưa hiểu chuyện, cứ ngỡ rằng được gả cho người ta là việc tốt, là có phước, mãi về sau mới vỡ lẽ, được sanh ra là người thường mới là xiết bao hạnh phúc.

Thật ra, tôi là thân trai, cuộc sống vẫn dễ dàng hơn con gái trong gia đình bình thường, miễn đừng làm vướng bận trong nhà thì dù không phải Tiết Thao, sau này có thể theo đường công danh, nếu may mắn một chút biết đâu lại vớ được một chức quan quèn. Có điều, tôi thích đọc sách du ký hơn Tứ thư Ngũ kinh*, thích việc buôn bán đó đây, chu du bốn bể, sống không uổng cuộc đời. Trong phủ, ai cũng không ngó ngàng đến tôi, chỉ có anh Cả đối với tôi khá tốt, cho tôi vào thư phòng của anh tìm vài quyển sách nhâm nhi giải khuây.

Hôm đó anh Cả đi vắng, tôi tự tìm sách trên giá. Sau khi anh Cả thi đỗ đã làm tú tài mười mấy năm, anh ưa chuyện gió trăng, dạo gần đây mới nạp về một cặp anh em song sinh, giờ vẫn đang cao hứng. Trên giá sách, những quyển Kinh dịch, Chu kí** đều đã bám bụi, cha tôi cũng chẳng buồn quản anh. Tôi mang những quyển sách giải trí về, ban đêm lặng lẽ châm đèn đọc, lật giở vài quyển thấy không thú vị lắm, không ngờ lại có một quyển bàn chuyện trăng gió kẹp giữa chúng.

*Tứ thư, Ngũ kinh, **Kinh dịch, Chu kí: Những loại sách tư tưởng, lý luận nghiêm túc.

Tuy Thẩm phủ không giống những nơi khác, nhưng những chuyện khuất tất phía sau nhà cũng không hiếm gặp, tôi có hay thoáng thấy anh Cả, anh Hai qua lại lung tung với hầu gái, cũng không phải không biết những việc này. Trên vài bức họa đều vẽ mấy người trần trụi, trong đó có một bức vẽ ba người cùng hoan lạc, một người chen giữa hai người còn lại, quấn quýt lấy nhau. Điều khác biệt là người ở giữa ngực phẳng lì, thân dưới cũng không có bộ phận đàn ông, phía sau ướt át dầm dề, bị hai người kia cùng tiến vào nhưng không có vẻ khó chịu gì, tôi biết rằng trong những bức họa này đều là Thao.

Tiết chỉ có nam, nhưng Thao lại có cả nam lẫn nữ. Trong gia đình khá giả, đứa trẻ vừa chào đời được kiểm tra ngay bởi một thứ gọi là “Cáo” để xem là Tiết hay Thao. Thao nam là dễ phân biệt nhất. Vì Thao có thể chất thuần âm nên nếu là bé trai thì không có bộ phận đàn ông, mà có triều kỳ* giống với Thao nữ. Thời kỳ này, nếu không dùng thuốc thì chỉ có thể cùng người hoan ái mới giải tỏa được.

*Triều kỳ: Giống khái niệm “giai đoạn phát tình/heat” trong thể loại ABO hiện đại. Lưu ý, không phải nguyệt kỳ của nữ giới.

Nói thêm, “Cáo” là một thanh đồng, là một vật kỳ lạ. Đầu trên có một con hổ bằng đồng, phía dưới gắn một đĩa quay chứa hạt châu, chỉ cần nhỏ máu vào mắt hổ, hổ phun ra ngọc đỏ là Thao, ngọc trắng là Tiết, nếu không có phản ứng thì chính là người thường.

Khi tôi sanh ra, cơ thể đầy đủ bộ phận nam giới, dĩ nhiên không thể là Thao, lúc ấy dì Ba mong trời mong đất, chờ con hổ đồng kia phun ra ngọc trắng. Ai mà ngờ, dì chưa chờ được khoảnh khắc ấy, ngọc đỏ đã rơi xuống đất ở chỗ dì Tư.

Tôi nhìn bức họa, lòng từ từ nổi lên một ý nghĩ kì dị. Tôi gập quyển sách diễm tình kia lại, cả ngày bứt rứt không yên, uống mấy chén nước trà mà vẫn không thấy khá hơn. Đến nửa đêm, chờ người hầu ngủ say, tôi nóng bức quá, cứ cọ xát tới lui, vô thức cởi quần. Năm đó tôi mười bốn, đã qua tuổi thông phòng*, nhưng vì không được coi trọng trong nhà nên không ai dạy tôi chuyện nam nữ. Lúc đó tôi tự làm hết, chỉ làm theo bản năng, nhưng sau khi tự giải quyết, cảm giác kỳ quái vẫn không bớt, cả người nóng bức khó chịu, quay cuồng trên giường. Tôi lăn lộn, mê man, ngón tay thò đến phía sau. Nơi đó ẩm ướt, mềm rũ, tôi bèn dùng ngón tay cẩn thận ve vuốt, ban đầu không biết làm sao, xoay trở vài cái thì từ từ cảm nhận khoái cảm, mãi đến khi toát một lượt mồ hôi, giữa hai chân đã ướt đẫm.

*Thông phòng: Một tục lệ thời phong kiến. Trong gia đình quý tộc, người con trai đến tuổi dậy thì sẽ được nạp nữ hầu để thực hành chuyện phòng the.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play