Nghìn năm sau, ta tự khảo cổ bản thân mình

4


2 tuần


[P4/4]

19.

Cả hai chúng tôi đều ngây người.

Màu đỏ trên mặt giáo sư Tần lan xuống tận cổ.

Mặt tôi cũng đỏ như cà chua chín.

“Chuyện đó, thầy có nhớ lại gì không?”

“Trên sách nói như vậy có thể truyền kí ức sang cho nhau, nên, nên em mới thử…”

Tôi còn chưa kịp nói xong miệng đã bị giáo sư Tần chặn lại.

Anh đẩy tôi lên trước bàn làm việc.

“Anh nhớ ra rồi. Lúc đó anh làm như thế này.”

20.

Lần nữa mở mắt, tôi bị tiếng đập cửa đánh thức.

Là giáo sư Hứa, chị Hứa.

Cô ấy đẩy cửa vào, thấy tôi và giáo sư Tần mặt mũi nhếch nhác ghé người nằm trên bàn, trước mặt toàn là tài liệu, khuôn mặt lộ rõ sự kinh ngạc.

“Hai người cũng liều mạng quá rồi đó.”

Tôi nhanh chóng đánh thức giáo sư Tần, anh xoa mắt, đeo kính lên, vẫn chưa tỉnh ngủ.

“Chị Hứa buổi sáng tốt lành…”

Cô ấy quả nhiên là người phụ nữ có kiến thức rộng, liếc mắt là có thể nhìn ra giữa tôi và giáo sư Tần có gì đó thay đổi.

Vẻ mặt chị Hứa thoáng chút cô đơn không dễ phát hiện, nhưng cô ấy nhanh chóng điều chỉnh bản thân, nói với chúng tôi:

“Hôm nay tôi mới tiếp nhận một nhóm nghiên cứu tài chính nên đến nói với anh một tiếng.”

Hóa ra cô ấy không còn tiếp tục nghiên cứu đề tài này nữa.

“Nhưng hạng mục nghiên cứu quan tài cổ này, nói thật, tôi cảm thấy không có đơn giản như vậy. Hai người vẫn còn kiên trì đã là một chuyện khó. Nếu có việc gì cần tôi hỗ trợ thì cứ gọi tôi.”

Chị Hứa quay người rời khỏi văn phòng giáo sư Tần.

Tôi thật muốn hành đại lễ với cô ấy.

21,

Giáo sư Tần còn chưa nói gì tôi đã theo chân chị Hứa rời đi, quay lại kí túc xá của mình.

Vừa vào cửa đã thấy khuôn mặt tươi cười xấu xa của bạn cùng phòng.

“Thế nào rồi?”

“Không có tiến triển gì cả.”

“Mình đâu có hỏi đề tài.”

“Đều không có!”

Cô ấy bĩu môi: “Không nói thì thôi.”

Tôi vội vàng nắm lấy tay cô ấy.

“Này, chị em, bình thường cậu thích đọc nhất là sách lịch sử, mình hỏi cậu chút nha.”

“Nếu như một vị Quý phi, vì đủ loại nguyên nhân mà tạm thời ở lại thôn quê Giang Nam, trong thời gian mai danh ẩn tích nàng sẽ làm gì?”

Bạn cùng phòng không nghĩ ra, nhưng lại bị thiết lập này hấp dẫn.

“Để mình nghĩ đã… Nếu đã lấy thiết lập là chuyện xưa, nàng chắc chắn sẽ làm rất nhiều việc thiện cho người dân ở nơi đó, chẩn tai, tiếp tế, chữa trị bệnh dịch, chia giàu cho nghèo…”

Tôi ngắt lời cô ấy: “Chi tiết, chi tiết hơn chút, ví dụ như những chuyện không lưu lại trên sử sách ấy.”

“Ồ, chi tiết sao… Thì có một ngày, nàng thấy trên đường có một đứa nhỏ bị bắt nạt, lấy khăn tay ra đưa cho đứa bé, nói, về sau có khó khăn gì hãy đưa thứ này ra, sẽ có người tới cứu ngươi. Đứa nhỏ kia dần lớn lên, khăn tay truyền lại cho từng thế hệ sau này, trở thành một truyền thuyết xinh đẹp trong dân gian.”

Mắt tôi mở to.

Vì tôi thật sự nhớ ra chuyện gì rồi.

22.

Tôi đúng là đã từng cứu một đứa bé, nhưng tôi không đưa cho cậu bé khăn tay, mà đưa một hầu bao có bạc.

Nhà đứa nhỏ kia rất nghèo, phải ra ngoài ăn xin, thường xuyên bị quan binh và du côn lưu manh đánh.

Tôi cho nó tiền ứng phó nhu cầu khẩn cấp.

Đứa bé kia hỏi tôi là ai, tôi không nói gì, chỉ chỉ vào hoa văn trên hầu bao: “Bảo Ngọc chúc ngươi sống lâu trăm tuổi.”

Sau đó tôi được đón về cung.

Mấy năm sau tôi có nghe được một truyền thuyết trên phố, Quý phi của thiên tử hạ phàm phù hộ bách tính, để lại một hầu bao thêu hoa văn. Vật này lưu truyền trong nhân gian, lấy tên là hoa văn Bảo Ngọc quý phi, người gặp bình an, sống lâu trăm tuổi.

Cửa hàng tơ lụa ở nơi đó còn mượn ý tốt này thiết kế lại hoa văn in lên vải vóc tơ lụa.

Tôi rất thích hoa văn đó.

Hoàng thượng nói tôi đừng tự luyến, sau đó lại sai người đem rất nhiều trang sức có hoa văn như vậy đến tẩm điện tôi.

Có lẽ trên quan tài của tôi cũng có hoa văn này?

Nếu như hôm đó chúng đồng thời tồn tại ở m//ộ phần và thôn quê Giang Nam thì cũng là chứng cứ, đúng không?

23.

Nghe xong chuyện này, giáo sư Tần hít sâu một hơi.

“Lý Bảo Ngọc, em bịa chuyện đấy à?”

“Tin hay không tùy thầy!”

Từ khi cưỡng hôn giáo sư, tôi mạnh mẽ hơn nhiều.

“Chuyện này sao tôi tin được?”

“Giáo sư còn lời nào giải thích cho chuyện này nữa sao?”

Anh không phản đối.

“Được rồi, tin em một lần cuối cùng. Nếu như là em bày trò lừa tôi đi du lịch, em ch//ết chắc rồi.”

Kết quả trên quan tài của tôi thật sự có loại hoa văn này.

Anh càng không nói nên lời hơn.

Vì hoa văn không quá rõ, cũng không phải hoa văn lưu hành ở Ngọ Triêu nên mấy tháng qua các học giả cũng không xem nó như điểm đột phá.

Mang theo ảnh chụp hoa văn, chúng ta xuất phát.

Dựa vào hồi ức của tôi, giáo sư Tần bắt đầu cẩn thận kiểm tra, tìm được vị trí thôn quê tôi ở Giang Nam năm đó.

Chúng tôi về nơi đó điều tra nghiên cứu, tìm kiếm địa phương… tìm kiếm tung tích của một vị Quý phi thần bí.

Điều khiến chúng tôi không ngờ là, may mắn lại đột nhiên tìm đến cửa.

Vì ở thôn làng nho nhỏ này, không ai là không biết Bảo Ngọc quý phi.

Hoa văn trên tơ lụa, vật phẩm trang sức, thậm chí là hôm nay, trên quà đáp lễ của tiệc cưới ở địa phương cũng đều có hoa văn kia.

Thôn dân nhiệt tình tiếp đãi chúng tôi.

Tôi và giáo sư Tần vừa ăn ngô đặc sản ở nơi đó vừa nghe họ kể chuyện về Quý phi.

Lúc này trưởng thôn như nhớ ra gì đó.

“Chuyên gia, nơi này của chúng tôi đúng là từng được thiên tử ghé thăm! Tôi mời thầy đến nhà người này, trong nhà ông ấy có thứ chứng kiến đoạn lịch sử này.”

Chúng tôi đi theo trưởng thôn đến nhà ông lão trăm tuổi này… Tổ tiên của ông ấy từng nhận lệnh bài của thiên tử.

Càn Nguyên năm thứ mười hai, Ngọ Triêu có chiến tranh, tổ tiên của ông ấy là đệ nhất thống lĩnh tại triều đình lúc đó.

Ông cụ nói, lệnh bài này đúng là vật mà thiên tử cho người đưa đến, là Hoàng đế hạ lệnh âm thầm bảo vệ một người rất quan trọng.

“Tôi có thể xem qua không?”

Ông lão nói không thành vấn đề, đưa chúng tôi vào trong phòng, lấy ra bảo vật trân quý ngàn năm…

Trên đó cũng khắc hoa văn như vậy.

“Thánh thượng có lệnh, thấy người có quần áo, trang sức có hình dáng như vậy thì phải bảo vệ không được tổn thương lấy một sợi lông.”

Mắt tôi ươn ướt.

Thấy chúng tôi đều rất cảm động, ông cụ tiếp tục nói:

“Sau này tổ tiên của tôi nhìn, hoa văn này không phải là hoa văn Quý phi hôm nay là, là Quý phi của Hoàng thượng, không thể sai được.”

24.

Ghi chép ở địa phương không quá kĩ càng, hơn nữa phần lớn đều dưới hình thức giai thoại, không thể lấy làm tư liệu, cũng không thể cung cấp chứng cứ chứng minh chủ nhân của m//ộ phần.

Nhưng Tần Nguyên và Lý Bảo Ngọc đã lên báo và tin tức xã hội.

Theo khảo chứng của họ, tại một vùng nông thôn tên An Phụng ở Giang Nam, Trung Quốc có lưu truyền rộng rãi về Bảo Ngọc quý phi của Hoàng đế Ngọ Triêu.

Hoa văn phi tần, một dạng di sản văn hóa địa phương gần như cùng một loại với hình dạng trang sức trong quan tài, sau khi được kiểm tra kĩ càng, chủ nhân của m//ộ phần trước khi qua đời rất có thể đã ăn lúa đặc sản của Giang Nam.

“Căn cứ vào những chi tiết này, chúng tôi phán đoán chủ nhân của m//ộ phần này rất có thể là Bảo Ngọc quý phi mà lịch sử ghi chép rất ít.”

Đương nhiên suy đoán này có không ít người nghi ngờ.

Lí do chủ yếu nhất là đối với phi vị mà nói, cỗ quan tài kia quá xa hoa.

Truyền thông cũng phỏng vấn giáo sư Hứa, cô ấy nói thẳng, nhìn thành quả của các học giả khác, cô ấy cũng cảm thấy có lí, mặc dù cô ấy vẫn kiên trì với suy luận của mình.

Nhưng cũng có rất nhiều người tin kết luận này.

Vì mọi người đều mong đợi một kết cục viên mãn, cũng theo đuổi tình yêu thiên tử quý phi đặc biệt này.

Đề tài đã xong.

Chúng tôi đưa ra suy luận của mình cho giới học thuật, kết quả khảo cổ quan tài cũng sẽ còn tồn tại trong thời gian dài, dù sao lịch sử cũng là một thứ mà một bộ phận người muốn truyền đạt lại cho người khác, có lẽ từng là như vậy…

Giáo sư Tần đã hướng dẫn chi tiết cho tôi về việc nên viết báo cáo học thuật như thế nào, sau đó đặt tên tôi lên vị trí đầu tiên trong nhóm nghiên cứu.

Thành tích này rất có giá trị, tôi trở thành học giả mới nổi lên trong giới học thuật và diễn đàn trường học.

Tôi thành người nịnh nọt bạn cùng phòng của mình, ngày nào cũng tự nguyện mua cơm, mát xa, phơi quần áo cho cô ấy. Cô ấy rất khiếp sợ, hỏi tôi sao đột nhiên lại thương yêu mình như vậy.

Nói nhảm, tôi là đang noi gương Tiểu Đản mà thôi.

Không có gì ngạc nhiên, thời gian tốt nghiệp của tôi bị kéo dài.

Dù sao chứng minh bản thân là ai trong mấy tháng căn bản không còn thời gian để học lại hay viết luận văn.

Bây giờ tất cả đều đã trở nên bình thường.

Mỗi ngày tôi đều đến phòng chị Hứa học lại những tín chỉ đã trượt, cũng cố gắng viết luận văn tốt nghiệp của mình.

Hiện tại tôi đã có mục tiêu nghiên cứu, khảo chứng di tích lịch sử của Hoàng đế Ngọ Triêu và Hoàng hậu.

Về phần giáo sư Tần, gần đây ngoài lên lớp ra thì anh chủ yếu ở nhà nghiên cứu thực đơn của người xưa.

Học cách làm súp hạt dẻ hồng ngọc cho tôi ăn.

[Hết]


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play