Tia Sáng Trong Căn Phòng Tối Tăm

Chương 3


1 tháng


Mà trong tám năm đó, Hứa Vi Lan bỏ bê đứa con của mình, đứa bé đó là một tay mẹ tôi chăm sóc nuôi dưỡng.

07

Cảnh Hòa năm thứ sáu, lão tể tướng về hưu, không thể trợ giúp trong sự nghiệp của cha ta nữa, cha của Chu phu nhân lên nắm chức tể tướng.

Đúng lúc này xuất hiện một mật báo tống cha của Hứa Vi Lan vào ngục tù.

Mà người đứng sau vụ việc chính là cha của tôi.

Cha tôi nóng lòng muốn rũ bỏ thân phận môn sinh nhà họ Hứa và đầu quân vào đội đối thủ.

Cha của Hứa Vi Lan bị cha tôi dùng làm vật để đầu hàng.

Lão ta bị cầm tù, chém đầu, một nhân vật tai to mặt lớn cứ thế bị chém đầu như đồ ăn ngoài chợ.

Mọi người đều thầm hiểu rõ đó chính là một tay cha ta tạo thành nhưng cũng không dám nhiều lời.

Cha tôi thăng quan tiến chức, ai ai cũng nói sau lưng rằng cha tôi lòng dạ hiểm ác nhưng trước mặt đều khom lưng quỳ gối hùa theo cha.

Yến hội lần này, cha tôi lần đầu tiên nhận ca cơ do người khác đưa tặng, đồng thời mang về nhà.

Hứa Vi Lan như phát điên chất vấn cha ta ngay tại cổng nhưng bị cha ta đá vào ngực đến mức hộc máu.

“Tôi nhịn ông lâu lắm rồi đấy nhé!”

Cô ta lớn tiếng mắng chửi cha tôi là lòng lang dạ thú, cha tôi tức quá bèn viết thư bỏ vợ nhưng lại không thành.

Mẹ tôi đã ngăn cản ông ấy.

“Cha cô ấy là ân sư của mình, cũng là cha vợ của mình đấy, ông ấy đã dìu dắt mình biết bao nhiêu năm, bây giờ chết rồi nếu mình mà bỏ con gái của ổng thì sẽ bị văn nhân thiên hạ khinh thường.”

Xưa nay mẹ tôi luôn mềm mỏng, ngoan ngoãn nghe lời cha tôi, suốt bao năm qua đây là lần đầu tiên bà ấy làm trái lại lời cha như vậy.

Mẹ tôi ôm Hứa Vi Lan vào lòng bảo vệ cho cô ta, giống như gà mái bảo vệ con vậy.

“Cô ấy cũng là vợ của mình, mình cũng từng yêu cô ấy đấy thôi.”

Không biết cha tôi nghĩ gì mà sau đó ông chỉ phẩy tay áo bỏ đi. Hứa Vi Lan nhào tới túm chặt ống quần của cha: “Bạch Nhược Sinh, rốt cuộc ông có yêu tôi không?”

Cha tôi lạnh lùng hất văng tay cô ta ra: “Không.”

Hứa Vi Lan khóc lóc thảm thiết trong vòng tay mẹ tôi, mẹ chỉ nói: “Dậy đi, cha cô chết rồi nhưng con của cô còn sống.”

Hứa Vi Lan không kìm được mà rơi nước mắt.

“Tại sao phải cứu tôi, cô không hận tôi hay sao?”

Mẹ tôi bất lực thở dài, dịu dàng lau sạch nước mắt cho cô ta: “Từ trước đến nay tôi có hận cô gì đâu, thật đấy, tôi rất cảm ơn cô, không có cô thì cả đời này tôi sẽ không tỉnh táo lại được.”

Mẹ tôi chỉ vào mắt mình nói: “Đôi mắt này của tôi vì thêu thùa mà không nhìn rõ được, chính sự xuất hiện của cô mới khiến tôi sáng suốt. Hơn nữa nếu không có cô thì Bạch Nhược Sinh đâu có được vị trí như hôm nay, tôi cũng không thể sống một cuộc sống tốt đẹp như thế này. Tất cả đều nhờ ánh sáng từ cô, tôi không thể nào hận cô được.”

“Trước đây vì để nuôi gia đình mà tôi đi sớm về khuya, những ngày đó thật khó khăn. Nếu giờ cô bảo tôi quay lại lúc đó thì tôi sống không nổi. Cuộc sống hiện tại đối với tôi mà nói thì đây chính là mơ ước mà ngày xưa tôi không dám mơ mộng, có người hầu xung quanh, cơm dâng tận miệng, áo dâng tận tay, tôi chẳng bất mãn gì cả.”

“Mọi thứ mà tôi đạt được hôm nay đều nhờ cô cả, tôi không thể làm gì nhiều cho cô nhưng chỉ cần tôi còn sống thì tôi chắc chắn sẽ giúp cô sống thọ, tôi sẽ nuôi dưỡng con cô thật tốt, tôi sẽ nhận nó làm con nuôi và đối xử tốt với nó.”

Mẹ tôi bình thản nói, Hứa Vi Lan che mặt, nước mắt thi nhau ứa ra từ kẽ tay, rơi xuống từng giọt một.

“Cha ơi, con xin lỗi, đều là lỗi của con! Tất cả đều là lỗi của con! Là con hại cha!

Cô ta suy sụp khóc òa.

“Cha ơi, lẽ ra con không nên lấy không, con không nên lấy hắn.”

Cha của cô ta đã bị chém đầu từ lâu, thi thể cũng bị vứt ra ngoài bãi tha ma bị chó hoang gặm cắn, làm sao nghe được những lời thú tội của cô ta.

Sau ngày hôm đó, Hứa Vi Lan chuyển đến khu nhà phụ để dưỡng thương, mẹ tôi sai người chăm sóc cho cô ta.

Mẹ tôi quản lý gia đình, sắp xếp ca cơ đâu vào đó, thay cha tôi cưới cô ả làm vợ lẽ.

Mẹ tôi vẫn thường xuyên qua lại với Chu phu nhân, bọn họ thân thiết với nhau đã nhiều năm rồi.

Vốn dĩ ban đầu mẹ tôi không còn gì để nương tựa, hoàn cảnh đáng thương của bà là con át chủ bài để bà có thể xoay người, bà lợi dụng sự thiện lương của Chu phu nhân, đó cũng là thứ duy nhất bà có thể bắt lấy trong hoàn cảnh tuyệt vọng ấy.

Mẹ tôi thường nói bà ấy không phải là người tốt, bà ấy cũng có góc khuất và sự ác độc.

Nhưng tôi biết bà ấy vì tôi nên mới đi đến bước này.

Chu phu nhân nói với mẹ tôi rằng, sau khi cha của Hứa Vi Lan chết, cha tôi không có ai kìm kẹp nên đã xây một căn nhà khác nuôi sấu mã* do người ta tặng cho.

("Sấu mã" (nguyên văn là: "瘦马") thực ra chính là các cô bé được mua từ nhỏ. Đến thời kì Minh - Thanh thì việc nuôi "sấu mã" đã trở thành mối đầu tư mang lại món lợi kếch sù, có rất nhiều kẻ chuyện làm nghề này.

Trước bỏ vốn mua những cô bé xinh xắn từ gia đình nghèo khổ về sạy dỗ, dạy các nàng ca múa, cầm kì thư hoa, trưởng thành sẽ bị bán cho những người giàu có làm thiếp hoặc bán vào lầu xanh, kiếm lời từ đó. Lúc mua, giá một cô bé chỉ khoảng hơn mười quan tiền, đến lúc bán lợi nhuận khoảng một ngàn năm trăm lượng, vô cùng hời. Bởi vì các cô bé xuất thân nghèo khổ rất gầy yếu vì đói ăn mà cái danh "sấu mã" tức là "ngựa còm" cũng từ đó mà ra.)

“Lúc cha của Hứa Vi Lan còn sống, lão ta luôn để ý đến chồng cô, giờ lão chết rồi rốt cuộc chồng cô chẳng còn phải sợ ai hết như bị phát điên vậy.”

Mẹ tôi gật đầu và cảm ơn bà ấy, sau đó lại ra chợ mua rất nhiều sách y học về nhà.

Mặc dù cha tôi nhận nuôi phụ nữ ở bên ngoài nhưng hầu hết thời gian ông ấy đều ở nhà yêu chiều cô vợ bé mới của mình.

Ông ấy thích nói chuyện với mẹ nhưng mẹ tôi lại lạnh nhạt với ông ấy.

Tôi hỏi sao mẹ lại phớt lờ cha vậy, mẹ tôi hơi buồn cười mà nói: “Khi vợ bé của đồng liêu làm cùng cha con nghe nói chồng mình bị xét nhà, ngay trong đêm ả ôm sạch tiền bạc và chạy tốn, chỉ có người vợ tần tảo làm bạn với hắn, cha con bầu bí thương nhau, con đừng quan tâm đến ông ta.”

Đêm sinh nhật của mẹ tôi, cha tôi mời mấy đầu bếp chuyên môn cao chuẩn bị một bàn toàn những món quê nhà.

Ông ấy lấy những con rối được chạm khắc tỉ mỉ ra xếp thành hàng, sau khi uống rượu vào tính nết của ông rất ấu trĩ.

“Đây đều là quà sinh nhật mà tôi làm tặng mình kể từ khi đến kinh thành.”

Gò má của ông đỏ ửng, chỉ vào con rối gỗ trước mặt: “Sinh nhật mình mỗi năm tôi đều sẽ làm một con, nhưng vì e ngại Hứa Vi Lan nên tôi không dám đưa tặng mình, Dao nương, tôi có lỗi với mình, khiến mình ấm ức suốt bao năm qua.”

Ông lại uống thêm chén rượu nữa, mắt ông rưng rưng.

“Dao nương, chốn quan trường chìm nổi, tôi không có sự lựa chọn mà mình cũng không có sự lựa chọn nào khác. Tôi biết tôi có lỗi với mình, tôi cũng hiểu rõ bản thân thân thích tiền tài danh vọng quyền lực cũng thích rượu ngon, người đẹp, tôi không phải văn nhân ngông nghênh kiên cường, tôi chỉ là một tục nhân thích hưởng thụ.”

Lần đầu tiên trong suốt những năm qua tôi mới thấy cha tôi thẳng thắn với mẹ như vậy.

Nhưng ông chỉ nhìn thấu một nửa sự việc.

“Con trai trưởng của tôi chỉ có thể là con của chúng ta, gia nghiệp sau này sẽ đều để lại cho nó hết, Dao nương, thứ mà tôi có thể cho mình chỉ có tiền bạc và địa vị.”

Giữa bọn họ đã không còn tình yêu từ lâu rồi.

Vợ bé của ông ấy xách đèn lồng đến tìm, tỏ vẻ trìu mến.

Cha tôi cười lớn, ôm eo vợ bé rồi nói với mẹ tôi: “Dao nương, mình là vợ cả, họ đến đâu cũng vì lợi ích cả, mà mình là người duy nhất cùng chung hoạn nạn với tôi.”

Ông ấy hôn bẹp một cái vào má vợ bé, nháy mắt, cả mặt của cô ả đỏ rực.

Cha tôi chỉ vào cô ả rồi vui vẻ ra hiệu với mẹ tôi: “Mình còn nhớ không, lúc gia đình chúng ta cùng nhau chăn trâu ở sau núi, con trâu gặm lúa nhà người ta còn chúng ta thì trốn ở phía sau cây cổ thụ, lúc đó mặt mình còn đỏ hơn mặt của cô ấy.”

Mẹ tôi lắc đầu cười: ‘Mình à, em không nhớ nổi.’

Mẹ tôi đã đeo chiếc mặt nạ hiền lành nhân hậu bao nhiêu năm nay đến nỗi không thể tháo bỏ được nữa.

“Nhưng tôi còn nhớ, trước đây tôi chẳng nhớ nổi đâu chẳng biết có phải đã già rồi hay không mà lại nhớ lại được.”

Cha tôi được vợ bé đỡ lấy, ông ấy ngân nga một bài hát rồi chậm rãi đi vòng qua hành lang.

Mẹ tôi nhìn những con rối gỗ trên bàn và đống đồ ăn còn chưa động đũa không nói một lời.

Thật lâu sau, khi trăng lên đỉnh đầu, mẹ tôi mới sai người dọn xuống, rối gỗ cũng bị cất đi.

Bà ấy nhìn chằm chằm vào bình rượu mà cha tôi đã uống, bỗng nhiên cười phá lên.

Trong rượu có thuốc tuyệt tự, mẹ tôi muốn giữ chắc vị trí của tôi và em trai, bà ấy biết rõ kiểu gì tối nay cha tôi cũng sẽ đến.

08

Mẹ nắm quyền quản lý trong gia đình, đích thân giúp cha tôi đưa những tình nhân của cha ở ngoài vào cửa làm vợ bé.

Mẹ xử lý gọn gàng đâu vào đó và bà trở thành vợ hiền được mọi người khen ngợi.

Cảnh Hòa năm thứ 14, Hoàng Đế qua đời, tân Hoàng lên ngôi.

Cha tôi thất bại trong cuộc tranh giành giữa các đảng và nhanh chóng bị cắn ngược lại.

Tân đế nóng lòng thiết lập quyền lực, cha tôi là sự lựa chọn tốt nhất trong việc giết gà dọa khỉ.

Nguyên nhân dẫn đến cơ sự này đều là do ca cơ mà cha tôi yêu chiều ở nhà, người đó là gian tế mà kẻ thù đưa vào.

Cha tôi bị cấm túc tại nhà, ông ấy cầm dao giết chết những ca cơ mà ông mang về, chỉ để lại một mình cô ả được yêu chiều nhất.

Lúc mẹ tôi đến, bà rất kinh tởm vì máu me bê bết, cha tôi nắm lấy cằm của mẹ tôi rồi nói: “Mình biết vì sao tôi không giết ả không?”

“Bởi vì dung mạo của ả rất giống mình hồi trẻ.”

Trong mắt cha tôi chứa đựng đầy hoài niệm.

“Ở chốn quan trường tôi khom lưng khuỵu gối biết bao năm, làm chó cho người ta sai bảo, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, ở trong triều tôi không dám buông lơi.”

“Tôi là con rối trong tay nhà họ Hứa, khoảng thời gian này tôi luôn mơ về quá khứ, mơ thấy mình ngồi xay đậu phụ ngoài cửa, còn tôi ở trong nhà ôn bài, hoa quế rơi xuống xao xác, rơi trên miếng đậu phụ vừa mới ra lò của mình, mình đau lòng bảo thật là lãng phí.”

“Dao nương, mình nhìn tôi xem có phải tôi đã già rồi, không còn như lúc trước phải không?”

Mẹ tôi quay đầu đi chỗ khác, không nói một lời.

“Dao nương, tôi sắp chết rồi.”

“Nhưng tôi chết rồi thì mình phải làm sao đây?”

09

Cha tôi cũng không biết mẹ tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho ngày này rồi.

Mẹ tôi đã mua ruộng đất, nhà cửa còn gửi rất nhiều tiền dưới danh nghĩa của người khác.

Ông ấy càng không biết, mẹ tôi và Chu phu nhân cùng xây lên một xưởng thêu, bây giờ đã trở thành nơi được phụ nữ trong kinh thành ưa chuộng nhất, lợi nhuận mỗi tháng lên đến hàng vạn.

Mẹ tôi đã chuẩn bị đường lui xong xuôi hết rồi, thậm chí cả thư ly hôn cũng đã chuẩn bị xong.

Hơn nữa, có Chu phu nhân ở đây, cho dù cha tôi có chết thì cũng sẽ không bị liên lụy đến bà ấy.

Mẹ tôi tự ngẫm xem có nên lấy thư ly hôn ra ngay bây giờ không, nhưng nhìn dáng vẻ máu me bê bết của cha tôi bây giờ thì thật sự không phải dịp thích hợp.

Cha tôi buông người phụ nữ trong lòng ra, ông ấy sai người múc nước tắm rửa, kêu mẹ tôi đến thư phòng chờ ông ấy.

Mẹ tôi ngồi trên chiếc ghế trong thư phòng chơi đùa với con vẹt, sau khi cha tôi đến, ông ấy lấy mấy tờ khế ước đặt trước mặt mẹ tôi.

“Nếu tôi chết, mình đến tìm mấy người trong đây, mỗi người bọn họ sẽ đưa cho mình một khoản lớn.”

Rồi ông ấy lại lấy mấy chiếc chìa khóa ra đưa cho mẹ tôi: “Còn đây là căn nhà mà tôi đã chuẩn bị cho mình với mấy đứa nhỏ, nếu tôi xảy ra chuyện thì ngôi nhà này sẽ bị niêm phong.”

Mẹ tôi không nói không rằng, vợ chồng hai người bọn họ không ai thành thật với ai.

Cha tôi vặn kệ sách, cánh cửa phía sau kệ sách mở ra, những thỏi vàng trên tường suýt nữa thì khiến mẹ tôi bị mù.

“Tôi đã chuẩn bị cho mình và các con cái này từ lâu rồi, bước vào quan trường tôi không thể chỉ lo cho bản thân mình được. Mấy năm qua tôi hưởng thụ đủ rồi, đây đều là cho mình với các con.”

“Dao nương, khi tôi chết đi, mình phải sống cho tốt, ngàn vạn lần không được tự tử.”

“Còn ả kia thì cứ đưa vào thanh lâu.”

Cho đến bây giờ cha tôi vẫn tin rằng mẹ còn yêu ông ấy, đồng thời cũng tin rằng bà ấy sẽ suy sụp và chết theo ông.

Nực cười quá.

Sáng sớm ngày hôm sau, cha tôi đem theo sổ sách tiến cung.

Trước khi đi, mẹ tôi hỏi ông ấy: “Có bị lục soát nhà không?”

Cha tôi lắc đầu.

“Sẽ không, còn có tôi ở đây mà.”

Mẹ tôi dường như đã đoán được điều gì đó nên rơi nước mắt.

“Mình à, bảo trọng nhé.”

Cha tôi cũng đỏ mắt, sau khi ông ấy quay người đi, mẹ tôi lau sạch nước mắt, lập tức chạy đi thu thập tiền bạc.

Trước khi mẹ tôi thu thập xong thì nội cung đã truyền khẩu dụ đến.

Cha tôi đã tự sát.

Bệ hạ hạ lệnh tổ chức lễ tang thật long trọng, không đề cập đến tội lỗi của ông ấy khi còn sống.

Chính là nhờ cuốn sổ kia đã bảo vệ toàn mạng cho gia đình tôi, một mình ông ấy chết để cả nhà được sống.

Lúc mẹ tôi biết chuyện cũng không thay đổi gì nhiều, tựa như đã sớm dự liệu rồi.

Trong tang lễ của cha tôi, mẹ tôi quỳ trên gối bồ đoàn, bà đốt hết những con rối mà cha tôi đã tặng vào hôm sinh nhật bà vào trong chậu đồng đốt vàng mã.

Tôi không biết mẹ đang nghĩ cái gì, bà ấ hiếm khi nói với tôi suy nghĩ của bà lắm, nhưng tôi biết bà rất yêu tôi.

Sau khi tang lễ của cha tôi kết thúc, mẹ tôi đuổi bớt vài người không quan trọng trong nhà đi.

Cha tôi chết rồi, cơn thịnh nộ của thánh thượng cũng được an ủi, bởi vì có công vạch trần tội ác nên bệ hạ giữ lại phủ đệ và chức quan của ông ấy.

Mẹ tôi càng ngày càng trở nên vô tư lự.

Bà ấy thường xuyên không ở nhà mà đến chơi bài với Chu phu nhân hoặc là cùng nhau đi chơi hồ.

Mẹ tôi rất thích ngắm mưa, đặc biệt là thích nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà.

Sau khi cha tôi mất, mẹ tôi thoát khỏi sự ràng buộc và sống một cuộc sống thoải mái hơn.

Tết thanh minh, lúc thắp hương cho cha, mẹ tôi lén uống rượu, sau khi say rượu thì bà ấy đá đổ bài vị của cha tôi mà không hề xấu hổ.

Dưới sự giám sát khắc nghiệt của mẹ tôi, hai em trai đều thành đạt.

Còn hôn sự của tôi thì đã được mẹ định sẵn trước khi cha qua đời.

Nhưng bà vẫn luôn kìm lại không để cho tôi lấy chồng, chờ đến khi hai em trai đều thi đỗ mẹ tôi mới bắt đầu chuẩn bị hôn sự cho tôi.

Mẹ tôi âu yếm sờ má tôi, bàn tay của mẹ mịn màng hơn trước rất nhiều.

Mẹ bảo tôi: “Trong lòng thằng bé có con chắc hẳn sẽ không khổ đâu, nếu thằng bé có thay lòng thì con cứ về đây với mẹ.”

Tôi nhào vào lòng mẹ hỏi: “Mẹ có hận cha không?”

Mẹ lắc đầu: “Mẹ không nhớ rõ.”

Chuyện cũ như gió thổi, chuyện xưa người cũ đã chôn vùi theo quá khứ.

Mẹ tôi nhìn tôi nghịch ngợm: “Ông ấy là thợ mộc, cái nôi khi con còn bé đều do ông ấy tự làm cả.”

Tôi hỏi: “Khi đó mẹ và ông ấy yêu nhau nhiều lắm đúng không?”

Mẹ tôi nhếch miệng: “Ôi, mất mặt lắm, không nói nữa, xào bài cửu đi. Lại thêm một ngày vui vẻ nữa!”

Hết.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play