Gặp Nhau Đúng Lúc

Chương 1


5 tháng


-   Thằng chó này, tiền mày bỏ ở đâu. Đưa đây cho tao!
CHÁT!!!

-    Cút đi mua rượu cho tao nhanh lên!
CHÁT!!!

-    Mày vô dụng giống như con mẹ của mày vậy!!!
CHÁT!!!
Trong cái xóm nhỏ nghèo nàn, xơ xác bao trùm trong sự tối tăm của màn đêm. Tiếng la hét, chửi mắng cùng với sự va chạm xác thịt cứ thể xé tan màn đêm yên tĩnh.
Bên trong căn nhà nhỏ bé, xập xệ, gã đàn ông to lớn cứ mỗi tiếng chửi mắng lại giáng vào mặt của đứa trẻ đang nằm dưới đất những cú tát đau điếng. Đứa trẻ nhỏ bé chỉ biết nằm đó chịu đựng, dùng tay đôi tay nhỏ nhắn để cố gắng che đi gương mặt của mình. 
-    Gia An gì chứ, cầu mong bình an may mắn gì chứ? Mày là đồ xui xẻo, sinh ra mày chẳng được ích lợi gì cả
Càng đánh càng hăng, người đàn ông đó cứ thế mà dùng lực đánh mạnh thêm
Gia An không khóc, cũng không hét, chỉ nằm đó, cuộn người lại để bảo vệ bản thân. Vì nó biết, dù nó có khóc, cũng chẳng ai đến giúp và cũng không khiến người cha tồi tệ của mình nhẹ tay lại.
Sau một hồi hành hạ đứa con của mình, gã đàn ông cứ thế gục tại chỗ, không động tĩnh. Gia An lúc này mới từ từ bò dậy, cơn đau nhức sau trận hành hạ khiến nó nhăn mặt, đưa tay vén cái áo mỏng với nhiều mảnh chắp vá, Gia An từ từ nhìn xuống, đập vào mắt nó là vô vàn vết bầm tím, bầm đỏ, khắp người nó, không chỗ nào là không có vết thương. 
Gia An nhìn sang người đàn ông ác độc đang say giấc, lại lủi thủi đi sang phòng bên cạnh, trốn trong chiếc tủ chứa đựng nhiều kỉ vật của người mẹ đã mất. Nó lấy chiếc áo mà mẹ nó hay mặc, cứ thế cuộn tròn lại, cứ như đang nằm trong lòng của mẹ, nước mắt cũng bắt đầu chảy ra. Nó khóc trong thầm lặng, không dám phát ra tiếng động, sợ đánh thức gã. Nếu như có mẹ nó ở đây, nó sẽ sà ngay vào lòng mẹ mà òa khóc thật lớn giống như một đứa trẻ vậy.
Thật sự nó vốn dĩ chỉ mà một đứa trẻ 8 tuổi nhưng từ khi mẹ nó mất, nó buộc phải gồng mình mạnh mẽ - giống như một người trưởng thành. Mà nếu mẹ nó còn sống, mẹ nó sẽ chẳng để nó bị hành hạ như thế này!
Ánh nắng sáng chíu rọi xuống cái xóm nhỏ nghèo ấy, Gia An rảo bước trên đường, nhặt từng vỏ chai vỏ lon để bán lấy tiền, đó là công việc hằng ngày của nó.
-    Này vào đây, tao có vài cái lon rỗng này!

Dì Mũi hàng xóm cách nhà nó vài căn, ngoắc nó vào, thảy cho nó mấy lon rỗng, sẵn tiện đưa cho nó một cái bánh bao.
-    Ăn đi, tao bán mãi còn một cái không ai mua, cho mày đấy!
An đang ngồi dưới đất nhặt mấy cái lon, thấy vậy liền đứng dậy, phủi tay vào áo rồi nhanh chóng lấy cái bánh bao như một thói quen mà ăn ngấu nghiến. Thú thật từ hôm qua đến giờ, nó không có gì vào bụng cả. 
Dì Mũi tuy không nói chuyện ngọt ngào nhưng lại rất tốt với nó, sáng nào cũng cho nó đồ ăn cả., khi thì bánh bao, khi thì hộp sữa. Vì vậy cứ mỗi sáng, nó đều lượn lờ nhặt lon ở gần nhà dì Mũi đầu tiên.
-    Con cảm ơn dì!
Gia An ăn xong, đưa tay kéo áo chùi miệng, quay lại cười toe toét với dì Mũi rồi chạy đi làm công việc của mình. 
-    Bà lại cho nó ăn à? Tối hôm qua chắc nó bị đánh thảm lắm, nghe rõ tiếng chan chát đấy!
Ông Lam đến sau khi An rời đi, nhà ông sát vách với nhà nó, do vách mỏng, nên chuyện gì xảy ra ông đều nghe hết. Nhìn đứa nhỏ được cho ăn no, cứ thế nhảy chân sáo vui vẻ, quên đi nỗi đau chỉ vừa mới  hôm qua, ông mỉm cười chua chát.
-    Ha! Cái xóm tồi tàn này, đến một đứa nhỏ cũng không thể bảo vệ được.

---- ----
-    Cậu chủ, cậu chủ đừng chạy nhanh quá, cẩn thận kẻ ngã đấy ạ!
-    Mẹ ơi! Hôm nay tranh con vẽ được cô giáo khen trước cả lớp đấy ạ!
Minh Khang từ lúc ở trường đã nôn nao để được về nhà, cậu rất muốn khoe với mẹ bức tranh gia đình mà mình vẽ. Cậu rất muốn được nghe mẹ khen, chỉ cần nghĩ đến, trong lòng đã không khỏi vui sướng.
Khi vừa về đến cổng, Minh Khang đã cố gắng chạy vào nhà thật nhanh để khoe với mẹ. 
Cậu vui vẻ đưa bức tranh ra trước mắt mẹ, đôi mắt ngây thơ không giấu nỗi sự mong đợi lời khen của mẹ dành cho cậu, trong lòng cứ thế nôn nao.
-    Đừng làm mấy trò vô bổ nữa, thay quần áo rồi lên phòng sách đi, gia sư đã đến rồi đấy.
Bà Lưu chẳng buồn đưa mắt nhìn bức tranh của cậu con trai, vẫn cứ chăm chằm nhìn vào xấp tài liệu trước mặt.
Đôi mắt của Khang cứ thế từ từ chùng xuống, nỗi thất vọng thể hiện rõ trong đôi mắt non nớt. Buồn bả đáp lời mẹ một tiếng, cậu nhóc lê bước ra khỏi phòng làm việc của mẹ, không màn xung quanh đi thẳng lên phòng của mình. Vất bức tranh lên bàn một cách chán ghét, Khang nằm phịch xuống giường, đôi mắt vừa lim dim nhắm lại thì bị quản gia gọi

-    Cậu chủ, đến giờ học rồi, gia sư cũng đã chờ khá lâu rồi ạ!
Chán nản nhìn qua phía cửa phòng, ngồi dậy một cách lười biếng, đôi chân không chút sức lực lê bước đến phòng sách.
Đến tận 22h khuya Minh Khang mới học xong, mệt mỏi không màng đến ăn uống, vừa đặt lưng xuống giường đã nhắm mắt ngủ.
Cuộc sống Minh Khang từ lúc nhỏ đã như một vòng lặp. Cậu sống trong một khuôn khổ do ba mẹ mình đặt ra và cậu không có quyền từ chối. Lúc vừa lên 5 tuổi, buổi sáng thức dậy phải tập thể dục đúng quy trình được người huấn luyện đặt ra, những bữa ăn cũng được quy định dinh dưỡng, cân đo đong đếm rõ ràng, thời gian biểu hằng ngày của cậu luôn được ba mẹ sắp xếp theo ý của họ và nó hoàn toàn không giống một thời gian biểu cho một đứa trẻ. Nó cứ tiếp diễn như thế đến nay khi Minh Khang được 8 tuổi. Lịch trình mỗi lúc một dày hơn, nhiều môn học được thêm vào, cả nhưng môn năng khiếu như chơi đàn hay tập võ đều không thiếu, duy chỉ có sở thích vẽ tranh của cậu lại bị xem là vô bổ.
Ông quản gia nhìn thấy cậu chủ đã chìm vào giấc ngủ, thở dài rồi đóng cửa lại, bước xuống phòng khách. Nhìn thấy ông chủ đang đọc sách, lão bước đến 
-    Ông chủ, tôi thấy cậu chủ có vẻ mệt mỏi lắm, ông có thể cân nhắc thời gian biểu của cậu chủ lại không, dù sao cậu ấy chỉ là một đứa trẻ.
-    Đó không phải việc của ông đâu quản gia, ông đừng quá phận
Ông Lưu gấp sách lại nhìn ông quản gia. Ông quản gia đã làm cho nhà họ Lưu đã hơn một thập kỉ nên ông Lưu luôn dành cho ông ấy một sự tôn trọng nhất định. Dù vậy, ông quản gia cũng không thể xen vào việc dạy con của mình được, đó là vượt quá giới hạn.
Thở dài một hơi, ông quản gia cũng chỉ biết cuối chào rồi xin phép về phòng.
Ông Lưu là chủ tịch công ty công nghệ phần mềm lớn nhất cả nước và có một vị thế nhất định trên trường quốc tế, bà Lưu là hiệu trưởng của trường đại học danh tiếng trong nước, khó trách việc dạy con của họ lúc nào cũng nghiêm khắc và họ coi đó là điều đúng đắn. Một gia đình gia giáo điển hình
Ông quản gia chỉ cảm thấy tội nghiệp cho cậu chủ nhỏ của mình, có một tuổi thơ không như những đứa trẻ khác.
Ước gì già này có thể làm gì đó giúp cậu!


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play