Edit: Tiểu N
Sau lần gặp mặt đó, La Dụng đã liên tiếp gặp Quách An thêm vài lần. Có khi là La Dụng cùng với Kiều Tuấn Lâm gặp Quách An và vài người trẻ tuổi khác, có khi lại là gặp cả những bậc trưởng bối trong Quách gia.
Họ đã có những cuộc bàn bạc kỹ lưỡng về việc hợp tác mở xưởng kim tại Thái Nguyên phủ. Cuối cùng đại khái quyết định: đồ đệ của La Dụng sẽ cung cấp kỹ thuật và thiết bị, còn phía Quách gia sẽ đảm nhiệm việc cung cấp nhân lực, mặt bằng và vận hành. Tiền bạc thu được từ việc bán kim sẽ chia theo tỷ lệ 4:6, trong đó đồ đệ của La Dụng nhận 4 phần, còn Quách gia hưởng 6 phần.
Khu vực Hà Đông có nhiều nơi sản xuất sắt. Mở xưởng kim tại Thái Nguyên phủ không chỉ thuận tiện về nguồn nguyên liệu mà kim làm ra cũng dễ dàng vận chuyển đến các nơi như Trường An, Lạc Dương vì có thể đi theo đường thủy, hàng hóa thuận dòng mà trôi.
Thái Nguyên phủ xưa gọi là Tịnh Châu, vốn nổi tiếng với nghề rèn. Tịnh Châu có đội ngũ thợ thủ công lành nghề, thời Đường còn được Đỗ Phủ nhắc đến trong câu thơ: "Ước gì có kéo sắc Tịnh Châu, cắt lấy nửa dòng sông Ngô Tùng." Điều này cho thấy kéo ở Tịnh Châu từng rất nổi danh.
Trước đây xưởng xe Hành thị và xưởng bánh xe Ân thị cũng đã từng đến Thái Nguyên phủ để tìm thợ rèn, chế tạo các linh kiện bằng sắt.
Ở đời không có bức tường nào ngăn được gió, tin tức La Dụng hợp tác với Quách gia mở xưởng kim tại Thái Nguyên phủ nhanh chóng lan ra trong các gia tộc lớn - những người vốn rất nhạy bén với tin tức ở Trường An.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play