Tháng sáu, Đường Lí nóng ngất trời.
Trường trung học Đường Lí nằm ở ven bờ sông, phải đi qua một đoạn đường lát đá thật dài mới có thể nhìn thấy được cửa trường học.
Đây là ngày thứ hai sau khi Minh Hạnh đến đây, mấy người đi cùng đang bàn đến chuyện tìm một siêu thị nhỏ để đi mua một số đồ dùng cá nhân.
Lúc Minh Hạnh đến chia phòng ký túc xá thì ở đấy đã trống không.
Minh Hạnh không thể gia nhập cùng bọn họ.
Vì cô không có phòng ký túc để chia.
Cái gọi là ký túc xá cho giáo viên của trường này, là một căn phòng gạch đỏ được xây từ nhiều năm trước.
Vốn dĩ vừa đủ sáu phòng, kết quả là tối hôm rồi mưa to, đã biến một trong những căn phòng này thành nhà phao, không thể ở được nữa.
Ngay cả cửa sổ và tường nhà đều phải sửa lại một lần.
Cô là người cuối cùng đến nhận ký túc xá, lúc đến nơi mới biết rằng đã hết phòng.
Mà ba cô gái khác lại không đồng ý ở cùng với cô.
Phòng đã vừa nhỏ vừa chật, mấy cô lại không thân lắm, ai cũng không chịu nhường nhau.
Tính tình Minh Hạnh vốn không thích tranh thích đoạt, hầu như là ngoan ngoãn nghe theo sự sắp xếp, hiệu trưởng cũng nói sẽ nhanh chóng nghĩ ra biện pháp giải quyết cho cô.
Thị trấn Đường Lí của họ hẻo lánh, kinh tế không mấy phát triển, cơ bản không giữ được người.
Trong hai năm trở lại đây cũng có một tốp giáo viên đặc cương(*) đến giảng dạy, nhưng họ ở cùng lắm là ba tháng rồi thôi, ai nấy đều rời cương vị công tác.
(*) Giáo viên đặc cương là một chính sách đặc biệt do chính quyền trung ương Trung Quốc thực hiện đối với chính sách giáo dục bắt buộc của nông thôn ở miền Trung và miền Tây nước họ.
Thông qua việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học về dạy ở các trường nông thôn ở và “hai căn cứ” miền Trung và miền Tây, hướng dẫn và khuyến khích sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia giáo dục phổ thông nông thôn, đổi mới cơ chế bổ sung giáo viên nông thôn, giải quyết cơ cấu thiếu hiệu quả và bất hợp lý về tổng số giáo viên nông thôn, nâng cao chất lượng toàn diện của giáo viên nông thôn, thúc đẩy sự phát triển cân đối của giáo dục thành thị và nông thôn.
Bấy giờ lực lượng giáo viên thiếu thốn nghiêm trọng, trước khi chờ được giáo viên đặc cương đến, chỉ có thể dựa vào các sinh viên sư phạm này giúp đỡ.
Bọn họ cười cười nói nói, đi ra ngoài, để lại một mình Minh Hạnh ngồi chờ trong văn phòng.
Bên ngoài cửa sổ an tĩnh không thôi, chỉ lanh lảnh tiếng ve vang vọng, thỉnh thoảng có vài cơn gió thổi đến, mang theo một luồng nhiệt nóng.
Tiết trời quá nóng, da Minh Hạnh bị hun đến mức đỏ lên, huyệt Thái Dương lấm tấm một tầng mồ hôi mỏng, ửng đến đỏ bừng.
Cô nhìn trái nhìn phải một vòng, phát hiện có một cái quạt điện trên bàn, bèn đứng dậy mở quạt điện lên.
Mân mê vài phút mới phát hiện quạt bị hỏng rồi.
Không còn cách nào khác, cô đành phải ngồi về chỗ cũ.
“Cô Minh Hạnh.” Hiệu trưởng vội vàng đi vào, trên tay là một nửa trái dưa hấu đã được cắt sẵn, đặt lên bàn gọi: “Thời tiết nóng quá, quạt lại hỏng rồi, ăn dưa hấu giải nhiệt trước nhé.”
Hiệu trưởng trường trung học Đường Lí này là nữ, tuổi gần bốn mươi, tóc chải vuốt sau đầu, búi gọn gàng, mặc váy đen chỉnh tề và nghiêm túc.
Khi cười rộ lên nhìn rất ôn hòa, nói: “Cô giáo ăn trước đi, chúng ta vừa ăn vừa nói.”
Còn có thể nói chuyện gì đây, lúc này chỉ có thể là chuyện ký túc xá.
“Trường học của chúng ta nằm bên phía này của bờ sông, xung quanh đây hầu như không có ai ở, gần nhất chính là nhà của bà nội Trình ở trấn trên.”
“Bà nội Trình ở một mình, trong nhà vừa hay có một phòng trống, tôi mới vừa qua nói với bà rồi, bà rất hoan nghênh cô đến ở.”
Hiệu trưởng cũng đã cân nhắc rất nhiều mới đưa ra quyết định này.
Trước mắt thì đây chính là biện pháp tốt nhất rồi.
Minh Hạnh kiên nhẫn nghe hiệu trưởng nói cho hết.
“Liệu có quấy rầy bà cụ quá không?”
Cô vốn tưởng rằng sẽ dọn một căn phòng nào đó trong trường cho mình ở, không nghĩ ra lại bảo cô đến nhà người khác ở.
Mới đến, đều là người xa lạ, đương nhiên cô cũng ngượng ngùng sợ phiền toái cho nhà người ta.
“Sẽ không đâu.” Hiệu trưởng cười nói: “Bà nội Trình tốt lắm.”
Minh Hạnh tức khắc trầm mặc, không nói gì.
“Cô giáo Minh Hạnh, tôi biết cô giáo đang băn khoăn.” Hiệu trưởng nhìn Minh Hạnh do dự quá bèn nói thẳng ra.
Nhóm giáo viên tình nguyện đến đây rất nhiều, mà trong nhóm người này, không hợp nhau nhất chính là Minh Hạnh.
Cô xinh đẹp, làn da trắng nõn không chút tì vết, đôi mắt cong cong như trăng non, lúc cười rộ lên thật sự khiến cho người khác cảm thấy thân thiết, những khi nói chuyện, giọng cô không những trong trẻo mà còn dịu dàng.
Có lẽ điều kiện gia đình của cô cũng không tệ, hẳn là cô bé được chiều chuộng tới khi lớn lên.
Chỉ là không ngờ, cô lại tình nguyện đến nơi này của bọn họ để làm giáo viên.
Hiệu trưởng nói: “Buổi chiều tôi đưa cô đến xem trước, lúc đó hẵng quyết định.”
Minh Hạnh gật đầu: “Được ạ.”
Từ trường đến nhà bà nội Trình mất khoảng mười lăm phút.
Nửa đường có một đoạn hơi khó đi, toàn rải đá vụn, dài khoảng hai mét, xe cộ gần như không chạy qua được.
Đường đi gập ghềnh lỗi lõm.
“Đường này xây dựng mười mấy năm trước rồi, tuy vài năm gần đây cũng có tu sửa nhưng vẫn không tốt lên nổi.”
Hiệu trưởng nhìn Minh Hạnh cố gắng đi, cũng tự thả chậm cước bộ, dặn dò: “Cẩn thận chút.”
Minh Hạnh nhìn chằm chằm bên dưới chân, lại vừa tò mò quan sát xung quanh.
Phong cảnh ở Đường Lí quả thật không tệ.
Núi cao, thanh tú và đẹp đẽ, quẹo vào một con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu, ven đường là vườn rau và mấy cây ăn quả, còn có mấy căn nhà nhỏ.
“Đến rồi.”
Minh Hạnh theo tiếng ngẩng đầu lên, trước mắt là một loạt hàng rào, tường được xây bằng gạch đỏ, căn nhà nhỏ gồm một tầng một trệt, một góc toàn hoa, được dọn dẹp ngăn nắp và sạch sẽ.
Hiệu trưởng dẫn Minh Hạnh vào nhà, gõ cửa, gọi lớn: “Dì Trình ơi, có nhà không?”
“Ai đó, ra liền.” Bên trong nhanh chóng truyền lại tiếng đáp, tiếp theo đó cửa mở ra, bà nội Trình đi nhanh ra.
Bà cười tươi, dáng vẻ vô cùng hòa ái dễ gần, sau khi cúi đầu lau lau tay mới nhìn hiệu trưởng cười nói: “Thục Hoa đấy à, dì mới giết con gà xong, tối nay ở lại cùng dì ăn cơm.”
Trấn nhỏ của bọn họ là cái nông thôn, đãi lễ lớn nhất khi hoan nghênh khách chính là giết gà giết vịt, những con vật tự tay nuôi lớn, ăn ngon hết ý.
“Đây là cô giáo Minh Hạnh nhỉ?” Bà nội Trình nói xong bấy giờ mới chú ý đến bên cạnh hiệu trưởng còn có người, “Mau mau mau, vào trong ngồi.”
Bà nội Trình thật sự rất hiếu khách, buổi sáng nói chuyện với hiệu trưởng về việc cho Minh Hạnh ở một khoảng thời gian, bà chẳng suy nghĩ gì đã đồng ý ngay.
Cô gái bằng lòng đến chỗ bọn họ dạy học này, vì các bé trong trấn, cũng phải tiếp đãi thật tốt các thầy các cô.
Vả lại bà ở có một mình, phòng cũng để trống.
“Cô Minh Hạnh khi nào thì dọn đến đây? Trùng hợp hôm nay bà đã xào hết gà rồi này.”
Minh Hạnh hơi không quen với sự nhiệt tình tới nhường này, oô ngẩn người trong chốc lát, đang định nói “chào bà nội Trình” thì bị bà cướp lời:
“Đừng sợ phiền bà, một mình bà ở đây, còn muốn có người ở bên đây này, ngày thường có người nói chuyện cũng tốt lắm.”
“Đi, bà dẫn cô giáo đi xem phòng.” Bà nội Trình nói, dẫn người đi vào trong.
Nhà có tổng cộng ba phòng, hai phòng đều để trống, phòng cuối cùng sâu bên trong bị khóa, nghe nói là cháu trai của bà nội Trình thỉnh thoảng sẽ qua ở.
“Phòng của bà luôn được quét dọn, sạch sẽ lắm.”
Bà nội Trình dẫn cô đến tham quan một căn phòng gần vườn hoa, vừa mở cửa sổ ra là đã nhìn thấy được, căn phòng gọn gàng với tông màu xanh lam thanh nhã, nhìn qua thật sự rất thoải mái.
“Phòng khách còn dư quạt, chờ chút bà lấy qua cho.”
“Gió mạnh lắm, đảm bảo mát mẻ!”
Tiết trời này quả thật quá nóng, không có quạt là không chịu nổi.
Bà nội Trình nói: “Cô giáo Minh Hạnh, cô yên tâm ở lại đây nhé.”
Cuối cùng, Minh Hạnh vẫn đồng ý.