“Hắn ta cũng có tư cách ghi danh với chúng ta sao?” Nhứ Quả nhíu mày.
Trong Quốc Tử Giám có vô số học trai, nhưng chỉ có sáu đường*, “đường” ở trong này có thể hiểu đơn giản là khối, chỉ là tiêu chuẩn để lên lớp mỗi năm không còn là tuổi tác, không còn là mỗi một năm sẽ lên một lớp, mà dựa theo tiến độ học tập và thành tích để phân biệt.
*Chú thích của tác giả: Tham khảo sáu đường của Quốc Tử Giám trong lịch sử có thật, nhưng cũng có chỗ khác biệt đừng coi là thật. Ví dụ như thời gian tốt nghiệp của năm đường trước chỉ có một năm rưỡi, thời gian trong truyện đã được tăng lên.
Ví dụ như giám sinh đi học bốn năm mà vẫn chưa thông thạo ngũ kinh, sẽ căn cứ vào trình độ thiếu hụt ngũ kinh khác nhau để phân vào ba đường Sùng Chí, Chính Nghĩa, hoặc Quảng Nghiệp, cũng tức là “Đông Tam đường” khối thấp ở trong truyền thuyết. Khi đám Nhứ Quả mới vào Quốc Tử Giám thì đi học ở Đông Tam đường, đến nay Khuyển Tử Tư Đồ Miểu vẫn còn đang đúp lớp học ở Đông Tam đường kìa, cả ngày xưng huynh gọi đệ với đám trẻ con 13 tuổi.
Đợi sau khi học ở Đông Tam đường tròn 3 năm, sau khi đủ tiêu chuẩn thông qua kỳ thi riêng, kỳ thi công khai và kỳ thi theo tuổi, giám sinh có thể vào hai đường Tu Đạo hoặc Thành Tâm, cũng tức là hai trong ba “Tây Tam đường” khối cao. Hiện nay Nhứ Quả, Văn Lan Nhân học ở Tu Đạo đường, còn Diệp Chi Sơ và Dương Nhạc thì học ở Thành Tâm đường.
Cuối cùng chính là Suất Tính đường của huynh đệ Chiêm thị, học sinh ở đây không chỉ tinh thông tứ thư ngũ kinh, còn giỏi cả văn lẫn lý*.
*Chú thích của tác giả: Lý ở đây là lý của thời cổ đại, không phải khoa học tự nhiên của hiện đại . Trong “Thương Trọng Vĩnh” của Vương An Thạch thời Tống có dùng “cả văn lẫn lý đều có người quan sát”, đây vốn không phải là một từ vựng chỉ có ở hiện đại.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play