Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

13. Cơn giận: Vượt qua tâm thế phản đối niềm vui


10 tháng

trướctiếp

Giận dữ là một cảm xúc tiêu cực khác mà nếu được cho phép, nó có thể quấy nhiễu sự thanh thản của ta. Thật vậy, cơn giận có thể được coi là đối lập của niềm vui. Do vậy những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ suy nghĩ các phương pháp nhằm giảm thiểu cảm giác giận dữ mà ta phải trải qua.
Tài liệu có giá trị nhất về lời khuyên của những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ trong việc phòng tránh và xử lý cơn giận là bài luận On Anger (Bàn về cơn giận) của Seneca. Ông cho rằng, giận dữ là “cơn điên ngắn” và thiệt hại mà nó gây ra cực kỹ lớn: “Không có tai họa nào gây tổn hại cho loài người hơn sự giận dữ.” Ông nói, vì nó mà chúng ta trông thấy những người xung quanh bị giết, đầu độc và kiện tụng; chúng ta phải nhìn những thành phố và quốc gia lụi tàn. Và bên cạnh những thành phố và quốc gia, cơn giận còn có thể phá hủy từng cá nhân. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều sống trong một thế giới mà ở đó có quá nhiều thứ để cáu giận, nghĩa là nếu không học được cách kiểm soát cơn giận, thì lúc nào ta cũng phải mang trong mình cảm giác tức tối. Seneca kết luận rằng, giận dữ là một sự lãng phí thời gian quý giá.
Một số người bênh vực rằng cơn giận cũng có tác dụng của nó. Họ chỉ ra khi giận dữ, chúng ta được thúc đẩy. Seneca bác bỏ luận điệu này. Ông nói, đúng là đôi lúc người ta hưởng lợi từ cảm xúc giận dữ, song không thể vì thế mà ta nên chào đón cơn giận bước vào đời mình. Thật vậy, có thể thấy người ta đôi khi cũng được hưởng lợi từ một thất bại nào đó, song chẳng có ai đầu óc bình thường lại đi làm tăng khả năng thất bại của mình lên để có lợi theo cách ấy. Điều mà Seneca lo lắng khi dùng cơn giận làm công cụ tạo động lực là một khi đã bật công tắc lên, ta khó mà tắt nó đi được, và rồi bất cứ điều gì tốt đẹp xảy đến lúc ban đầu cũng sẽ không bù đắp nổi những tác hại của nó về sau. Ông cảnh báo, “lý trí sẽ không bao giờ tận dụng được sự hỗ trợ của những cơn bốc đồng liều lĩnh vô tổ chức vì nó không có thẩm quyền trong việc này.”
Vậy thì, liệu có phải Seneca đang nói rằng khi một người chứng kiến cảnh cha bị giết còn mẹ bị hãm hiếp thì không nên nổi giận chăng? Rằng anh ta nên đứng yên đó và không làm gì cả ư? Không hề. Anh ta nên trừng phạt kẻ ác và bảo vệ cha mẹ mình, song ở mức độ nhất định, anh ta nên giữ bình tĩnh khi làm điều đó. Thật vậy, anh ta có lẽ sẽ thực hiện việc trừng phạt và bảo vệ tốt hơn nếu né tránh được cơn thịnh nộ đang bùng lên. Nói chung, Seneca cho rằng, khi ai đó làm điều sai quấy với ta, anh ta nên bị trừng phạt bằng “khuyên răn và vũ lực, khoan dung và đồng thời nghiêm khắc”. Tuy thế, những biện pháp trừng phạt này không nên được đưa ra trong cơn giận dữ. Chúng ta trừng phạt người khác không phải vì đó là quả báo cho những gì họ gây ra mà là cho lợi ích của chính họ, nhằm ngăn họ tái phạm. Trừng phạt, nói theo cách khác, nên là “một biểu hiện của sự thận trọng thay vì giận dữ”.
Trong phần luận bàn về sự xúc phạm, chúng ta đã thấy rằng Seneca tạo ra một ngoại lệ cho quy tắc đáp lại hành vi xúc phạm bằng sự hài hước hoặc không phản ứng gì: Nếu chúng ta đang giao tiếp với một người tuy là người lớn nhưng hành xử như con nít, ta có lẽ muốn trừng phạt họ vì đã xúc phạm ta. Sau rốt, đó là điều duy nhất mà người đó hiểu được. Tương tự vậy, có những người mà khi làm điều sai trái với ta, họ không có khả năng sửa chữa hành vi của mình để đáp lại lời thỉnh cầu hợp lẽ và thận trọng của ta. Khi giao tiếp với kiểu người nông cạn như vậy, việc trở nên giận dữ là vô lý - làm như thế cũng phá hỏng tâm trạng một ngày của ta - mà theo Seneca, hành động hợp lẽ hơn là giả bộ tức giận. Bằng cách này, ta có thể khiến người kia sửa đổi, đồng thời giảm thiểu tác hại đối với sự yên bình tâm trí của bản thân. Nói cách khác, mặc dù Seneca bác bỏ ý tưởng cho phép bản thân nổi giận nhằm có thêm động lực, song ông lại cởi mở với ý tưởng giả bộ giận dữ để thúc đẩy người khác.
Seneca đưa ra nhiều lời khuyên cụ thể về cách thức ngăn chặn cơn giận. Ông nói, chúng ta nên đấu tranh với khuynh hướng tin vào điều tồi tệ nhất ở người khác và kết luận vội vã về những động cơ của họ. Chúng ta cần nhớ rằng chỉ vì điều gì đó không xảy ra theo ý ta, không có nghĩa là người khác đang bất công với mình. Cụ thể, Seneca cho rằng, chúng ta cần nhớ rằng trong một số trường hợp, người mà ta bực tức thực ra đang giúp ta; trong những trường hợp như vậy, điều nên khiến ta càng giận dữ là việc anh ta đã không giúp đỡ nhiều hơn.
Khi nhạy cảm quá mức, chúng ta sẽ rất dễ cảm thấy tức giận. Nói chung, Seneca cho rằng nếu ta quá nuông chiều bản thân, nếu ta tự làm hư mình, thì dường như ta chẳng chịu đựng nổi điều gì, và lý do không phải vì mọi việc quá khó khăn mà vì ta quá yếu mềm. Do đó Seneca đề xuất chúng ta nên đảm bảo rằng mình không bao giờ được cảm thấy quá thoải mái. (Dĩ nhiên, đây chỉ là một trong những lý do khiến người theo chủ nghĩa Khắc kỷ tránh sự thoải mái, trong chương 7 chúng ta đã phân tích một số lý do khác). Nếu ta nghiêm khắc với bản thân theo cách này, tâm trí ta sẽ ít bị xáo động vì tiếng ồn của người đầy tớ hay tiếng sập cửa, và từ đó cũng ít bực tức vì chúng hơn. Ta sẽ không quá nhạy cảm với những gì người khác nói hay làm, và ta cũng sẽ ít bị kích động vì những thứ “tầm thường vụn vặt”, như bị đối xử một cách thờ ơ hay nhìn thấy mớ lộn xộn trên ghế sô-fa.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp