Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

11. Sự xúc phạm: Vượt qua những hành vi xúc phạm


10 tháng

trướctiếp

Có người sẽ lấy làm lạ rằng các nhà Khắc kỷ La Mã lại dành thời gian luận bàn về những hành vi xúc phạm và cách ứng phó tốt nhất với chúng. “Đó có phải là nhiệm vụ thích đáng của một triết gia hay không?” họ sẽ đặt ra câu hỏi như vậy. Câu trả lời là có, nếu chúng ta đồng tình với các nhà Khắc kỷ rằng vai trò thích đáng của triết học là phát triển một triết lý sống.
Như đã thấy, các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta theo đuổi sự bình thản. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng thứ duy nhất ngăn cản con người đạt được và duy trì sự bình thản là những hành vi xúc phạm của người khác. Thế nên, các nhà Khắc kỷ đã dành thời gian phát triển các kỹ thuật ngăn không cho những hành vi đó khiến họ khó chịu. Ở chương này, tôi sẽ phân tích một số kỹ thuật như thế.
Tiếp theo đây, tôi sẽ sử dụng cụm từ hành vi xúc phạm theo nghĩa rất rộng, không chỉ hàm ý xúc phạm bằng lời nói, chẳng hạn như mỉa mai ai đó bằng một tên gọi, mà cả “sự xúc phạm bằng cách lờ đi”, như khinh thường hoặc làm mất mặt ai đó, cũng như sự xúc phạm về mặt thể xác, như tát ai đó chẳng hạn. Con người ta thường rất nhạy cảm đối với những hành vi xúc phạm. Như Musonius chỉ ra, trong một số tình huống, một cái liếc nhìn thôi cũng có thể được xem là một sự xúc phạm. Hơn nữa, kể cả không tác động đến cơ thể, những hành vi xúc phạm cũng có thể gây ra nhiều đau đớn. Nếu ai đó ở vị thế cao hơn, chẳng hạn như một cấp trên hoặc một người thầy, trách mắng bạn ở chỗ đông người, thì rất có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng giận dữ và nhục nhã. Không chỉ vậy, nỗi đau trong bạn có thể kéo dài rất lâu sau khi hứng chịu những hành vi xúc phạm này. Mười năm sau sự vụ mắng nhiếc kể trên, trong một khoảnh khắc vu vơ, bạn chợt nhớ ra và mặc dù đã lâu lắm rồi, bạn vẫn có thể lại giận run lên.
Để hiểu rõ sức mạnh của những hành vi xúc phạm trong việc phá vỡ sự bình thản, chúng ta chỉ cần nhìn vào những thứ khiến mình khó chịu trong cuộc sống thường ngày. Đứng đầu danh sách sẽ là những hành vi xúc phạm của người khác, bao gồm bạn bè, người thân và đồng nghiệp của chúng ta. Đôi khi, họ xúc phạm chúng ta một cách trực tiếp và thẳng thắn: “Đồ mất trí.” Tuy nhiên, thường thì những hành vi xúc phạm của họ lại tinh vi và gián tiếp. Họ có thể chế giễu chúng ta: “Làm ơn đội mũ lên được không? Nắng phản chiếu trên đỉnh đầu cậu làm tôi chói mắt quá.” Hoặc sau khi chúc mừng chúng ta vì đạt được một số thành tựu, họ có thể cảm thấy buộc phải nhắc nhở chúng ta, lần thứ một trăm, về một số thất bại trong quá khứ. Họ có thể đưa ra những lời khen nửa đùa nửa thật. Họ có thể xem nhẹ và không dành cho chúng ta đủ sự tôn trọng. Họ cũng có thể nói xấu chúng ta với người khác, rồi người đó lại kể cho chúng ta. Tất cả những điều trên đều có thể phá hỏng tâm trạng của chúng ta.
Không chỉ con người thời nay mới nhạy cảm với sự xúc phạm. Ví dụ, hãy thử xét đến những hành vi mà theo Seneca được xem là xúc phạm người khác ở xã hội La Mã cổ đại: “Có kẻ hôm nay không tiếp tôi, nhưng lại tiếp người khác”; “anh ta ngạo mạn phản đối hoặc công khai cười nhạo trong lúc trò chuyện với tôi”; “anh ta không xếp tôi ngồi ở vị trí danh dự mà xếp tôi ngồi cuối bàn”. Những hành vi trên nếu xảy ra vào thời nay thì chắc chắn cũng sẽ được xem là xúc phạm người khác.
Khi bị xúc phạm, con người ta thường trở nên giận dữ. Bởi lẽ giận dữ là một cảm xúc tiêu cực có thể phá vỡ sự bình thản, thế nên các nhà Khắc kỷ cho rằng việc phát triển những chiến lược để ngăn không cho những hành vi xúc phạm chọc giận chúng ta là vô cùng quan trọng - những chiến lược nhằm loại bỏ nọc độc của một hành vi xúc phạm. Một trong những chiến lược của họ là dừng lại, khi bị xúc phạm, để xét xem những lời lẽ xúc phạm của đối phương có đúng thật hay không. Nếu đúng thật thì chẳng có lý do gì để bực bội cả. Chẳng hạn, giả sử ai đó giễu cợt chúng ta là đồ hói trong khi chúng ta hói thật, vậy thì “tại sao ta lại cảm thấy bị xúc phạm khi người khác nói ra một điều hiển nhiên cơ chứ?” Seneca đã đặt ra câu hỏi như vậy.
Một chiến lược khác được Epictetus đề xuất là dừng lại để xét xem đối phương có nắm rõ thông tin hay không. Có thể anh ta nói những điều không hay về chúng ta không phải là vì muốn làm tổn thương chúng ta, mà là vì anh ta thật sự tin vào những điều mình nói, hoặc có thể chỉ là anh ta đang nói ra góc nhìn của mình. Thay vì tức giận với đối phương vì đã quá thẳng thắn, chúng ta nên bình tĩnh nói cho anh ta vỡ lẽ.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp