Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Chương 20. BỎ CÁI KÍNH ĐEN XUỐNG: LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI (CBT)


1 năm

trướctiếp

Được phát triển và hoàn thiện bắt đầu từ thập kỷ 1960 tới nay, liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy - CBT) dựa trên mô hình nhận thức của Beck mà chúng ta đã đề cập tới đã trở thành một trong những liệu pháp tâm lý quan trọng nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất, một cây đại thụ với nhiều thành phần, nhiều kỹ thuật tác động khác nhau, được dùng không chỉ cho trầm cảm, mà còn cho rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng hậu chấn thương, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn, lạm dụng chất kích thích, nghiện Internet hay đau thể chất kinh niên. Hãy điểm lại những gì ta đã biết ở phần trước về cách Beck lý giải trầm cảm. Những trải nghiệm quá khứ tiêu cực tạo ra những niềm tin sai lệch, những mặc định thầm lặng méo mó. Cứng nhắc và nằm sâu trong tiềm thức, những niềm tin cốt lõi, lệch lạc này có thể liên quan tới bản thân, tới người khác, hay tới tương lai. Thùy Dương tin chắc rằng mình không có giá trị gì cả. Bảo Anh luôn cho rằng người khác một lúc nào đó sẽ bỏ rơi mình. Hằng không tin rằng tương lai sẽ đem lại hạnh phúc đôi lứa cho mình. Những niềm tin này là cái kính đen mà người trầm cảm đeo trước mắt, chúng khiến họ diễn giải thực tại một cách méo mó. Có thể ngủ yên suốt quãng thời gian dài, nhưng trong một tình huống liên quan, những niềm tin này sẽ được kích hoạt và tạo ra những suy nghĩ tự động tiêu cực. Những suy nghĩ tiêu cực này, phần mình, dẫn đến những phản ứng trầm cảm, từ cảm xúc chán nản, buồn bã, tới những biểu hiện vật lý như đau đầu, mệt mỏi, tới các hành vi như thu mình, lẩn tránh. Để minh họa cho quá trình này, hãy hình dung một nhân viên văn phòng mang trong mình niềm tin là anh kém cỏi và vô dụng. (Trong cả tuổi thơ, bố mẹ anh luôn nhắc nhở là anh không được cái tích sự gì.) Tình huống liên quan mà anh gặp là sếp đi ngang qua anh mà không chào. Ngay lập tức, một suy nghĩ tự động xuất hiện, “Ôi, mình đã làm điều gì đó khiến ông ấy phật lòng, chắc báo cáo tuần trước của mình không ra gì.” Điều đó khiến anh cảm thấy lo lắng và buồn phiền (cảm xúc). Tim anh đập nhanh, tay ra mồ hôi, các cơ căng lên, anh bị đau bụng và nhức đầu (thể chất). Anh xin nghỉ nửa ngày và bỏ buổi tập huấn cần thiết cho công việc (hành vi). Điều này lại củng cố những suy nghĩ tiêu cực của anh về bản thân, những suy nghĩ này lại càng khiến anh cảm thấy chán nản hơn, khiến anh mệt mỏi hơn, khiến anh thu mình hơn. Suy nghĩ, tâm trạng, phản ứng vật lý và hành vi tương tác qua lại với nhau. Anh lún sâu vào trầm cảm. Trong một tình huống khác, một sinh viên sắp có một kỳ thi khó. Bị điều khiển bởi niềm tin sai lệch về bản thân, cậu suy nghĩ, “Mình không làm được, mình sẽ trượt.” Về mặt cảm xúc, cậu trở nên căng thẳng, sợ hãi và gắt gỏng. Về mặt thể chất, cậu bị đau đầu, nôn nao, mất ngủ. Về mặt hành vi, cậu chạy trốn vào game. Hiển nhiên, vì không học, nên cậu thi trượt, và qua đó, suy nghĩ ban đầu là cậu không có khả năng, được khẳng định. Chuyện lặp đi lặp lại, cậu bị vướng vào cái mà các nhà trị liệu CBT gọi là chu kỳ duy trì triệu chứng (symptom maintenance cycle). Chúng ta cũng biết rằng những niềm tin méo mó được nuôi dưỡng bởi các bẫy trong suy nghĩ hay bẫy trong nhận thức. Người mắc bẫy sàng l�

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp