Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Chương 14. HIỆN TƯỢNG


1 năm

trướctiếp

Từ thời Hy Lạp cổ đại người ta đã biết tới những biểu hiện của melancholia, hay u sầu, căn bệnh mà ngày nay ta gọi là trầm cảm. Hippocrates, người thầy thuốc Hy Lạp nổi tiếng sống hai nghìn năm trăm năm trước, được cho là người đầu tiên ghi chép về nó. Ông cũng cung cấp luôn một mô hình lý thuyết đi kèm; theo ông, bệnh được gây ra bởi sự mất cân bằng của chất mà ông gọi là “mật đen” trong cơ thể. “Buồn bã, suy sụp, gầy gò bởi lo lắng và mất ngủ” bảy trăm năm sau, Areteaus, một trong những thầy thuốc quan trọng khác của Hy Lạp cổ đại, mô tả người bệnh. “Ở giai đoạn sau, họ than vãn về vô vàn sự vô nghĩa và mong muốn được chết” Plutarch, triết gia và sử học Hy Lạp, cũng ở thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, viết về những người u sầu, “Họ ngồi trước cửa nhà trong quần áo bẩn thỉu, kể lể về tội này hay lỗi kia của mình và sợ hãi chứ không còn hứng thú gì nữa kể cả với những lễ hội ngợi ca các vị thần” Những ghi chép cổ đại này đã chứa đựng đầy đủ những triệu chứng được ghi nhận bởi y học hiện đại về trầm cảm: tâm trạng rối loạn, tự oán trách và trừng phạt bản thân, những dấu hiệu vật lý và thực vật như biếng ăn, mất ngủ, giảm cân và mong muốn tự sát. Bởi những biểu hiện về cảm xúc là yếu tố khiến ta chú ý nhất, nên ta quen gọi trầm cảm là một rối loạn tâm trạng hay rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, theo Aaron Beck, cha đẻ của liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi mà chúng ta sẽ còn nhiều lần nhắc tới, gọi như vậy thì cũng ít hữu ích và khiến ta lạc lối như gọi bệnh sốt ban đỏ, do một loại virus gây ra, là một chứng “rối loạn của da”. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, triệu chứng chính của bệnh lại không thể hiện qua cảm xúc buồn bã hay bất hạnh, mà liên quan tới trạng thái tinh thần như lo lắng hay tuyệt vọng. Hay nó thể hiện qua sự thay đổi trong cái nhìn và thái độ về bản thân và về cuộc sống, người bệnh thấy mình vô dụng, vô giá trị, mọi thứ thì vô nghĩa, khiến họ không còn theo đuổi bất cứ mục đích hay mối quan tâm nào. Hoặc triệu chứng chính lại liên quan tới những biểu hiện thể chất như mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, tức ngực, đau bụng hay run tay. Ở Việt Nam và nhiều quốc gia ngoài văn hóa phương Tây khác, những triệu chứng vật lý này có thể nhận sự chú ý cao hơn và khiến người ta bị lạc hướng. Nhiều nhân vật trong cuốn sách này đã mất nhiều năm gõ cửa các bác sĩ khác nhau và uống đủ loại thuốc nhằm trị các triệu chứng thể chất, trước khi tự mình tìm tới bác sĩ tâm thần. Trong một môi trường y tế chất lượng hơn, bác sĩ đa khoa sẽ phải có đủ kiến thức tối thiểu để gửi người bệnh tới đồng nghiệp chuyên khoa của mình. Một trong những thách thức để hiểu và khái niệm hóa trầm cảm là nó được sử dụng lẫn lộn trong các bối cảnh đời sống hằng ngày và trong ngữ cảnh y học. Người ta hay quen miệng dùng chữ “trầm cảm” để chỉ trạng thái chán chường trong một ngày mưa, sự cô đơn trong một tối thứ Bảy hay cảm giác thất vọng khi thi trượt, và cho rằng căn bệnh trầm cảm cũng là một cái gì tương tự như vậy. Phần lớn sẽ đều đồng ý rằng tâm thần phân liệt là một cái gì đó xa lạ và kỳ lạ, khác hẳn với thế giới của người khỏe mạnh. Tuy nhiên, người ta lại hay cho rằng trầm cảm cũng chỉ là những trải nghiệm quen thuộc của buồn bã hay chán nản, có thể là nhiều hơn chút, mạnh hơn chút và cùng lắm là kéo dài hơn chút mà thôi. Cho nên người ta mới hay nói, “Xin thưa, bản thân tôi nhiều lúc cũng bế tắc, nhưng mình cứ phải phấn đấu thôi.” Trải nghiệm của ông Thạch khác trải nghiệm của chị Hoa khác trải nghiệm của Xuân Thủy, hình hài của trầm cảm vô cùng đa dạng. Tuy không cùng xuất hiện ở mỗi trường hợp và cũng không có mức độ như nhau, những triệu chứng của trầm cảm có thể nằm ở những khía cạnh sau. Biểu hiện trong cảm xúc. Người trầm cảm có thể có tâm trạng tiêu cực, từ mức nhẹ như buồn bã tới mức nặng như tuyệt vọng. Giận dữ cũng hay xuất hiện, nhẹ thì là cáu bẳn, gắt gỏng, nặng thì là hung hăng, thịnh nộ. Khi bùng nổ, Thành ném cốc vào tường trong cuộc họp hay đánh bố. Xuân Thủy “muốn đập phá, càn quét, hủy diệt mọi thứ xung quanh” và có trong đầu những cơn chửi rủa đồng nghiệp cay nghiệt vô tận. Đặc biệt, ở trẻ em và người trẻ, giận dữ được coi là một dấu hiệu cơ bản mà qua đó trầm cảm để lộ chân tướng của mình. Họ cũng có thể đánh mất niềm vui và hứng thú trong cuộc sống, bắt đầu là với một vài hoạt động hay mối quan tâm (mức nhẹ), cho tới mất toàn bộ các đam mê và trở nên hoàn toàn thờ ơ với những gì xảy ra trong cuộc sống, thậm chí còn căm ghét những điều mà trước kia họ vốn say mê và thích thú (mức nặng). Không chỉ mất niềm vui với những điều nhất định, cụ thể, như âm nhạc hay chơi với con, họ mất đi khả năng trải nghiệm niềm vui nói chung, như một người mất khứu giác không còn cảm nhận được bất cứ mùi vị gì. Nhiều người thậm chí còn không cảm nhận cả sự buồn bã nữa, bên trong họ là một sự trống rỗng, vắng bóng mọ

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp