Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Câu chuyện số 12. HÔM NAY LÀ MỘT NGÀY NẮNG ĐẸP TUYỆT VỜI


1 năm

trướctiếp

(Thùy Dương, 24 tuổi, sinh viên ngành Tâm lý) PHẦN 1 Ngày 30 tháng Mười hai 2017 Vậy là mình đã từ New Zealand về Sài Gòn nghỉ hè được một tuần. Mình không thích Tết. Cỗ bàn, khách khứa liên miên, ai cũng khoe nhà, khoe xe, khoe con cái du học này nọ. Đến cuối ngày là mình kiệt sức, cơ mặt cứng lại vì phải mỉm cười. Cái đau ê ẩm toàn thân khiến mình không suy nghĩ được mạch lạc nữa, chỉ cố loay hoay tìm một tư thế khả dĩ trên giường. Bên ngoài nhìn vào, mình trông như một đứa lười biếng, và mình biết bố mẹ cũng nghĩ vậy. Hôm trước, khi dọn va li, mình thấy tờ ghi nhớ của trung tâm trị liệu tâm lý kẹp trong một cuốn sách. Mỗi khi cảm thấy muốn tự sát, tôi có thể gọi điện cho đường dây nóng. Họ sẽ hướng dẫn và trợ giúp tôi, dù tôi có thể chỉ khóc mà chẳng biết nói gì cả. Tôi biết rằng họ là những con người trắc ẩn và nhẹ nhàng, họ chuyên nghiệp và sẵn lòng giúp đỡ. Họ sẽ hiểu tôi. Ngày nào họ cũng nói chuyện với những người khóc lóc và bất an, họ sẽ không bao giờ phán xét tôi. Tôi có thể gọi cho đường dây nóng. Bất kể là tôi khóc, tôi hoảng loạn, hay đầu óc tôi trống rỗng, họ sẽ giúp tôi. Số điện thoại của đường dây nóng là: 15 12 17. Mình đã dừng chia sẻ tình trạng của mình cho bố mẹ. Đến giờ họ vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con mình. Bố thì cho là mình phải bỏ học ở Mỹ vì tiếng Anh của mình kém và mình bị sốc văn hóa. Mẹ thì thỉnh thoảng hỏi, “Thế bây giờ thì… cái… cái ấy của con thế nào rồi?” Mẹ không nhắc tới chữ trầm cảm. Mình cũng không kể cho người ngoài về bệnh của mình nữa. “Sướng quá hóa rồ”, “con nhà giàu giẫm phải gai mùng tơi”, người ta hay nói vậy. Gia đình mình như thế thì mình không có quyền để trầm cảm. Ngày 10 tháng Hai 2018 Tối nay nhà mình lại có tiệc. Bố xoay nhẹ ly rượu vang trong tay và lưu ý mọi người, đĩa này là thịt bò Kobe, bát kia là vây cá mập. Buổi chiều, mình đã phải dọn dẹp phòng để bố dẫn khách tham quan nhà. Phòng của mình theo ý bố, đầy đồ đạc màu kem và có chân cong cong như trong cung điện châu Âu, vì bố bảo nếu trang trí theo gu của mình thì sẽ phá vỡ phong cách của cả tòa nhà. Rồi bố ngồi ở phòng khách điều khiển nhạc ở phòng ngủ và dùng điện thoại để kéo rèm cho mọi người xem. Trước đó thì mẹ khoe bộ ảnh gia đình trong kỳ nghỉ vừa rồi. Hôm đó, mọi người phải mặc đồ màu đỏ hay da cam, ngồi trên bãi cỏ của resort sáu sao, bố chỉnh đốn rất lâu để điệu bộ của ai cũng “tự nhiên”. Trời rất nóng, mọi người mồ hôi nhễ nhại nhưng phải liên tục lau và tỏ ra hôm đó là một ngày rất đẹp trời. Một ông thực khách khen ngành học của mình hay và quan trọng, khiến bố có vẻ hài lòng. Mình nhớ lại là từ khoảnh khắc mình từ Mỹ hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất thì bố không nói với mình một câu nào, và cũng không nhìn vào mắt mình một lần nào nữa. Đơn giản là mình không tồn tại với bố. Khách tới nhà, bố chỉ nói về em gái mình. Tới khi mình trên gác xuống thì khách ngạc nhiên, “Ơ, thế cháu đang ở nhà à?” Mình nhìn xuống đất, chả nhẽ lại bảo, “Cháu bị bệnh, cháu phải nghỉ học.” Từ phía bố là một sự im lặng băng giá. Một năm rưỡi sau ngày từ Mỹ về Việt Nam, mình nhận được offer đi học ở New Zealand. Hôm đó bố đổi thái độ, gọi mình xuống nói chuyện như là chưa có gì xảy ra. Tới giờ, mình vẫn khó khăn để hiểu được chuyện này. Không, thực ra trong thời gian đó, có một lần bố nói chuyện với mình. Đó là thời điểm mình đã tới hai bác sĩ tâm thần, đã uống thuốc nhưng bỏ vì tác dụng phụ. Mẹ dẫn mình tới một người quen để cô ấy “sắp xếp lại năng lượng” của mình. Được vài buổi thì mình khước từ, không đi nữa, mình chui vào nhà tắm, ngồi thu lu trong góc, khóc. Bố tới đứng bên ngoài, hỏi, “Con làm sao đấy?” Câu hỏi của bố khiến mình có chút hy vọng, hy vọng là mình có thể mở lòng để bố hiểu và an ủi. Mình tấm tức kể xong thì bố nói, “Có mỗi cái chuyện ấy mà con không làm được? Thế thì sau này còn làm được việc gì nữa?” Bố hay nói câu ấy. Trong bữa ăn lúc nãy, bố quay sang em vừa làm bắn nước sốt ra bàn, “Mỗi cầm dao dĩa mà không làm được, đồ hậu đậu!” Bố sợ bị khách đánh giá. Không biết mình có phi logic không, nhưng việc bố mẹ cố gắng để trở nên giàu có đã làm mình rất đau khổ. Trong những năm tháng mà bố mẹ điên cuồng kiếm tiền, mình và em đã phải trả giá. Mình đang cố để tha thứ cho bố. Ngày 2 tháng Ba 2018 Ai đó hãy cứu tôi ra khỏi cái episode này… Ngày 3 tháng Ba 2018 Có thể… ngừng đau được không? Ngày 5 tháng Ba 2018 Thở mà cũng đau quá là đau :( Đau tới mức rớt nước mắt. Hiu hiu hiu hiu. Chuyện học hành có quan trọng gì đâu. Không sống thì cũng chả học gì cả. Ngày 6 tháng Ba 2018 Tất cả những điều này chỉ để thử thách mình thôi đúng không? Ngày 12 tháng Ba 2018 Bây giờ là khoảng thời gian ưa thích trong ngày của mình, buổi đêm, yên lặng, lạnh một chút. Đáng nhẽ mình có thể đọc sách, nghe nhạc, tận hưởng sự yên bình này. Nhưng mình ngồi đây, loay hoay một mình, tìm cách để không chết. Cuối cùng thì đây vẫn là đời thực của mình. Ngày 16 tháng Ba 2018 Hít vào thở ra hít vào thở ra. Bình tĩnh bình tĩnh. Chỉ cần giữ mình còn sống qua đêm nay. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Chỉ cần sống thôi. Đếch biết gõ từng chữ thế này giúp gì không, nhưng mà mẹ, hết cách rồi. Chỉ cần sống thôi haha Chỉ cần sống thôi đời buồn như chó cắn Chỉ cần sống thôi teo teo teo tèo Chỉ cần sống thôi Chỉ cần sống thôi Chỉ cần sống thôi Aaaaaaaaaaaa Không được rạch tay Không được rạch tay Chỉ cần sống thôi C

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp