Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Câu chuyện số 11. KHÔNG PHẢI MÌNH SINH RA ĐỂ ĐAU KHỔ


1 năm

trướctiếp

(Hằng, 29 tuổi, giảng viên tiếng Anh) Từ xa Hằng đã thấy mấy đứa lố nhố đứng gần cổng nhà mình, những đầu thuốc của chúng cháy đỏ trong đêm. Trống ngực đập thình thịch, cô ngoặt vào một ngõ nhỏ, ngồi tựa lưng vào bờ tường ướt sương. Dù bố mẹ Hằng đã ly dị và cả cô lẫn bố đều chẳng biết mẹ đã trốn đi đâu, nhưng dân xã hội đen vẫn tìm đến họ. Trước đó, mẹ đã lẳng lặng gán cái nhà mà Hằng và mẹ đang ở, khiến cô phải khăn gói tới sống cùng bố mà không hề được báo trước, nhưng món nợ của bà vẫn khổng lồ. Thỉnh thoảng, bọn chúng lại tới bấm chuông, đập cổng, tạt dầu xe máy hay ném xác mèo vào sân. Mấy nhà hàng xóm mở cửa sổ ra nhìn rồi lại khép lại. Ôm chặt mấy cuốn sách marketing của khóa học buổi tối trước ngực, Hằng lặng lẽ khóc và cầu nguyện. Cô chẳng có ai ở bên. Sau khi ly hôn, bố Hằng trở nên trầm uất, thêm nữa từ lúc bị tai nạn gãy tay và xương đùi thì ông càng bất mãn và chửi bới nhiều hơn nữa. “Khóc cái gì mà khóc!” Ông sẽ gắt khi Hằng vào viện thăm. “Mày chả được cái tích sự gì cả. Chúng nó ném dầu vào nhà thì mày lau đi!” Ký ức tuổi thơ của Hằng là sự vắng mặt triền miên của mẹ, là những trận cãi chửi nhau của bố mẹ khi bà ở nhà, là những lời miệt thị bố đổ lên đầu cô khi ông không đổ lên đầu vợ mình được. Dần dần Hằng thấy mình chính là những lời miệt thị đó - cô đáng bị ghét, bị khinh, không xứng đáng để mà sống. Ở trường, cô bé Hằng không dám và không biết làm thế nào để kết bạn dù rất thèm. Trong lớp, cô im lặng nghe bài, giờ ra chơi, cô lặng lẽ dõi theo các bạn chạy nhảy trong sân trường, hết giờ, cô im lặng cho sách vở vào cặp. Ở trường về, Hằng tắt đèn và ngồi khóc trong bóng tối. Những đau khổ của Hằng có một điểm khởi đầu nữa mà cô không thể nào quên, tuy ký ức của cô đã ức chế nhiều chi tiết về nó. Hồi bảy tuổi, bố hay đưa Hằng tới nhà bác và nói, “Lên gác chơi với anh đi con.” Trên gác, cậu anh họ mười bốn tuổi làm với cô những điều mà cô còn quá nhỏ để hiểu nó là gì, cô chỉ thấy bứt rứt và ghê sợ. Hằng tìm cách nói với bố, nhưng ông gạt đi và vẫn tiếp tục dẫn con tới nhà anh trai mình. Chuyện lặp lại bốn, năm lần nữa trong vòng mấy tháng. Như một cơ chế phòng vệ, Hằng lớn lên với mong muốn mình vô hình để không thu hút sự chú ý của người khác. Nếu ai đó quan tâm tới cô, nhận biết sự tồn tại của cô, họ có thể hại cô. Cô mặc váy dài hay áo dài tay, cổ cài kín, và có vẻ bề ngoài được cho là khô cứng và xa cách. Bên trong, cô thấy mình là cái gì đó bẩn thỉu. Người lớn xung quanh liên tục nói rằng lớn lên cô sẽ lang chạ tệ hại như mẹ. Hồi cuối cấp ba, đã có một số lần cô viết thư tuyệt mệnh, nhưng viết rồi lại xé. Hai năm sau cái đợt bị xã hội đen khủng bố, Hằng chuyển vào Sài Gòn. Ban ngày, cô làm việc cho một trung tâm tiếng Anh, tối cô lủi thủi một mình trong phòng trọ nhỏ đầy ánh sáng neon trắng. Chỗ lui tới duy nhất của cô là một hội thánh Tin Lành. Cô đã đến với Chúa trong thời gian hai năm học một khóa thiết kế bên Anh bằng tiền mẹ cho, trước khi vỡ nợ, số tiền đó là chuyện đơn giản với bà. Sáu tháng trôi qua, cảm thấy vẫn bế tắc như khi ở Hà Nội, Hằng quyết định lấy chồng theo sự sắp xếp của Hội thánh. Giống Hằng, người đàn ông đấy cũng có một người bố bạo lực và một bà mẹ bỏ nhà biền biệt. Trong Hội thánh có nhiều người như vậy, họ vỡ nợ, không còn gì để bấu víu vào, hoặc họ chẳng được ai yêu thương. Chồng Hằng là người nam giới đầu tiên mà cô gần gũi. Dù có một linh cảm không ổn, Hằng vẫn hy vọng điều này sẽ đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Đức tin là điểm chung duy nhất của hai người, và mục đích của cuộc hôn nhân là phục vụ cho Hội thánh chứ không phải là tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, nhưng biết đâu sau này tình cảm sẽ nảy

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp