Lịch Sử Vạn Vật

Chương 21. SỰ SỐNG


1 năm

trướctiếp

Sự tồn tại của một hóa thạch là một kỳ công. Vận mệnh của gần như mọi loài – hơn 99,9 phần trăm
– là phân hủy thành thứ hư vô. Khi ngọn lửa trong bạn tàn lụi, mọi phân tử cấu thành bạn sẽ phân rã để được sử dụng trong một hoặc một vài hệ thống khác. Đó là sự sống. Cơ hội để được hóa thạch là cực nhỏ.
Để trở thành một hóa thạch, mọi yếu tố cần thiết phải xảy ra. Trước tiên, bạn phải chết tại một nơi thích hợp. Chỉ khoảng 15% các loại đá có thể bảo tồn được các hóa thạch. Trong thực tế, bạn phải được chôn vùi dưới lớp trầm tích, giống như một chiếc lá bị vùi dưới bùn sâu, hoặc phân hủy trong điều kiện không có oxy, giúp các phân tử trong xương và các phần cứng (hiếm khi là các phần mềm) được thay thế bởi các khoáng chất hòa tan, tạo thành một bản sao hóa đá. Sau đó khi lớp trầm tích này vô tình bị đè nén và khuấy đảo bởi quá trình hoạt động của lòng đất, hóa thạch này phải duy trì được hình dạng có thể nhận biết được. Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, sau khi hàng chục triệu hoặc có thể hàng trăm triệu năm trôi qua, nó phải được tìm thấy và được nhìn nhận là thứ cần được bảo tồn.
Người ta cho rằng chỉ có 1/1 tỷ các loại xương trở thành hóa thạch. Nếu thế, điều đó có nghĩa là toàn bộ di sản hóa thạch của người Mỹ còn sống ngày nay – 270 triệu người, mỗi người có 206 xương
– sẽ chỉ còn lại khoảng năm mươi xương, tương đương một phần tư của một bộ xương trọn vẹn. Đó là chưa nói đến việc toàn bộ các xương này phải được tìm thấy. Chúng ta cần nhớ rằng chúng có thể được chôn vùi bất kỳ nơi nào trong một khu vực có diện tích 3,6 triệu dặm vuông. Hóa thạch là thứ cực hiếm. Hầu hết những thứ đã từng tồn tại trên trái đất hoàn toàn không để lại vết tích gì. Người ta ước đoán rằng chưa đến 1/10.000 chủng loài còn để lại vết tích ở dạng hóa thạch. Đó là một tỷ lệ cực nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận lời ước đoán rằng trái đất đã tạo ra 39 tỷ chủng loài sinh vật trong suốt khoảng thời gian nó tồn tại và lời phát biểu của Richard Leakey và Roger Lewin (trong cuốn The Sixth Extinction) rằng có 250.000 chủng loài sinh vật còn để lại vết tích ở dạng hóa thạch, thì tỷ lệ đó chỉ còn là 1/120.000. Dù sao thì, những gì chúng ta có chỉ là các mẫu vật của sự sống mà trái đất đã tạo ra.
Hơn nữa, những ghi nhận của chúng ta luôn lệch lạc. Dĩ nhiên hầu hết các động vật trên đất liền không chết ở lớp trầm tích. Chúng chết giữa rừng và bị ăn thịt hoặc bị thối rữa. Khoảng 95 phần trăm các hóa thạch chúng ta tìm thấy là các động vật đã từng sống dưới nước, chủ yếu là các vùng biển cạn.
Tôi đề cập đến những điều này để giải thích tại sao vào một ngày bầu trời nhiều mây tháng Hai tôi lại tìm đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London để gặp gỡ một nhà cổ sinh vật học vui tính tên là Richard Fortey.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp