Mục Hành cằn nhằn xong, đĩa cũng chẳng còn mấy miếng thịt, chỉ toàn rau.
Bà tức tối lườm quanh, chỉ đũa vào Trường Quang:- Thằng cả, vợ thằng cả, lâu rồi không bán đồ thêu, được bao nhiêu đưa hết đây mai mẹ lên thị trấn bán.
Thằng tư nhắn tối mai về.Về là lại lấy tiền đây mà.- Vâng.Hạ Lan cụp mắt lý nhí.
Mục Hành cũng chẳng nghe, chỉ sang Trường Thanh:- Con hai, còn bao nhiêu tiền giao cả ra đây…Chưa đợi bà nói hết câu, cô đập bang đũa xuống bàn, la lên:- Còn đồng nào chứ? Mẹ lột sạch, sáng nay con vay người ta mấy đồng mua thịt đó.
Mai kia mẹ liệu mà mang trả đi.- Vay? – Mục Hành rống lên, tức quá chỉ chỉ mặt cô không nói được gì.Trường Thanh đã ăn vạ thì cả vú lấp miệng em:- Chẳng vay thì sao? 200 đồng mẹ bảo lấy là lấy bằng hết, có để ai sống nữa không? Người đọc sách cần ăn thịt, vậy người ở nhà không cần ăn hay sao? Bóp mồm bóp miệng lại, gầy gò ốm yếu vì thiếu ăn, dưỡng cho hai thằng thanh niên sức dài vai rộng béo trắng ởn ra… Đọc sách tài giỏi như vậy tự kiếm tiền mà đọc.
Còn trông người nuôi rồi hếch mặt lên trời khinh cả người nuôi.- Sau này nó thi công danh…Mục Hành gào lên.
Trường Thanh đứng bật dậy:- Chờ nó đỗ đạt, con đã chết khô vì đói khát rồi.
Mẹ muốn cậy nhờ chúng nó thì mẹ đi mà nuôi.
Con không cậy, không có tiền, không giao… Từ nay có tiền cũng không giao.- Hồ đồ.Cha cô đập bàn quát lên.
Nếu là nguyên chủ đã sớm sợ sun vòi mà xuống nước, nhưng Trường Thanh không sợ:- Con hồ đồ cũng là con cha.
Hai thằng kia là cái đức hạnh gì con chẳng lạ.
Cha lên trường hỏi thăm mà xem, có phải Trường Tuấn tháng nào cũng tụ tập ở Đại Túy Lâu uống rượu cùng chúng bạn.
Đại Túy Lâu là chỗ nào chứ? Cả đời cha bước chân vào đó lần nào chưa? Ăn nhẹ trong đó cũng mất mấy lượng bạc.
Trường Căn ngoan ngoãn một bụng thơ ca, thi ở trường toàn đứng gần chót bảng.
Học hành bao nhiêu năm dưỡng ra một thân trường bào mắt cao hơn đầu.
Lòe được trẻ lên ba mà thôi.
Cha mẹ còn trông chờ chúng thi đỗ ông nọ bà kia mà rạng rỡ tổ tông.
Con chống mắt lên xem.Nói xong lập tức đứng dậy quát Vạn Khiêm:- Còn ngồi đó làm gì, về phòng.Cô hùng hổ đi ra cửa.
Vạn Khiêm cun cút chạy theo sau.Trường Kha tức muốn xì khói nhưng cũng giống như Mục Hành, ông bị câu “ăn nhẹ trong đó cũng mất mấy lượng bạc” với “thi ở trường toàn đứng gần chót bảng” đánh cho chấn kinh cả người.Mấy lượng bạc một lần?Mục Hành cằn nhằn Trường Thanh chỉ vì bỏ ra 10 đồng mua thịt cho cả nhà ăn, nói từ lúc đi làm đồng về đến giờ.
1 lượng bạc là 1000 đồng, Trường Tuấn đi ăn cùng bạn một lần hết mấy cái 1000 đồng?Tưởng tiền bút mực, giấy, sách hết nhiều bạc.
Tưởng Trường Tuấn, Trường Căn ăn uống ở nhà bếp của trường như học sinh nghèo?Còn chuyện thi chót bảng là thế nào?Trường Thanh hùng hổ về phòng đốt đèn.
Vạn Khiêm vào thì cô đóng bang cửa lại cực to cho cả nhà nghe thấy, sau đó hết hùng hổ.
Cô lấy củi đốt lò dưới giường, thảy khoai lang vào nướng, lại lôi gùi, lấy trái cây bỏ lên bàn:- Ăn đi.
Thích ăn gì thì ăn.Vạn Khiêm miệng vẫn còn ngậm cơm chưa nhai, thấy cô lại mang đồ về cho ăn thì vội vã nhai nuốt xuống, tròn mắt lo lắng:- Chọc mẹ giận rồi… Cha mà cũng giận, tính sao đây?- Giận cái gì? Kệ họ.
– Trường Thanh cười nhạt.
– Thịt người không ăn được.Nguyên chủ được cưng chiều từ nhỏ, có chơi bời cờ bạc cũng chỉ bị mắng mấy câu.
Trơ mặt ra chờ cha mẹ bớt giận lại đâu vào đấy, chẳng sao.
Không giống Trường Quang, quá hiền lành để người khác tùy ý bóp nặn, bảo thế nào liền như thế.Nguyên chủ khi còn sống chẳng nên thân nhưng không mù, ả biết rõ hai đứa em là loại nào vì thế Trường Thanh hiện giờ có đủ ký ức của ả cùng bản lĩnh nhìn người lão luyện đến từ thời hiện đại, một lần nữa khẳng định.
Cô không dại gì mà cung phụng hai cái giá áo túi cơm ấy.
Cô phải xả giận cho nguyên chủ đồng thời tìm đường sáng cho mình.Nếu học hành không tốt nhưng ngoan ngoãn hiểu chuyện một chút, cô vẫn sẵn lòng nuôi báo cô.
Đằng này đã học ngu lại còn phách lối, khinh thường anh chị em.
Tưởng tiền là vỏ hến ngoài sông chắc?Nguyên chủ vô công rồi nghề, chỉ ham ăn nhác làm, chơi bời lêu lổng.
Bức xúc nhưng không dám làm phản.
Cô thì khác.
Cứ làm phản đấy.Trường Thanh ở trong phòng đốt lửa nướng khoai, bên ngoài lạch cạch ăn xong, thu dọn, ai về phòng nấy..