*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Nói đến chuyện này, Phúc Gia vẫn có một chút ấn tượng. Kiếp trước, cha cũng muốn tứ hôn cho Lan gia. Sau đó lại có lời đồn rằng Lan Phong có một biểu muội thân thiết, đã tính đến chuyện hôn sự, nên chuyện này mới được xóa bỏ. Nhưng mọi chuyện sau này phát triển thế nào thì nàng không biết được.
Nàng tò mò hỏi: "Vậy sao lại không thành?"
"Hình như cữu cữu của ngài ấy bị triệu đi làm kinh quan. Chờ đến khi đại lang quân đến tuổi kết hôn thì Lan tri châu lại bất ngờ qua đời.. không phải tang kỳ cũng không dài lắm sao?
Được rồi, đã hiểu. Tim Phúc Gia hẫng một nhịp.
Nhân duyên còn chưa kết mà đã bị chính mình chặt đứt.
Chuyện này nên nhanh chóng giải thích rõ ràng với hắn.
*
Lan Phong dẫn theo cả nhà, vừa đi vừa nghỉ, mất khoảng một tháng mới bôn ba từ Tịnh Châu tới Tây Kinh.
Cổng thành trời chưa sáng đã mở, đến canh ba mới đóng. Bên ngoài thành, trên đường người dân đông đúc, cửa sông tàu thuyền tấp nập, tửu quán trà phường san sát nhau, tiếng ca hát của những đưa trẻ con từ xa truyền đến. Dòng người chen chúc làm cho con đường cơ hồ chặt như nêm.
Lão tổ mẫu đi xe mệt nhọc, mệt đến mức không muốn nói chuyện. Lão nô bộc và đứa sai vặt lần đầu xa nhà nên cái gì cũng sợ. Chỉ có Lan đệ đệ hết nhìn đông đến nhìn tây, thấy cửa hàng nào có biển hiệu màu sắc rực rỡ thì đều không nhịn được mà lấy tay sờ sờ.
Lan Phong cầm tay đệ đệ:" Đừng sờ lung tung. "
Tuy rằng được ban cho một tòa nhà, nhưng nhà vẫn còn chưa sửa xong. Cả gia đình toàn người già yếu, không giống như Lan Phong, tùy tiện ở tạm chỗ nào cũng được.
Đi ra bên ngoài, mọi chuyện đều do hắn quyết định.
Trước tiên hắn tìm một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, nhỏ hơn căn nhà ở Tịnh Châu nhưng một tháng tiền thuê lại tới mười quan tiền, mười ngày trả một lần.
Cái sân rất nhỏ, phơi quần áo xong thì người chỉ có thể chui phía bên dưới mà đi.
Lão nô nhìn thấy mà đau lòng, thương lượng với Lan Phong:" Lão thấy tòa nhà kia không thể trong chốc lát mà sửa xong. Tháng sau lang quân đại hôn, tuy nói là theo về ở phủ công chúa nhưng nếu có người hỏi tới, nói là ở chỗ này thì sẽ làm mất mặt công chúa. "
Lan Phong suy nghĩ:" Vậy thúc nói phải làm sao bây giờ? "
Lão nô nói:" Nghe nói cữu cữu của cậu làm quan ở Tây Kinh, lúc trước lập nghiệp đều nhờ Lan tri châu giúp đỡ. Thay vì nói có ơn phải báo.. thì không bằng cho nhà bọn họ một ít bạc rồi ở tạm nơi đó. "
Lan Phong mím môi, không nói chuyện.
Không có nơi nào được như nhà của mình, ăn nhờ ở đậu không dễ chịu, huống chi nhà hắn lại nhiều người như vậy. Không nói đến chuyện tiền bạc, chỉ sợ người ta sợ phiền phức.
Nhưng mà Lưu thúc nói cũng có lý.
Đến Tây Kinh vốn dĩ cũng phải đi gặp bạn cũ của cha và thân thích. Đi tới nhà cữu cữu trước cũng tốt.
Ở Tịnh Châu, tin tức còn chậm.
Từ lúc đại lang quân Lan gia vào thành, tin tức không ngừng truyền vào tai Phúc Gia.
Phúc Gia ở thượng y cục chọn lựa hôn phục. Bạch Hòa ở kế bên nói:" Đại lang quân sắp xếp xong cho người nhà thì liền mang theo lão gia nô đi đến tiệm may, mua cho mình một bộ y phục, trên dưới trong nhà đều may đồ mới. "
" Lang quân lại mua thêm một ít đặc sản Tịnh Châu. "
" Người Tịnh Châu, đến Tây Kinh, mua đặc sản Tịnh Châu? "Phúc Gia không hiểu.
Bạch Hòa là người từng trải qua khổ cực, nàng nghĩ nghĩ:" Nô tỳ đoán rằng Lan gia nhiều người nhưng người có thể làm việc lại ít, mua không nổi một chiếc xe bò lớn, thay vì mang theo nhiều đồ thì trực tiếp mua ở Tây Kinh sẽ tiện hơn. "
Phúc Gia" Ừm "một tiếng, thầm oán phụ hoàng đang làm cái gì, ban thưởng nhà mà không ban tiền.
Bạch Hòa tiếp tục nói:" Còn nữa, xiêm y đều là đồ không đáng tiền, bộ y phục mà lang quân chọn.. "
Phúc Gia nhướng mắt:" Hửm? "
Bạch Hòa nhịn cười:" Ngày đó nô tỳ xuất cung, gặp được lão nội thị của Khanh Bình công chúa, cũng mua y hệt. "
Phúc Gia bật cười.
Phản tặc lợi hại thế nào thì cũng có lúc nghèo túng như vậy. Gia đình nghèo tới từ biên quan, chẳng qua chỉ muốn đổi một bộ y phục mới cho có thể diện, nhưng ánh mắt sao có thể bằng ngũ lăng thiếu niên (1) trong kinh thành được.
Bạch Hòa lại tiếp tục nói:" Sau đó lang quân mang theo lão nô đi đến nhà cữu cữu của ngài ấy. "
" Người cữu cữu có biểu muội kia? "
Bạch Hòa gật đầu.
Phúc Gia nghĩ thầm, xem ra chuyện có ý với biểu muội, tám chín phần là thật. Vậy cũng tốt, đến lúc đó nàng liền nói mình có ý với Tào Huyên Hạc, quan hệ hai người cũng sẽ sạch sẽ, gọn gàng.
Bạch hòa đứng một bên ấp a ấp úng, Phúc Gia hỏi nàng:" Còn gì nữa sao? "
Bạch Hòa lắc đầu.
Phúc Gia biết rõ, kiếp trước, cô nương này là một người lanh lợi. Lúc trước, khi nàng bị giam lỏng, Bạch Hòa là người đầu tiên từ biệt. Mới đầu Phúc Gia nghĩ rằng, Bạch Hòa bất quá chỉ muốn chọn chỗ tốt để đi. Mấy tháng sau, Bạch Hòa lại thường xuyên đến hành cung gặp nàng. Trên danh nghĩa là gửi lời nhắn của hoàng hậu nên mới gặp Phúc Gia. Nhưng thực tế là Bạch Hòa góp nhặt những chuyện quan trọng đang diễn ra bên ngoài nói cho Phúc Gia.
Sau này, Bạch Hòa thành tay trong cho phản quân, cũng trở thành người trung gian cho nàng và phản quân. Nàng đã từng hoài nghi Bạch Hòa, cho đến khi Bạch Hòa chết vì bảo vệ mình.
" Ngươi có biết lý do ta muốn gả cho Lan Phong không? "
Bạch Hòa không nói gì, ánh mắt thấu hiểu nhìn về phúa Phúc Gia. Từ sau khi Phúc Gia và Tào Huyên Hạc được tứ hôn, trái tim Tào Hoàng hậu lúc nào cũng treo lơ lửng. Bà rất sợ điện hạ kết thông gia cùng công thần quyền quý, hoặc trọng thần thế gia để củng cố địa vị cho thái tử.
Cho nên công chúa gả cho Lan Phong, có thể làm cho bệ hạ và Tào hoàng hậu đều bớt lo lắng, chỉ có điều phải ủy khuất công chúa.
" Ta không dự định cùng hắn làm phu thê thật sự, chỉ là kế tạm thời, vậy nên nếu hắn có người trong lòng thì ngược lại đối với chúng ta lại là chuyện tốt. "
Bạch Hòa gật gật đầu, ánh mắt đau lòng nhìn về phía Phúc Gia.
Lan Phong đi đến nhà cữu cữu cũng gặp khó khăn.
Cữu cữu tự nhận mình là môn sinh của khu mật sứ Tào Lăng, mà Tào Lăng lại là người nhà mẹ đẻ của tân hoàng hậu.
Tam hoàng nữ là nữ nhi được sủng ái nhất của tiên hoàng hậu, chị ruột của đương kim thái tử.
Hiện giờ hoàng hậu đã qua đời, tân hoàng hậu gia thế hiển hách, đại hoàng tử là con cả của bà, gia thế danh vọng rất cao.
Thân phận của tam hoàng nữ liền có hơi nhạy cảm.
Theo lý mà nói, phò mã ở kinh thành chỉ có một người họ hàng thân thích này, nếu không mang theo lễ trọng đến thì cũng nên chủ động sắp xếp, nhiệt tình tiếp đãi.
Nhưng mà, nếu chỉ đi thăm thân thích bình thường thì thôi, đằng này còn cố ý để phò mã của tam hoàng nữ ở nhà mình trước đại hôn, dù sao thì cũng không ổn lắm.
Cữu cữu nhát gan, không dám mạo hiểm như vậy.
Cho nên khi lão nô mở lời nói căn nhà bon họ thuê quá nhỏ, thì cữu mẫu đã sớm thống nhất với cữu cữu, đi ra làm ác nhân.
" Nhà của bọn ta cũng nhỏ. "Cữu mẫu kéo tay Lan Phong, khuôn mặt nhăn nhó, kể khổ:" Hậu viện mặc dù phòng không ít, nhưng biểu muội của con là khuê nữ, không tiện gặp ngoại nam. Biểu đệ cũng không còn nhỏ, lại không học vấn không nghề nghiệp, suốt ngày ở bên ngoài cùng ca cơ quấn lấy nhau.. "
Cữu cữu không muốn cữu mẫu gièm pha con trai mình nên ngắt lời:" Được rồi, được rồi, đừng làm Phong nhi thêm phiền. "
Lan Phong ngầm hiểu:" Vậy con không làm phiền nữa, còn vài người quen cũ của cha, con phải đi tiếp kiến. "
Cữu cữu, cữu mẫu như được giải thoát.
Ra khỏi cửa, lão nô tức giận:" Không tiếp đãi mà còn nhận lễ vật của chúng ta? Không biết xấu hổ. "Ông tức giận đến nỗi trợn mắt thở phì phò:" Phải quay lại. "
Lan Phong nói:" Bỏ đi, tiền của Triệu tướng quân cho, ráng chịu đến tuần sau chắc cũng không vấn đề gì. "
Bổng lộc của nhóm hoàng thân, được phát vào mười ngày cuối tháng. Hắn được phong làm ngũ phẩm phò mã đô úy, riêng bổng lộc đã có hơn bốn mươi lượng, gấp mười lần ban đầu, ngoài ra còn có đồn điền, tơ lụa.
Khi bọn họ xuất phát đi thăm nhà những người khác thì Bạch Hòa cũng đem tin tức truyền cho Phúc Gia.
" Bọn họ muốn đến ở nhà cữu cữu nhưng cữu cữu không dám cho ở. "Bạch Hòa bàn luận.
" Cữu cữu muốn tránh phiền phức? Bởi vì y là người của khu sứ, mà ta lại là người bên thái tử. "Phúc Gia nói:" Hơn nữa, có thể y cũng sợ người khác bàn tán chuyện xưa của Lan Phong và biểu muội, làm ảnh hưởng hôn sự tương lai của con gái. "
Bạch Hòa nói:" Cữu mẫu của ngài ấy quả thật có nhắc đến chuyện biểu tỷ, biểu muội không tiện gặp ngoại nam. "
Cái cớ này cũng quá qua loa rồi, cữu cữu của Lan Phong nhà ở ngoại thành, là một căn tam tiến tứ hợp viện (2). Nhà tổng cộng có năm người, cộng thêm ba người hạ nhân, phòng trống vẫn còn.
Phúc Gia nghĩ, xem ra nguyên nhân không phải vì tang kỳ, có lẽ cữu cữu căn bản không thích Lan Phong, khi dễ hắn không cha không mẹ nên không muốn gả con gái.
Sau này, nếu nàng giúp hắn giải quyết trở ngại người nhà của biểu muội, thành công cưới được người trong lòng. Lan Phong không thể nào không kết cỏ ngậm vành (3) mà báo đáp nàng phải không?
Chuyện trong cung đều đã an bài khá ổn thỏa, vì thế nàng gọi mấy người cung nữ theo nàng đến phủ công chúa.
Đồ cưới và nghi chế đều do hoàng hậu an bài, chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Phúc Gia không thèm để ý, tất cả đều theo bà ta.
Phủ công chúa thì không giống vậy, đây là nơi nàng ở nửa đời sau, không thể qua loa.
Từ vài năm trước, mẫu hậu đã sắp xếp nơi ở của nàng ổn thỏa. Cung nữ, thị vệ, đều được lựa chọn cẩn thận từ trong cung đưa qua. Có điều vài món vật dụng trong nhà đều là kiểu dáng cũ, Phúc Gia cho người đổi thành đồ mới.
Nàng xuất cung bằng một cỗ xe nhỏ, lúc vào phủ cũng không đi cửa chính.
Phủ công chúa ở gần Đông Hoa Môn, xung quanh là phố thị phồn hoa nhất trong thành.
Khi Phúc Gia vào cửa thì Lan Phong và lão nô cũng vừa đi ngang qua.
Vài người bên đường đang thảo luận về hôn sự của công chúa. Bọn họ nói tháng sau công chúa xuất giá, Phúc Gia công chúa chủ động xin cho hôn lễ đơn giản một chút, xem ra không phô trương bằng Khang Bình công chúa.
Lan Phong nghe thấy, nhịn không được mà dừng bước. Người nọ còn nói phủ công chúa ở ngay bên kia, mọi người nhìn qua, hắn cũng quay qua nhìn.
Bên phía cửa nhỏ, một tiểu nương tử mặc váy lụa màu trắng, đầu đội đấu lạp. Được thị vê, cung nữ vây quanh từ trên xuống dưới. Nàng chậm rãi nắm tay tỳ nữ, dưới làn váy lộ ra một chiếc giày thêu, giẫm lên một tấm đệm mềm.
Nhưng không thấy mặt, chỉ có thể nhìn được một bóng lưng xinh đẹp. Vừa vào đến cửa, đấu lạp được lấy xuống, chính giữ cổ áo và mái tóc đen lộ ra một chiếc cổ mảnh khành và làn da trắng như tuyết.
Màu trắng như tuyết kia, quỷ mị, cuốn hút không nói nên lời. Yến hầu của Lan Phong chuyển động, cố hết sức xua tan tạp niệm trong lòng.
Bạch Hòa vẫn phái người đi theo Lan Phong, biết hắn cũng ở gần đây, nhưng công chúa không hỏi nên nàng cũng không nhiều lời.
Nàng quay đầu nhìn thoáng qua, thấy phò mã đang mặc một bộ trường sam màu tím già dặn đứng ở bên đường, bên cạnh là một lão nô bần hàn. Hắn buông thõng hai tay đúng nhìn công chúa từ xa.
Bạch Hòa nhìn thoáng qua Phúc Gia, trong lòng khó mà bình ổn, Tào Huyên hạc năm đó tuấn tú tiêu sái ra sao?
Cái người phương bắc mặc đồ già nua kia sao có thể trở thành vị hôn phu của công chúa chứ?
Nàng không muốn công chúa mất hứng vì vị phò mã có bộ dáng như ông cụ non này nên cúi đầu, vội vàng đỡ Phúc Gia vào phủ.
Vào phủ công chúa, Phúc Gia vui vẻ đi dạo khắp nơi.
Nơi này lớn hơn so với hành cung. Kiếp trước, nàng chưa kịp thành thân, đang ở trong cung thì trực tiếp bị đưa đi hành cung, căn nhà mẫu hậu tỉ mỉ lựa chọn mua cho nàng, vẫn chưa được ở ngày nào, thật đáng tiếc.
Mẫu hậu biết sở thích của nàng. Hậu viện rực rỡ sắc hoa, ở giữa còn có một chiếc cầu nhỏ, trong ao nhỏ nước chảy róc rách, cá tung tăng bơi lội. Tiền viện thì trồng đầy hải đường Tây Phủ (4) mà nàng thích nhất.
Đi dạo hai vòng, tâm tình của nàng cũng an bình đôi chút, ngồi trên ghế đá ở hậu viện nghỉ chân.
Bạch Hòa nghĩ Lan Phong hẳn là vẫn ở gần đây nên cuối cùng vẫn hỏi một câu:" Công chúa có muốn gặp đại lang một chút không? "
* * *
(1) Ngũ lăng thiếu niên: Ý chỉ con cháu nhà hào môn phú quý.
(2) Tam tiến tứ hợp viện: Thiết kế nhà tứ hợp viện một sân hình chữ" Khẩu "(口) được gọi là Nhất tiến tứ hợp viện; Tứ hợp viện hai sân hình chữ" Nhật "(日) được gọi là Nhị tiến tứ hợp viện; Tứ hợp viện 3 sân hình chữ" mục"(目) được gọi là Tam tiến tứ hợp viện.
(3) Kết cỏ ngậm vành: Đền ơn trả nghĩa cho người từng cứu giúp mình. Do tích Ngụy Khỏa không mang chôn ái thiếp của cha mà gả cho người khác. Sau Ngụy Khỏa bị giặt bao vây, nhờ có hồn của cha người ái thiếp kia kết cỏ vào chân ngựa của giặt mà Ngụy Khỏa thoát được.
(4) Hải đường Tây Phủ: