[P3/4]
8.
Ba năm trước, khi cha tới phủ Thái tử xin thuốc cho ta, một người khác cũng có mặt trong sân xem đấu thú với Hạ Cẩn Chu chính là Cố Thanh Ninh.
Nàng ta nghe nói cha là một thợ khắc đá, sức khỏe như trâu thì rất hưng phấn, đề nghị với Hạ Cẩn Chu:
“Thái tử ca ca, ta lớn từng này mà chưa được thấy người đấu với thú.”
“Hay là chúng ta nhốt hắn vào đấu với sói đầu đàn xem bên nào có thể thắng.”
Hạ Cẩn Chu vì một nụ cười của mỹ nhân mà nhốt cha vào lồng thú:
“Tô Ngự, nếu nhà ngươi có thể thắng được sói dầu đàn, ta sẽ đưa thuốc cho nhà ngươi.”
Vì thuốc dẫn, cha dốc toàn lực vật lộn với sói đầu đàn, tuy mất một cánh tay nhưng vẫn thắng được.
Song, Cố Thanh Ninh lại nhìn sói đầu đàn ngã vật xuống đất không dậy nổi, khóc sướt mướt:
“Chỉ là một tên tiện dân mà dám đánh c.hết sói đầu đàn ta khó khăn lắm mới săn được.”
“Thái tử ca ca, sói đầu đàn c.hết rồi, sau này ta không được nhìn đấu thú nữa sao?”
“Ta mặc kệ, chàng nhất định phải trừng trị gã.”
Cha hoảng sợ, vội quỳ xuống, không ngừng dập đầu với bọn họ:
“Điện hạ, nếu sói đầu đàn không chết thì người c.hết chính là thảo dân.”
“Thảo dân… Thảo dân chỉ vì mạng sống của mình thôi ạ.”
Ông run lẩy bẩy, không ngừng xin tha. Hạ Cẩn Chu lại đạp lên ngực trái của cha một phát:
“Cô khó khăn lắm mới săn được, một tiện dân như ngươi sao có thể so sánh với sói đầu đàn của ta?”
Để trừng phạt cha, hắn c.ắt hết gân tay gân chân của cha, ném cha vào hang rắn:
“Mãi mới săn được sói đầu đàn, thế mà lại bị nó vật c.hết, xúi quẩy!”
Hôm sau, thi t.hể của cha vị vứt ra bãi tha ma.
Mà kẻ tạo nghiệt Hạ Cẩn Chu lại có thể ngồi lên hoàng vị, vinh đăng cửu đỉnh sau khi Tiên đế đột ngột băng hà.
9.
Cố gia bị diệt tộc.
Thu Cúc bị giải vào thiên lao chờ án tử, cha mẹ của nàng ấy bị Cấm vệ quân đuổi khỏi hoàng cung.
Sau khi Cố Thanh Ninh c.hết, Hạ Cẩn Chu lấy lý do nhìn vật nhớ người niêm phong cung Cảnh Nhân nơi Cố Thanh Ninh từng ở.
Mà ta, được tiếp quản phượng ấn, trở thành người đứng đầu hậu cung.
Ngày hôm sau, ta lấy lý do thỉnh an vào cung Từ Ninh của Thái hậu.
“Dân nữ tạ ơn Thái hậu nương nương tương trợ.”
Thôi Thái hậu chậm rãi đi ra từ sau bình phong, sắc mặt vẫn hơi nhợt nhạt vì trúng rượu độc.
“Ai gia giúp con vì nể tình sư phụ của con, hiểu không?”
Ta hơi cúi đầu, lấy từ trong tay áo ra một phong thư và một cây trâm gỗ, dâng lên cho Thái hậu:
“Dân nữ hiểu ạ.”
“Sư phụ ông ấy cũng rất nhớ người.”
Ta đã lừa Hạ Cẩn Chu, ta không tự học thành tài, quyển kiếm phổ rách nát cũng không phải do ta cướp được từ tay một lão ăn mày.
Sư phụ của ta là nghĩa huynh của Thôi Thái hậu, chiến thần danh tiếng lẫy lừng Thôi Thời Phàm.
Thôi Thái hậu và sư phụ của ta một đôi uyên ương số khổ, hai người yêu nhau nhưng không đến được với nhau.
Tiên đế vừa thấy Thôi Thái hậu thì đã yêu, vì có được bà không tiếc lấy hơn trăm mạng người của Thôi tộc ra ép buộc, bắt bà vào cung làm phi.
Thái hậu vì an nguy của người trong gia tộc, chỉ có thể nén bi thương chia xa sư phụ.
Bà tưởng mình vào cung thì có thể đổi lấy an toàn cho tất cả mọi người.
Nhưng bà không biết Tiên đế không giữ lời.
Cái đêm Thái hậu vào cung đó, Tiên đế đã phái sát thủ đi ám sát sư phụ.
Khó khăn lắm sư phụ mới trở về từ cõi c.hết nhưng vì trúng kịch độc mà mất hết võ công, tay chân co cứng, từ đó trở thành phế nhân.
Phụ thân Tô Ngự của ta có ơn cứu mạng sự phụ.
Khi ông ấy đau đớn khó khăn nhất, cha đã tới miếu hoang đưa đồ ăn cho ông ấy, dù đạm bạc nhưng vẫn có thể giúp sư phụ duy trì sự sống.
Vậy nên khi sư phụ hay tin cha bị người ta vứt xác ở bãi tha ma, ông ấy lập tức tới tìm ta.
Dù tay chân ông ấy co cứng, đi lại khó khăn, nhưng ông ấy vẫn đỡ ta một người cũng đi lại khó khăn dậy, hai bọn ta cùng nhau tới bãi tha ma tìm thi thể của cha.
Ta và ông ấy cùng đào suốt hai ngày trời mới đào xong mộ cho cha.
Khi cha nhập thổ, ông ấy dùng bàn tay đầy vết thương vuốt ve bia mộ, hỏi ta:
“Tô Ngu, muốn báo thù không?”
Để báo thù, ta bái Thôi Thời Phàm làm thầy.
Vì bệnh yếu cơ tứ chi nên ngay cả kiếm ta cũng không cầm được, ông ấy bèn buộc bao cát nặng lên chân tay của tay, để ta luyện đi mỗi ngày.
Vì bệnh mà miệng không mở được, đến nói chuyện cũng khó khăn, ông ấy bèn đặt cục đá vào miệng để ta ngậm, luyện nói chuyện trước gương đồng mỗi ngày.
Ông ấy và ta thức sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó.
Đôi khi còn đứng đợi cả ngày trong mưa gió nhìn ta luyện võ.
Vì để ta có cuộc sống như một người bình thường, ông ấy cũng nỗ lực không kém ta.
Ta từng hỏi ông ấy:
“Ta cố gắng như vậy vì báo thù cho cha, còn ngài cố gắng như vậy vì điều gì?”
Ông ấy trả lời:
“Sơn hà không đủ nặng, nặng khi gặp tri kỷ.”
“Dù cha của con cục mịch không thú vị nhưng là một người tốt, đây là điều ta nên làm.”
Sau đó, ông ấy tiến cử ta với đối thủ một mất một còn của Hạ Cẩn Chu, Tĩnh Vương Hạ Cẩn Hiên.
Vì để có đủ thực lực chống lại Hạ Cẩn Chu, ta giả nam vào quân doanh!
Trước khi vào cung, sư phụ tới tìm ta, giao cho ta một cây trâm gỗ và một phong thư.
Hoàng thượng không phải con ruột của Thái hậu, vậy nên ngay khi Thái hậu nhìn thấy tín vậy này đã quyết tâm giúp ta.
Ám sát trong cung yến do Thái hậu sắp xếp, ta cứu giá cũng chỉ là một vở kịch, chỉ vì để Hạ Cẩn Chu tin tưởng ta hơn, đồng ý giữ ta lại hậu cung.
Tin đồn Hoàng thượng muốn nạp ta làm phi cũng do Thái hậu phái người lan truyền.
Độc trong rượu cũng do Thái hậu tự cho vào.
Mà Thu Cúc, đã bị ta hàng phục từ sớm.
10.
Vừa rời cung Từ Ninh đã có người đến báo:
“Bẩm nương nương, tội phạm Thu Cúc đã uống thuốc độc tự sát trong thiên lao.”
Ta cụp mắt, bình thản chỉnh lại vạt áo của mình:
“Ngự y khám nghiệm chưa?”
Người kia khẽ gật đầu: “Đã xác nhận tử vong.”
“Hoàng thượng đích thân đến thiên lao, vì không yên tâm mà còn c.hém thêm mấy phát nữa.”
Ta cười nhạt một tiếng, sau đó chẳng buồn nhấc cả mí mắt:
“Rất tốt.”
“Dù sao cũng là tử tù, c.hết sớm hay muộn cũng giống nhau.”
“Bổn cung mệt rồi, hồi cung thôi.”
Đêm đó, thái giám vận chuyển nước gạo kiểm kê lại phát hiện thừa một thùng.
Hắn ta vẫn điềm nhiên ghi vào sổ sách mà không cảm thấy kỳ quái.
Hạ Cẩn Chu cũng không biết, Thu Cúc thật sự đã được giấu trong một thùng nước gạo hôi thối.
Nửa canh giờ sau, Thu Cúc ra khỏi cung, đoàn tụ với cha mẹ của nàng ấy.
“Thật ra con không cần phải mạo hiểm giúp Thu Cúc, mới đầu nó còn định đưa con vào chỗ c.hết!”
“Dù có c.hết trong thiên lao cũng chỉ là quả báo của nó.”
Thái hậu triệu ta tới cung của bà dùng bữa, ra hiệu bảo cung nữ lấy cho ta một chén chè ngọt.
Ta khuấy hạt sen trong chén, cúi đầu cười: “Có lẽ vì dáng vẻ nhớ nhà của nàng ấy rất giống con.”
11.
Ta được sinh đúng vào năm hạn hán nghiêm trọng.
Ở thôn của ta, bé gái ra đời trong năm có thiên tai sẽ bị chôn sống trên núi.
Vì để bảo vệ tính mạng của ta, mẫu thân đã lừa cha rằng ta là một bé trai.
Cha rất vui, cầm mấy giỏ trứng gà tới tặng từng nhà trong đêm khuya.
“Nhà họ Tô có con trai rồi, cuối cùng Tô Ngự ta cũng có con nối dõi rồi.”
“Nương tử bảo thằng nhóc được chừng sáu cân (*), sau này chắc chắn sẽ vạm vỡ cao lớn.”
(*) 1kg Trung = 0.5kg Việt
Ông dùng lụa đỏ gói giấy ghi bát tử của ta, cung kính mời thầy tướng số họ Lưu bị mù ở đầu thôn coi bói cho ta.
Thầy Lưu mù nói sau này ta làm tướng quân, Tô Ngự càng mừng hơn.
“Không hổ là con trai của Tô Ngự ta, lớn lên là nam tử hán bảo vệ xã tắc, đỉnh thiên lập địa!”
“Giỏi! Giỏi lắm!”
Cha không biết được mấy con chữ, ông không giống những người vừa giỏi văn vừa giỏi võ, cũng không hiểu thú ngâm thơ đối chữ.
Ngoài cuốn sổ nhỏ ông có duy nhất luôn mang theo bên mình để đi tiền công khắc đá thì còn có đồ chơi mang về nhà cho ta.
Hàng xóm láng giềng cười ông chiều con quá, nhưng không thèm quan tâm:
“Ha ha, con của Tô Ngự ta, ta chiều thì có làm sao?”
“Làm cha, không phải nên chiều con à?”
Chuyện ông thích làm nhất là cõng ta trên vai, làm con ngựa cho ta cưỡi:
“A Ngu của cha, đời này cha chỉ có thể làm một thợ khắc đá, nhưng con thì khác, sau này con sẽ làm tướng quân.”
“Con yên tâm, cha nhất định sẽ cố gắng kiếm tiền để con được học ở trường tốt nhất, mời cho con thầy dạy võ giỏi nhất.”
Ngoại trừ không thể mang thai mười tháng, việc cha làm cũng không kém mẫu thân.
Mẫu thân thấy cha vui như vậy thì không dám nói sự thật cho ông.
Ta dùng thân phận nam nhi sống khỏe mạnh đến năm mười sáu tuổi, nhưng sau mẫu thân qua đời, ta đột nhiên mắc phải căn bệnh lạ.
Mới đầu chưa nặng lắm, cha bán hết gia tài, dẫn ta đi tứ phương tìm thầy thuốc nhưng vẫn không khả quan.
Sau đó ta dần nhược cơ, không thể nói, thậm chí ngay cả việc tự chăm sóc bản thân cũng thành vấn đề.
Lúc ấy, cha biết được sự thật.
Khi thân phận nữ nhi bại lộ, hàng xóm láng giềng không ngừng thuyết phục cha:
“Nương tử nhà ông là cái thứ không ra gì, không sinh được con trai thì thôi lại còn lừa ông.”
“Thế này chẳng phải cắt đứt hương hỏa nhà họ Tô sao?”
“Bây giờ Tô Ngu mắc bệnh, ai biết tốn bao nhiêu tiền mới có thể chữa khỏi? Con bé là một cái động không đáy.”
“Chẳng qua chỉ là một đứa con gái, nhân lúc nó còn sống bán cho thanh lâu đổi ít tiền rồi cưới người khác.”
Lúc bọn họ nói những lời này, ta đang nằm trên giường gỗ, cách bọn họ đúng không bức tường.
Cha không nói gì, ta cũng không thể biết được suy nghĩ trong lòng ông.
Nhưng từ ngày ấy cha dần lãnh đạm với ta, không còn quan tâm hỏi han ta như trước nữa, lúc nói chuyện với ta, khuôn mặt cũng lạnh lẽo cứng nhắc.
Ta thấp thỏm lo lắng, chỉ sợ bị vứt bỏ.
Thế nhưng ba ngày sau, cha đã nhờ thím Vương ở cổng thôn tới giúp ta, thím Vương nói với ta:
“Cha của con biết con ưa sạch sẽ nên bảo ta đến lau người cho con mỗi ngày.”
“Ông ấy là đàn ông, không tiện.”
Cứ như vậy, ngày nào thím Vương cũng đến lau dọn sạch sẽ cho người bệnh liệt giường là ta.
Sau này ta mới biết, sở dĩ thím nhiệt tình như vậy vì ngày nào cha cũng trả tiền cho thím.
Từ sau khi ta ngã bệnh, cha nhận làm ba việc một ngày, ngoại trừ khắc đá, ông còn cọ nhà xí, đánh xe ngựa cho người ta.
Đoạn thời gian ấy triều đình đột nhiên tăng thuế, tiền công của cha bị giảm rất nhiều.
Nhưng thuốc của ta luôn có đủ, thím Vương cũng chưa từng vắng mặt ngày nào.
Thím Vương ghen tị với ta:
“Cha của con chiều con thật ấy, con xem con còn sống sung sướng hơn bọn ta nhiều.”
Ta cười nhạt một tiếng, đúng như thím nói, vì có cha mẹ nên từ nhỏ tới lớn ta chẳng phải chịu khổ mấy.
Ta cho rằng số của ta rất tốt thì mới có thể sống bình yên như vậy.
Sau này ta mới biết, hóa ra không phải.
Bàn tay của cha ngày càng thô, bước chân ngày càng tập tễnh.
Nhưng mỗi lần hỏi cha có mệt không, ông đều đáp bâng quơ:
“Cha của con là nam tử hán đỉnh thiên lập địa, chút chuyện nhỏ này sao mệt được?”
Ta nhìn tay cha chằng chịt vết sao, không biết nên đáp lại ông thế nào.
Có đôi khi, chúng ta cảm thấy cuộc sống bình yên, nhưng không phải vì cuộc sống thật sự bình yên mà là đang có một con người gánh vác gian khổ phía trước chúng ta.
(Còn tiếp)