BÀI 2: Hiến pháp và ngành luật Hiến pháp
1. Hiến pháp
2. Ngành luật hiến pháp
3. Khoa học luật hiến pháp
4. Lịch sử lập hiến của thế giới
5. Lịch sử lập hiến của Việt Nam
1. Hiến pháp
A. Khái niệm
Hiến pháp là đạo luật tổ chức cơ bản của một quốc gia hay một nhà nước thiết lập thể chế chính trị, cách thức tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền và bảo đảm các quyền con người và quyền công dân.
B. Các nội dung chính của một bản Hiến pháp
- Tổ chức quyền lực nhà nước: Tuyên bố chính thể của một quốc gia; chủ quyền thuộc về nhân dân; Phân chia quyền lực.
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Những giá trị cơ bản của một cộng đồng: công lý, tự do, dân chủ, các đặc tính dân tộc, tôn giáo…
- Các chính sách kinh tế - văn hóa- xã hội
- Đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội
- Chế độ bảo vệ Hiến pháp
- Sửa đổi, bổ sung và hiệu lực của Hiến pháp
2. Ngành luật hiến pháp
- Đối tượng điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh
*
Quan hệ pháp luật Hiến pháp
+ Chủ thể: nhân dân, cử tri, công dân, những cá nhân có năng lực pháp lý đặc biệt… và nhà nước, các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội.
+ Khách thể: là những giá trị (vật chất, tinh thần), những vấn đề mà các chủ thể nêu trên tác động đến nhằm đạt được mong muốn, mục đích của mình.
+ Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
*
Nguồn của ngành luật Hiến pháp Việt Nam
+ Hiến pháp
+ Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật
+ Một số điều ước quốc tế Việt Nam tham gia
3. Khoa học luật hiến pháp Việt Nam
3.1 Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp Việt Nam
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
4. Sơ lược lịch sử lập hiến của thế giới
- Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII. Từ năm 1780 đến năm 1791, các Hiến pháp thành văn bắt đầu được xây dựng: Hiến pháp Hoa Kỳ (1787); Pháp (1791); Na-uy (1814) và Bỉ (1831).
- Giai đoạn thứ hai, sau các cuộc cách mạng vào năm 1848 ở Châu Âu như cách mạng Ý (1848), cách mạng Đức 1851, cách mạng Rumani (1861)…nhiều nước đã thông qua Hiến pháp mới.
- Giai đoạn thứ ba, sau chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918), cộng hòa Séc; ba-Lan ban hành lại Hiến pháp; Đức thông qua Hiến pháp Weimar.
- Giai đoạn thứ tư, sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Nhật , Đức, Ý xây dựng lại Hiến pháp dưới sự giám hộ của các nước đồng minh.
4. Sơ lược lịch sử lập hiến của thế giới (tt)
- Giai đoạn thứ năm, gắn với sự tan rã của hệ thống thuộc địa Anh và Pháp (từ thập niên 40 đến thập niên 60 của thế kỷ XX): Ấn Độ (1949); Pakistan (1956); Bờ Biển Ngà (1960)…
- Giai đoạn thứ sáu, diễn ra vào những năm của thập niên 70 thế kỷ XX. Từ năm 1974 đến 1978, BỒ Đào Nha, Hy lập, Tây Ban Nha ban hành Hiến pháp mới.
- Giai đoạn thứ bảy, diễn ra ở các nước Trung và Đông Âu ban hành Hiến pháp mới sau khi hệ thống XHCN bị thay thế ở đây kể từ năm 1989.
5. Sơ lược lịch sử lập hiến Việt Nam
Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Xây dựng một nhà nước quân chủ lập hiến dưới sự bảo hộ của chính phủ Pháp.
- Xây dựng một nhà nước độc lập, tự do, dân chủ.
*
Hiến pháp, Hoàn cảnh lịch sử, Nội dung
Hiến pháp 1946: 1945 | Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều
Hiến pháp 1959: 1954 | Lời nói đầu, 10 chương, 112 điều
Hiến pháp 1980: 1975 | Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều
Hiến pháp 1992(*): 1986 | Lời nói đầu, 12 chương, 147 điều
Hiến pháp 2013: ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) | Lời nói đầu, 11 chương, 120 điều
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT