Lão Ngô trộm cười thích thú.
Quang Thuận đế vì sợ tin hỷ này sẽ làm hoàng hậu và Cửu công chúa giận dỗi mà từ lúc nhận tin đã sốt sắng gửi đồ qua như tạ lỗi.
Lão đáp: “Bẩm bệ hạ, từ nãy bệ hạ đã gửi qua hai cung này tổng cộng hơn mười thước lụa, ba rương châu báu và trang sức, còn có rất nhiều trân bảo, dược liệu tiến cống đều đã được gửi qua.
Bây giờ bệ hạ muốn gửi thêm, e là sẽ dư đó ạ.”
“Nhưng trẫm…Haizzz, bỏ đi.” Quang Thuận đế phất ống tay áo, quay lại ngai vàng.
Ngay lúc này, một tên nội thị bước vào, cung kính bẩm báo: “Bẩm bệ hạ, Cửu công chúa cầu kiến.”
“Truyền, truyền vào nhanh.” Rồi ông quay sang gọi nha hoàn: “Mau mang ghế đến, chuẩn bị cả bánh nước mà công chúa thích ăn.”
Nha hoàn vâng dạ đi ngay, nhưng còn chưa kịp trở lại thì thân hình bé nhỏ đã lon ton chạy vào.
Quang Thuận đế dang tay đón nàng, cười từ ái: “Nha đầu này, con không luyện chữ sao lại chạy tới đây?”
“Phụ hoàng, tới giờ trưa rồi, con muốn dùng bữa với phụ hoàng, có được không ạ?” Theo lệ thì chỉ có hoàng đế mới được đưa ra yêu cầu, hơn nữa còn phải được thông báo trước.
Nhưng Di Nguyệt thì khác, nàng sớm đã quen với lối hành xử tự tung tự tác của mình.
Dẫu sao, Quang Thuận đế cũng sẽ vì nàng mà phá lệ, đây cũng không phải lần đầu nàng đột ngột chạy tới Ngự thư phòng đòi dùng bữa với Hoàng thượng.
“Được được, ngồi xuống đây đã, trẫm cho người chuẩn bị ngay.” Rồi ông lại quay sang nhìn Di Nguyệt: “Nói thật đi, sao con lại tới chỗ của trẫm?”
“Phụ hoàng, nhi thần tới là muốn chúc mừng phụ hoàng đó.” Di Nguyệt bĩu môi.
“Còn có, sao từ sáng phụ hoàng cứ gửi đồ sang Dạ Tinh cung thế? Nha hoàn của con sắp xếp cũng đủ mệt nha.”
“Bởi thế nên mới không có ai hộ tống con sang đây sao?” Quang Thuận đế bật cười: “Con đó! Là ai bày cho con chuyện đi chúc mừng hả?”
Chúc mừng cái con khỉ! Đứa trẻ này ông hoàn toàn không nằm trong dự liệu của ông!
“Không phải có thêm hài nhi thì nên chúc mừng sao ạ?” Di Nguyệt vờ ngây thơ hỏi.
Quang Thuận đế bẹo má nàng, dặn dò: “Riêng chuyện này không đáng chúc mừng! Còn chỗ đồ phụ hoàng gửi tới chỗ con và mẫu hậu không phải là để tạ lỗi sao?”
Di Nguyệt cười hì hì, lại ôm Quang Thuận đế.
Người ta ai cũng nghĩ nàng sẽ phải lo sợ trước sự xuất hiện của thai nhi kia.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược, nàng chính là đang mong chờ đứa trẻ đó xuất hiện.
Lần trước không thể truy cùng diệt tận Hiền phi cũng không làm nàng thất vọng là bởi nàng biết nàng vẫn còn cơ hội tốt hơn, một cơ hội để nhổ cỏ tận gốc.
Thập công chúa Tống Khởi An chào đời cũng không có được sự sủng ái của Quang Thuận đế như lúc nàng được sinh ra.
Có thể là do tâm Quang Thuận đế chỉ đặt ở nàng, hoặc là do… khác máu tanh lòng, đế vương không cảm nhận được tình phụ tử hay bất kì mối liên kết máu mủ nào với đứa trẻ đáng thương.
Đúng vậy, ai mà ngờ được bào thai kia lại không phải long thai! Nó là kết quả của một mối tình vụng trộm mà một khi bị phát giác thì không chỉ Hiền phi mà cả Tam hoàng tử lẫn nhà ngoại nàng ta đều phải chịu tội.
Nhưng Di Nguyệt không định lật bài lúc này, nàng chưa có đủ bằng chứng.
Bên cạnh đó, nếu bây giờ vội vạch tội thì bào thai kia chắc chắn không được sống.
Dẫu sao cùng là một sinh mệnh, không thể để nó còn không có cơ hội nhìn thấy mặt trời đã không thể sống tiếp.
Hơn nữa, nàng muốn Hiền phi phải trải nghiệm cái cảm giác đang ở đỉnh cao mà lại bị đạp một phát thật đau, rơi thẳng xuống tận đáy vực mà không thể phản kháng, cũng không thể bò lên lại.
Có như thế may ra mới có thể trả lại những gì mà nàng ta gây ra mới mẹ con nàng kiếp trước.
Nhưng biện pháp chờ đợi của Di Nguyệt cũng là tạo cơ hội cho Hiền phi được dịp vênh váo, hống hách với cả cung.
Bảo thai càng lớn, Hiền phi càng được dịp vểnh cái đuôi công của nàng ta mà đi khắp nơi.
Càng ngày, Hiền phi càng lộ ra tính tình của mình, không còn kiêng dè bất kì ai, kể cả hoàng hậu và Di Nguyệt.
Lý hoàng hậu vẫn nhu hòa như cũ, cặn dặn người chăm sóc thuốc thang bồi bổ cho Hiền phi, còn cho nàng ta miễn hành lễ.
Hiền phi thấy thế lại cho rằng Hoàng hậu đang kiêng dè mình, lại được điều hống hách thêm.
Riêng phần Di Nguyệt, cứ mỗi lần đám nha hoàn thân cận nhao nhao lên là nàng lại cười nhạt, như có như không đáp lại: “Yên tâm, không lâu nữa đâu.”
Đám nha hoàn tuy không hiểu, nhưng thấy nàng không muốn nói tới nên đành thôi.
Cửu công chúa của họ thông minh hơn người, nàng bảo không sao thì chắc chắn sẽ không sao.
Di Nguyệt vẫn tận hưởng những ngày vô âu vô lo của mình, học cầm kỳ thi họa rồi lại muốn chạy sang học cưỡi ngựa bắn cung, làm Quang Thuận đế vừa đau đầu vừa vui vẻ.
Rồi một ngày kia, rắc rối rốt cuộc cũng không chờ được nữa mà tìm tới cửa….