Trong căn buồng của chiếc tàu đi buôn ấy, ba người phụ nữ cảm thấy rất ngạc nhiên về công việc mà lái buôn Hiệp Ninh đang làm. Bọn họ nhìn vào bàn , đều tròn xoe mắt lên cả. Có một đồng đi mua hàng, phải bán lại tới 10 đồng thì mới lời được một đồng sao? Bọn họ mơ hồ nhận ra một điều gì đó, nhưng không rõ là điều gì, cảm thấy rất kỳ lạ. Thúy Nga lúc này ngập ngừng suy tư , có điều gì đó vướng mắc trong lòng, lúc này đặt tay lên bàn mà nói.

- "Lão huynh à, lão huynh mua một bán 10 , mà lời có một thì nghe nó vô lý quá."

Cái sự vô lý này không phải chỉ có mình Thúy Nga cảm thấy, mà cả hai người con ngồi bên cạnh cũng cảm thấy mơ hồ. Thúy Nga muốn tìm một lời giải thích nào đó hợp lý hơn cho lối suy nghĩ cũ của mình, ngập ngừng đôi chút.

- "Ta nói như vậy không biết có đúng không? Lão huynh mua cái món này với giá 1₫ ,tiền nhân công 1 đồng ,tiền bảo vệ 2 đồng, tiền khấu hao một đồng, tiền thuế 2 đồng , tiền đút lót một đồng, và tự trả công cho mình một đồng. Tất cả những loại tiền đấy huynh đều phải bỏ tiền túi ra, vậy thì phải nói rằng huynh bỏ vốn ra 9 đồng , và bán với giá 10₫ , thu lợi một đồng , như vậy mới đúng bản chất vấn đề chứ? "

Thúy Nga nhìn nhận những vấn đề mới thì không thể chấp nhận ngay được. Trước giờ trong đầu bà đều có lối mòn suy nghĩ rằng mua một bán hai , hoặc mua một bán gấp rưỡi là đúng rồi, chứ không nghĩ tới chuyện khoảng cách giữa mua và bán xa đến như vậy. Bà cố gắng hướng cách nhìn theo một vấn đề khác, theo một hướng cũ , và dường như con dâu của bà ta cũng tán thành chuyện này. Diệp Lan ở bên cạnh nghe vậy thì cũng suy nghĩ tương đồng, gật đầu lập tức.

- "Phải rồi, chính là như vậy . Cái này là mua 9 bán 10 , chứ đâu phải mua một bán 10 mà lời có một đâu?"

Đôi mắt của Diệp Lan ánh lên một tia sáng cương quyết , như thể tin vào lập luận của mình là đúng. Vẫn phải lập lại một vấn đề rằng người ngoại đạo không hiểu được những vấn đề kinh tế sâu xa. Khi đã làm ăn kinh tế rồi, mọi bước đi và các khoản thu chi đều phải được suy tính một cách kỹ lưỡng và thấu đáo. Hiệp Ninh biết rằng bọn họ không phải là người trong nghề, ông suy nghĩ một chút mà vuốt râu mỉm cười .

- "được rồi, vậy thì thế này nhé. 10 đồng trên bàn này , nếu giả sử như chính quyền Đông Ngô của chúng ta trong sạch không có tham quan, vậy thì một đồng đút lót này không cần thiết phải dùng tới, đúng không?"

Nói đoạn nhặt một đồng lên , đặt ra xa một góc bàn. Thúy Nga và Diệp Lan lập tức gật đầu , điều này cũng đơn giản và dễ hiểu. Nói rằng một triều đại nào đó mà không có tham quan, thì điều này không thể . Nhưng cứ giả sử như là không có đi, để cho dễ tính toán. Hiệp Ninh thấy bọn họ đã đồng ý rồi , lúc này lại nói tiếp.

- " Giả sử như triều đình chúng ta làm tốt công việc của mình, truy quét sạch sẽ cướp biển cũng như sơn tặc, và tạo cho người dân một con đường thông thoáng để buôn bán làm ăn không sợ bị cướp. Mà nếu không sợ bị cướp, thì đâu cần phải bỏ hai đồng tiền thuê chiến binh bảo vệ chuyến đi đâu, đúng không?"

Nói đoạn liền cầm hai đồng tiền chi trả cho việc bảo vệ lên tay, ngửa ra đưa về phía trước mặt . Ba người phụ nữ cũng hiểu được điều này, lập tức gật đầu, thế là ông lại để hai đồng bảo vệ vào một góc đó. Mọi chuyện chưa dừng lại, ông ta tiếp tục cầm một đồng tiền lên, nở một nụ cười nhẹ nhàng.

- "Giả sử thuế của Đông Ngô không quá cao , chỉ đánh một đồng thôi. Vậy thì một đồng thừa còn lại không cần phải nộp thuế, có đúng không?"

Ba người phụ nữ lại gật đầu, và ông lại để đồng tiền thuế ấy vào một góc. Số tiền bây giờ còn lại là 6 đồng, ông bây giờ chỉ vào 6 đồng đó mà nói

- "Nếu như không có những chuyện tham nhũng và thuế cao , thì lão phu mua một bán 6 là được rồi, Vậy thì không phải là hàng hóa đã giảm đi gần một nửa giá hay sao? Và người dân có thể mua hàng giá rẻ chỉ bằng một nửa đó, đúng không?"

Ba người phụ nữ lại chăm chú nhìn vào sáu đồng tiền trên bàn, dần dần có được sự mở mang đầu óc. Hiệp Ninh nhẹ mỉm cười vuốt râu.

- " trong hoàn cảnh này, dù là mua một bán 10 hay mua một bán 6, thì lão phu đều có một đồng tiền lời. Tiền lời của lão phu là không đổi , nhưng tiền mua hàng của người dân lại thay đổi rất nhiều, vậy thì các vị nghĩ xem những khoản thuế phí kia là do ai chi trả?"



Thúy Nga và Diệp lang nghe vậy vẫn chưa hiểu thâm ý, đồng loạt nói .

- "đều là do người thương buôn chi trả"

Hiệp Ninh hự lên một tiếng, thoáng nhăn mặt không hài lòng. Đây rõ ràng là một câu trả lời sai, xem ra bọn họ vẫn chưa hiểu vấn đề . Tưởng rằng bọn họ tất cả đều không hiểu, thế nhưng Yên Nhiên lại là người thông minh sáng dạ, nàng nghe được những vấn đề này bất chợt hiểu ra gì đó , liền lập tức nói vào.

- " Thưa tiền bối, tiền bối bỏ một đồng ra, bán dù giá nào vẫn sẽ lấy về một đồng tiền lời. Tất cả các thuế phí kia tuy tiền bối là người trực tiếp bỏ ra, nhưng lại thực sự không ảnh hưởng đến tiền lời của ngài. Vậy thì cho tiểu nữ trả lời câu hỏi này , tất cả tiền thuế phí ấy đều là do người tiêu dùng chi trả , có đúng không?"

" Người tiêu dùng chi trả mọi thứ ư?" điều này nghe thấy có vẻ kỳ lạ. Cả Thúy Nga lẫn Diệp Lan đều quay sang nhìn Yên Nhiên với sự tò mò, mà Hiệp Ninh lúc này lại bật cười gật đầu.

- "Ha ha ha , tiểu cô nương tuy còn nhỏ nhưng đầu óc thông minh sáng dạ , đã có thể nhìn ra chân tướng của vấn đề rồi sao? Không sai , toàn bộ mọi chi phí và thuế này đều là do người tiêu dùng chi trả. Ta bỏ một đồng ra để mua hàng , bán lại 10 đồng thì cũng chỉ kiếm lời một đồng. Còn tất cả những chi phí kia ta không có phải chi trả đồng nào, mà tất cả đều do người mua hàng trả hết."

Vậy là câu trả lời của Yên nhiên đã đúng, tất cả thuế và phí đều đổ lên đầu người tiêu dùng. Diệp Lan và Thúy Nga tròn xoe mắt , thốt lên.

- "thật vậy sao? Những lời của Yên Nhiên nói lại là đúng sao ? Toàn bộ mọi chi phí này đều là do người tiêu dùng chi trả à?"

Câu trả lời bất ngờ ấy thực sự khiến cho Thúy Nga và Diệp Lan ngỡ ngàng, trong đầu bọn họ bắt đầu suy nghĩ lại vấn đề. Họ cảm thấy điều này nghe rất hoang đường , nhưng càng suy nghĩ thì lại càng thấy vô cùng thuyết phục.

Trong kinh tế học cơ bản, câu hỏi thường xuyên cho mọi vấn đề là tiền đâu để chi trả cái này , tiền đâu để chi trả cái kia, tiền đâu để chi trả cái nọ. Thì mọi câu hỏi đều chỉ có một câu trả lời duy nhất , đó là "móc túi của người tiêu dùng". Nói dễ hiểu, trăm ngàn thứ thuế phí đều đổ lên đầu dân cả, không có thứ thuế nào đổ lên đầu người đi buôn. Bản thân người đi buôn chẳng qua chỉ là "người đóng thuế giùm" mà thôi. Nếu một đứa trẻ vừa mới ra đời, nó cần phải sử dụng tã giấy, thì khi mua cái tã giấy đó (giả sử là 10 đồng) thì thực ra đứa trẻ ấy phải trả tiền thuế là hai đồng , tiền phí đút lót tham nhũng là một đồng, và có thể những thứ gì đó khác nữa. Sống trong một đất nước, thì khi mà đã bỏ tiền ra mua một thứ hàng hóa gì đó , có nghĩa là người đó đã đóng các loại thuế phí rồi. Giống như đứa trẻ mới sinh ra đã phải dùng tã, có nghĩa là nó đã đóng thuế ngay lúc nó dùng cái tả ấy. Có rất nhiều người cả đời chưa bao giờ cầm tiền lên kho thuế để đóng, và họ hiểu nhầm rằng mình chưa bao giờ đóng bất cứ một loại thuế nào. Tại sao họ lại có sự hiểu nhầm tai hại này? Là bởi vì họ không có kiến thức về kinh tế , không hiểu về bản chất của thuế, cho nên cứ ngỡ mình là đối tượng không phải đóng thuế. Những người tiêu dùng nào có biết đâu khi họ mua một cái quần xì , thì trong cái quần xì đó họ cũng đã đóng thuế cho nhà nước, mà đóng cả tiền tham nhũng cho các tham quan cả rồi. Còn những người mà thường xuyên lên kho thuế để nộp thuế, thì thực ra số tiền nộp thuế đó không phải là tiền của họ, mà đơn giản họ chỉ là "người đi đóng thuế dùm" cho những người tiêu dùng mà thôi. Hiệp Ninh lúc này lại gom toàn bộ những đồng tiền gọi là thuế phí ấy, ông gom vào một chỗ, rồi ngước nhìn Yên Nhiên mà gật đầu.

- "Tiểu cô nương nhận xét rất chính xác, toàn bộ số thuế phí này đều là do người tiêu dùng chi trả. Những người đi buôn như ta chẳng qua chỉ là những người đóng thuế dùm cho dân mà thôi , chứ trăm ngàn thứ thuế đổ lên đầu dân cả. Nếu nhà nước trong sạch, thì số tiền dân bỏ ra mua hàng hóa sẽ giảm đi một chút. Nếu nhà nước miễn thuế , thì số tiền người dân bỏ ra để mua hàng hóa sẽ giảm thêm một chút nữa. Và nếu như nhà nước làm đường xá tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thương buôn lưu thông hàng hóa, thì số tiền người dân bỏ ra để mua hàng hóa lại thấp hơn một chút nữa. "

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play