Quyết định đã được đưa ra, Nguyễn Văn Thiên chắc chắn sẽ xuống Đại La để thực hiện ý đồ của mình . Người vợ tuy không can ngăn, nhưng vẫn cảm thấy rất lo lắng , lúc này tới níu vai chồng mà ngập ngừng nói .
- "phu quân, chàng đi đường dài như vậy mà đi một mình thật sự rất nguy hiểm, thiếp không yên tâm. Hay là rủ ai đó đi cùng, đừng đi một mình kẻo nguy hiểm"
Phụ nữ hay lo xa và cẩn thận. Nguyễn Văn Thiên nghe vậy thì cảm thấy cũng có lý , trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi hướng ánh mắt ra ngoài.
- " vậy... để ta thử sang nhà hàng xóm hỏi xem sao . Nếu người ta rảnh rỗi, ta sẽ rủ người ấy đi cùng"
Nói xong đứng dậy đi ra cửa , mà người vợ cũng không ngăn cản. Nguyễn Văn Thiên đi sang hai căn nhà gần đó, tới nhà một người nghèo trong làng. Nguyễn Văn Thiên vừa bước vô, người hàng xóm thấy khách liền đôm đã chào hỏi.
- " Thiên huynh sang chơi à? Xin mời uống chén nước"
Người hàng xóm này với nhà họ Nguyễn cũng có chút giao tình, xem ra cũng thân thiết . Ông bước vô một cách tự nhiên thoải mái , mà người hàng xóm có vẻ cũng thân thiết không quá khách sáo. Người vợ của ông hàng xóm bưng một khay nước ra mời, bên trong nhà lấp ló một đứa trẻ tầm 8 tuổi đang chơi đùa. Vừa ngồi vào , Nguyễn Văn Thiên đã trực tiếp vào thẳng vấn đề mà hỏi.
- " nè huynh đệ, dạo gần đây có bận bịu công việc gì không?"
Người hàng xóm nghe vậy thì bật cười, quay sang nhìn người khách mà nháy mắt ẩn ý.
- " Thiên huynh đừng có đùa nữa , ruộng đất nhà ta đâu có nhiều như ruộng đất nhà huynh . Ta làm xong hết công việc rồi, chắc phải hơn tháng nữa mới vào việc mới. Bây giờ chỉ có ngồi không thôi, đâu như nhà huynh việc làm không hết chứ"
Nói xong lại cười toe toét . Nguyễn Văn Thiên nghe vậy thì mỉm cười, nếu đã không bận bịu gì thì có thể rủ rê được, ông quay sang nhìn thẳng vào người hàng xóm mà nói.
- " được rồi, ta cũng không giấu diếm gì huynh đệ . Ta có việc phải đi xuống Đại La tầm một tháng, nhưng đi một mình thì cảm thấy hơi buồn chán . Nếu huynh đệ đã rảnh rỗi không làm việc gì, thì thôi đi xuống Đại La chơi với ta một chuyến. Ta sẽ bao toàn bộ chi phí đi lại, huynh chỉ việc đi chơi thôi, huynh thấy thế nào?"
Người hàng xóm nghe nói đi chơi một tháng, mà xuống tận Đại La chơi , được mở mang tầm mắt thì sướng lắm . Vẻ mặt cũng háo hức, thế nhưng chưa kịp nói gì thì trong nhà có tiếng bà vợ nói vọng ra.
- " không được, ông đi rồi thì ở nhà ai chăm sóc nhà cửa đây? Bây giờ không có việc thì vào trấn đi xin việc làm thêm đi, chứ sao có thể đi chơi cả một tháng như vậy được?"
Lời bà vợ vừa dứt , người hàng xóm đang tươi cười thì tắt hẳn nụ cười của mình. Ông ta cũng ham muốn đi chơi lắm, muốn mở mang tầm mắt cho biết, nhưng quả thật bỏ vợ con đi chơi một tháng thì xem ra không được. Nguyễn Văn Thiên dường như đã đoán trước được điều này, ông ta không hề ngại ngần mà nở một nụ cười nói.
- " nếu như huynh đệ đi chơi với ta một tháng , coi như là đi làm việc cho ta , thì khoản nợ trước đây ta xóa bỏ hết toàn bộ cho huynh đệ , huynh đệ nghĩ thế nào?"
Nguyễn Văn Thiên vừa nói xong, người hàng xóm nghe vậy thì mắt sáng rỡ . Vừa được đi chơi, lại được xóa nợ thì còn gì bằng . Người vợ sau nhà nghe vậy cũng ngoi đầu vô mà hỏi lớn.
- " bác hàng xóm bác nói thật đấy chứ? Bác Thiên sẽ xóa nợ cho gia đình tôi à?"
Người phụ nữ ấy nghe nói xóa nợ thì mừng rỡ , không giấu được vui mừng hiện lên trên nét mặt. Món nợ này không phải là vay nặng lãi gì , căn nguyên rằng gia đình người hàng xóm này không giàu có, làm cũng chỉ đủ ăn đủ mặc. Có một lần không may mắn, đứa trẻ trong nhà bị bệnh nặng phải đem xuống trấn Nông Sơn để nhờ đại phu khám . Gia đình này đương nhiên không có tiền, đành phải chạy đi mượn tiền khắp nơi. Ở cái làng bé nhỏ như thế này thì có mấy ai dư tiền mà cho người khác mượn chứ? May mắn sao khi sang mượn tiền của Nguyễn Văn Thiên, ông đã cùng vợ chồng hàng xóm đưa đứa trẻ vô trấn khám bệnh và trả toàn bộ tiền phí khám chữa bệnh ấy. Tất nhiên số tiền ấy là cho vay mượn , nhưng không hề có lãi . Sau khi trở về nhà, gia đình này lại không còn gạo ăn . Nguyễn Văn Thiên lại cho gia đình hàng xóm này mượn vài bao gạo cứu đói, tất nhiên cũng không hề có lãi . Khoản nợ mà Nguyễn Văn Thiên cho người hàng xóm không chỉ đơn giản là nợ tiền bạc, mà còn là nợ tình nghĩa . Gia đình muốn trả cho hết khoản nợ tiền bạc trước cái đã mà không có, vẫn đang còn nợ đó. Hôm nay lại được nghe xóa nợ thì bà vợ rất vui mừng, bà quay sang hối chồng.
- " vậy ông đi với bác hàng xóm một thời gian đi, ở nhà việc nhà tôi lo được hết."
Người hàng xóm nghe vợ mình nói vậy thì bật cười, vừa được đi chơi xa lại được xóa nợ như vậy không phải quá hời rồi sao? Ông quay sang nhìn Nguyễn Văn Thiên hỏi.
- " Thiên huynh , một người nổi tiếng keo kiệt như huynh tại sao hôm nay lại hào phóng đến thế, khiến cho tiểu đệ đây cũng phải ngạc nhiên"
Trong phút chốc được quá nhiều lợi ích khiến người hàng xóm này cảm thấy rất tò mò. Nguyễn Văn Thiên nghe vậy thì bật cười, ông lắc đầu nói.
- " huynh đệ nói vậy là sai rồi . Nếu ta keo kiệt thì ta đã không cho gia đình đệ mượn tiền không lấy lãi . Nếu ta keo kiệt thì ta đã không cho gia đình đệ vay thóc gạo để ăn qua ngày. Nguyễn Văn Thiên ta là người tiết kiệm chứ chưa hề keo kiệt, huynh đệ nói có phải không?"
Người hàng xóm nghe vậy thì vỡ lẽ ra , mà người vợ cảm thấy xấu hổ. Bà chạy lên đánh vào vai chồng một cái mà trách mắng .
- "ông đó , nói năng tầm bậy tầm bạ . Sao có thể nói với ân nhân của gia đình mình như vậy chứ, thật là mất mặt"
Người hàng xóm thấy vợ trách mắng mình, biết mình lỡ lời liền cúi đầu thi lễ.
- " Thiên huynh , tha lỗi cho ta . Ta chỉ là người ít học không hiểu biết dùng sai từ ngữ, mong huynh đừng có trách."
Nguyễn Văn Thiên nghe vậy thì mỉm cười, xua tay nói.
- " không sao, không sao. Ta đâu có trách huynh đệ đâu, huynh đệ đừng ngại"
Thế là cả ba người phá lên cười lớn, tâm trạng vui vẻ. Chúng ta phải phân biệt rõ sự khác biệt giữa keo kiệt và tiết kiệm . Một người keo kiệt có thể ăn tôm hùm, bào ngư, vi cá...một cách phung phí , nhưng ra ngoài chợ có thể ngã giá từng bó rau, quả trứng . Người ngã giá từng hào , từng cắc một , đó chính là người keo kiệt . Người keo kiệt là người không bao giờ giúp đỡ người khác , khi làm việc gì đều phải tính đến lợi cho mình, nhưng sẵn sàng mua những thứ vô cùng đắt đỏ và phung phí. Nguyễn Văn Thiên thì khác, ông không hề keo kiệt mà sẵn sàng chi tiền giúp đỡ hàng xóm, và chi tiền cho gia đình mình nếu điều đó là cần thiết. Nhưng ông là một người rất tiết kiệm, ông tuyệt nhiên không ăn những món xa xỉ hay mua những bộ đồ đắt tiền . Những gì ông đầu tư đều hợp lý , ông có thể dồn tiền để mua đất , mua rẫy canh tác, nhưng sẽ không bao giờ mua những món với giá cả trên trời . Bộ đồ ông mặc có thể may vá nhiều lần, nhưng tuyệt đối không có chuyện mua một bộ đồ đắt tiền về để đi làm ruộng, đó chính là tiết kiệm. Chi tiền hợp lý chính là tiết kiệm, khác hẳn với những kẻ keo kiệt. Vợ người hàng xóm lúc này quay sang Nguyễn Văn Thiên cúi đầu thi lễ mà hỏi.
- " vậy xin hỏi bác Thiên, khi nào thì chúng ta sẽ khởi hành đi Đại La , xin bác nói rõ để ông nhà tôi còn chuẩn bị trước"