Edit: Sà.
Beta: Khía.
__________
Khói lửa chiến tranh nhanh chóng bao phủ toàn bộ Châu Âu, ngày 22 tháng 6 năm 1940, tại dinh thự của Faber.
Prak dán lỗ tai của mình vào radio, khẩn trương điều chỉnh tần số: “Trời ạ, toàn bộ đều là tiếng Đức!”
Faber vẫn ngồi trên ghế salon uống trà, đọc một quyển tản văn* về nước Anh thời kỳ Victoria: “Không cần căng thẳng, chung quy một lát sẽ có.”
Rốt cuộc Prak cũng chỉnh được một đài tương đối rõ ràng, đáng tiếc tiếng Pháp bên trong lại chỉ chợt phát lên rồi biến mất, ngay sau đó bị thứ tiếng Đức rập khuôn nóng nảy thay thế.
“Đáng chết!” Prak không nhịn được bộc phát.
Faber lại ngây ngẩn, y chậm rãi đóng sách lại, nói từng câu từng chữ: “Trong radio là Nguyên soái Henri Philippe Pétain* đang phát biểu, ‘Tôi xin dâng hiến thân mình cho nước Pháp, để có thể giảm bớt đau đớn của nàng*’, dưới thế cục trước mắt, chống cự tiếp chỉ mang lại bất lợi, vì tôn nghiêm cùng với vinh dự của nước Pháp, nước Pháp phải chấp nhận hợp tác với Đức Quốc Xã*.” Y đau buồn nhìn khuôn mặt đang tràn đầy khiếp sợ của Prak: “Đúng vậy, Nguyên soái Pétain đã hạ lệnh ngừng bắn, nước Pháp đầu hàng.”
*So sánh nước Pháp như một cô gái nên gọi là nàng.
“Quân Đồng minh thì sao? Quân Đồng minh đi đâu mất rồi?! Tuyến phòng thủ Maginot* cũng không thể chiến thắng sao?” Prak lay lay Faber, cao giọng la hét.
Faber bị hắn lay đến choáng váng, miễn cưỡng trả lời: “Trước đó tôi đã nghe một tin trên radio, bọn họ đã bị đánh bại rồi, 33 vạn quân Đồng minh Anh Pháp đã rút khỏi trận Dunkirk*, bỏ lại tất cả vũ khí hạng nặng cùng với xe bọc thép.”
Prak dừng lại, nước mắt của hắn chậm rãi rơi xuống: “Thế mà lại như vậy…”
Faber mím môi: “Cậu đồng ý với tôi cái gì, cậu còn nhớ không?”
Cả người Prak run rẩy, hai tay nắm chặt thành quyền: “Nhớ.”
“Vậy thì về phòng sách với tôi, chúng ta nên viết tiếp phần Tân giáo* thôi.”
Tin xấu từng bước truyền đến, khi tin tức Đảng Quốc Xã* tàn sát tất cả người Do Thái ở Ba Lan truyền tới Lyon, Prak đã nổi cơn thịnh nộ. Hắn càng ngày càng không có cách nào để tập trung tinh thần, thậm chí còn dừng lại những tiến độ nghiên cứu, bắt đầu sáng tác những quyển sách có liên quan đến chiến tranh.
Faber đã từng khuyên hắn một lần, nhưng hắn chỉ qua loa đáp lại một cách lạnh lùng.
Rốt cuộc cũng có một ngày, quan hệ cá nhân của hai người bọn họ đã đến mức không thể cứu vãn được nữa.
Học viện vẫn không nghỉ học, nhưng lại xuất hiện thêm một tên quan Đốc học* bên Đảng Quốc Xã, thứ sáu mỗi tuần đều phải triệu tập tất cả giáo viên để họp.
*Quan Đốc học: (chữ Hán: 督學, tiếng Anh: Provincial Education Commissioner) là chức quan văn cấp tỉnh được lập thời Nguyễn. Quan Đốc học chỉ đạo việc giáo dục, học hành tại một tỉnh.
Cuộc họp vẫn xoay quanh về thành quả học thuật của mỗi người dạo gần đây, khi Faber bắt đầu báo cáo về tiến triển của quyển tổng quát lịch sử Châu Âu kia, tên quan Đốc học của Đảng Quốc Xã lên tiếng: “Thưa ngài Faber danh tiếng, mặc dù học thuật ở nước Đức quả thật là không người không biết không người không hiểu, nhưng bây giờ ngài lại biên soạn một quyển tổng quát lịch sử như vậy, thật sự là làm cho người ta mong đợi đó.”
Prak hừ lạnh một tiếng: “Quả thật là làm cho ông mong đợi đấy, nhất là đoạn về Cách mạng Vinh Quang kia.”
Sắc mặt tên quan Đốc học khó coi, Faber nổi giận nói: “William Prak, câm miệng!”
Prak đứng dậy: “Tôi chịu quá đủ với cuộc sống kiểu này rồi, Faber, anh chỉ là một tên giặc bán nước giả nhân giả nghĩa!”
Trong đôi mắt màu xanh của hắn như đang cháy một ngọn lửa tức giận, làm cho Faber cảm thấy hơi choáng váng.
“Muốn xóa bỏ toàn bộ Cách mạng Vinh Quang vẻ vang, còn muốn lược bỏ toàn bộ chi tiết về trận đánh đó, do chủ nhân mới cầu xin đúng không?”
Faber theo bản năng muốn phản bác, lại bị Prak cắt ngang: “Không cần cãi chày cãi cối, tôi thấy hết bản thảo của ông rồi!”
Đốc học nheo mắt lại: “Ngài Prak?”
Prak cười lạnh, giống như một con dã thú mới được thả ra từ vườn thú: “Tôi muốn từ chức, tôi không làm nữa!”
Pirenne cũng đứng lên: “Prak, cậu…”
Prak lấy một tờ giấy từ trong túi văn kiện, đặt lên bàn: “Đây là đơn từ chức của tôi.”
Hắn xoay người đi ra khỏi cửa, lúc đi ngang qua người Faber còn ác ý cười nhạt: “Gặp lại sau, bạn yêu quý của tôi.”
Hắn đi rồi, chỉ để lại tên Đốc học nham hiểm và các loại biểu cảm khác nhau của các giáo sư.
“Được rồi, tiếp theo, mời ngài Ruse hãy nói một chút về tác phẩm mà dạo gần đây ngài đang nghiên cứu – Các dân tộc German*.”
–
*Tản văn: là một trong những thể loại văn học và không ngừng được biến đổi qua các thời đại. Người ta thường gọi là “tản văn” bởi cách viết của tản văn không chăm chút từ ngữ, câu lệ mà là trần thuật một sự việc diễn ra, hay là miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật để truyền tải tình cảm, tâm tư, hoặc phát biểu quan điểm.
*Henri Philippe Benomi Omer Joseph Pétain: (1856 – 1951), thường được biết đến với tên Philippe Pétain, là thống chế quân đội Pháp đồng thời là thủ tướng trong chính phủ Vichy từ năm 1940 đến năm 1944. Ông là anh hùng dân tộc của Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng đến cuối đời lại bị kết tội phản quốc vì đã hợp tác với Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, những chiến công của ông trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã bị che lấp bởi sự “bán nước” của ông trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai.
*Đức Quốc Xã: gọi là Đế chế thứ ba (tiếng Đức: Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 đặt dưới một chế độ còn độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước phát xít toàn trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống. Tên gọi chính thức của quốc gia này là Deutsches Reich (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1945 và Großdeutsches Reich (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Đức Quốc xã chấm dứt sự tồn tại của mình vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước quân Đồng Minh, sự kiện đánh dấu hồi kết cho chiến tranh thế giới thứ hai tại Châu Âu.
*Tuyến phòng thủ Maginot: lấy tên của bộ trưởng quốc phòng Pháp André Maginot, là một công trình quân sự xây dựng dọc biên giới Pháp-Đức và Pháp-Ý với mục đích bảo vệ lãnh thổ Pháp sau kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
*Trận Dunkirk: (hay trận Dunkerque) là một trận đánh quan trọng nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra tại xã Dunkerque, Pháp từ ngày 26 tháng 5 cho đến ngày 4 tháng 6 năm 1940 giữa quân đội Đồng Minh và Đức Quốc Xã, một phần của Trận chiến nước Pháp thuộc Mặt trận phía Tây.
*Tân giáo: Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustinô, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Rôma, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Châu Âu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương.
*Đảng Quốc Xã: Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei; viết tắt: NSDAP; gọi tắt: Nazi) là đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc Xã. Thủ lĩnh của đảng này, Adolf Hitler, được tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm chức thủ tướng Đức. Sau khi Hindenburg chết, Hitler nhanh chóng thiết lập một chế độ độc tài được gọi là Đệ Tam Quốc Xã, trong đó đảng Quốc Xã giành quyền lực gần như tuyệt đối. Tuân theo một hệ tư tưởng nhấn mạnh vào sự trong sạch chủng tộc của người Đức và xem người Do Thái và người cộng sản là những kẻ thù lớn nhất của nước Đức, chính quyền đã đi đến chỗ mở đầu một chiến dịch diệt chủng chống lại chủng tộc Do Thái và các nhóm chủng tộc khác, gây ra cái chết của khoảng 12 triệu người trong cái được gọi là Holocaust. Khái niệm của Hitler về Lebensraum (“không gian sống”) và sự theo đuổi quan niệm này của ông ta đã dẫn đến các cuộc xâm lược của Đức đối với các nước khác tại Châu Âu, đưa đến Chiến tranh thế giới thứ hai mà trong đó hơn 60 triệu người đã bị thiệt mạng.
*Các dân tộc German: (phiên âm từ Germain trong tiếng Pháp thành Giéc-manh; có gốc từ Germanus/Germani tiếng La-tinh, từ nguyên không chắc chắn là các nhóm dân tộc Ấn-Âu có nguồn gốc từ Bắc Âu: phía đông sông Rhein và sông Danub, ở bên ngoài biên giới Limes Romanus của Đế quốc La Mã cổ đại.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT