Cảnh Thời

Đi trên con đường của Thành Bắc cũ, anh đã tưởng tượng ra rất nhiều viễn cảnh mà chúng ta gặp lại nhau. Đèn nê ông lòe loẹt hay bị trục trặc, con đường nhỏ hẹp uốn lượn thường xuyên lầy lội vì bùn đất, những căn nhà được xây một cách vội vã nên trông giống như một bản nháp của kiến trúc sư nào đó, cùng với đó là những con người sinh sống bên trong như những con kiến đông đúc, không có điều gì khác cả. Anh cảm thấy vừa quen thuộc vừa xa lạ với tất cả mọi thứ ở nơi này.

Sau khi anh đến nước Mỹ thì tham dự kỳ thi SAT, rồi vào được đại học Nam California bằng thân phận vận động viên tennis. Quãng thời gian sau đó, thỉnh thoảng anh sẽ làm huấn luyện viên hoặc người đánh bóng cùng ở các câu lạc bộ nước Mỹ, chơi vài năm ở Châu Âu và Châu Úc.

Đôi khi anh nghĩ, nếu như không có vụ tai nạn xe cộ vào mười năm trước làm khớp xương hông của anh bị thương, có lẽ anh sẽ đứng trên sân trung tâm sân đấu của giải Wimbledon, hoặc mở trường dạy tennis, hoặc là nhập quốc tịch Trung Quốc sau năm 18 tuổi và trở thành một huyền thoại của Trung Quốc… Nhưng tất cả mọi thứ đã được định sẵn vào năm 18 tuổi, sau đó ông trời xui khiến anh gặp em.

Năm 18 tuổi của anh giống như một chiếc bánh anh đào bọc trong mật ong, tất cả sự sắc sảo và khắc nghiệt đều được bao phủ bởi một lớp kem, nhìn cũng có chút đáng yêu, có rất nhiều khoảnh khắc thăng hoa là nhờ sau khi gặp em, đưa ra lựa chọn vì em, rất nhiều sự hạnh phúc đều xuất phát từ em; giống như nằm trên bãi cỏ ngắm ánh hoàng hôn suốt một năm, không có gì phải vội, núi lửa đang phun trào ở nơi xa, anh chỉ cần nghiêng người là có thể ôm lấy em.

Thật ra anh có thể đoán được cuộc sống của em vẫn tiếp tục ở nơi đây, vậy nên vào thời khắc chìa khóa có thể mở được cánh cửa xưa cũ kia ra, anh không cảm thấy ngạc nhiên, điều khiến anh ngạc nhiên đó là con trai của em xuất hiện.

Anh làm ngơ đôi mắt cũng kinh ngạc không kém gì mình của thằng bé, bắt đầu đánh giá nhà ở. Căn nhà không hề thay đổi chút nào, làm anh có cảm giác như đang trở về thời còn dùng Nokia vào mười năm trước. Đi qua phòng khách nhỏ hẹp, anh nhìn thấy cái bệ của giá treo khăn trong phòng tắm đã bị rỉ sét, để lộ một vết ố vàng hình tròn, trên đó chỉ có hai chiếc khăn tắm lớn và một chiếc khăn nhỏ, dưới mép có viết dòng in hoa màu đỏ "KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NHÀ MÁY DỆT HỒNG KÔNG", không biết ở nhà em có bao nhiêu cái khăn cũ như vậy nữa. Trái tim của anh đột nhiên thả lỏng, anh biết, em không có người đàn ông nào khác.

Trong ánh mắt phức tạp của A Chính, anh nói cho thằng bé: “Chú tên Cảnh Thời, là bạn của mẹ con.”

Vì sao anh lại có thể chắc chắn A Chính là con em ư, thằng bé lớn lên không giống em, đôi mắt to và làn da đen chắc chắn là gen của bố thằng bé, nhưng ánh mắt cảnh giác và đôi môi mím chặt của thằng bé làm anh thấy được em lúc nhỏ.

Em dạy con rất tốt, A Chính thể hiện sự bình tĩnh hiếm thấy của lứa tuổi này, tuy rằng giọng điệu căng thẳng vẫn bán đứng thằng bé. Anh nhìn thằng bé nhíu chặt mày, dường như đang thấy dáng vẻ của em.

Đương nhiên anh vẫn nhớ rõ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau, em vừa lo lắng vừa xấu hổ, quỳ rạp trên mặt đất giống như một con chó con. Mái tóc dài của em xõa sang hai bên, để lộ ra cần cổ trắng nõn. Lúc ấy anh không biết em đang ăn trộm đồ, sau khi em đỏ mặt chạy ra, anh khẽ cười, đến khi người bán hàng giữ tay anh lại và nói rằng em vẫn chưa trả tiền, nụ cười của anh còn cong hơn nữa.

Em thật thú vị!

Cho nên khi anh phát hiện ra người ngồi trước mình là em, anh đã phớt lờ câu hỏi của Chu Vân Phong.

A Chính đang làm bài tập tiếng anh, thằng bé nghiêng đầu, mái tóc hơi dài rủ xuống che đi khuôn mặt của nó. Anh nói với thằng bé rằng ngày xưa em cũng học tiếng anh không giỏi, nhưng thằng bé không thèm để ý tôi, đúng là một đứa trẻ có cá tính. Anh cười cười.

Lúc ấy em bị giáo viên tiếng Anh gọi đứng dậy, không biết nên trả lời như thế nào, vậy nên dù giáo viên có hỏi như thế nào thì em vẫn không trả lời. Em lặng lẽ cúi đầu, gió hè thổi qua đồng phục hơi ngắn của em, thứ như ẩn như hiện dưới ánh mặt trời là áo lót trắng tinh nhỏ của em. Sự im lặng của em khiến giáo viên tức giận, bực bội kêu em ngồi xuống. Động tác ngồi xuống làm lộ ra vòng eo nhỏ nhắn của em. Dường như em không chịu ảnh hưởng gì, chỉ là cúi đầu thấp hơn nữa.

Thế nhưng điều mà anh không ngờ chính là em cũng là học sinh trong đội thể dục, nội dung thi đấu là chạy cự ly dài ở nữ. Quả nhiên, học sinh trong đội thể dục không có ai ngoan cả, nếu không em đã không bật lên cái bàn, nhảy qua bức tường trong ánh nhìn chăm chú của anh, chỉ để lại bóng dáng của chiếc quần lót tam giác trắng tinh, làm anh thương nhớ ngày đêm.

Sau đó anh nhặt được thẻ học sinh của em, em ở trên bức ảnh nhíu mày giống như bị ép chụp ảnh vậy, khuôn mặt nho nhỏ, từng đường nét kết hợp với nhau lại rất đẹp.

THẨM HÒE NAM, anh vuốt ve ba chữ này, cái tên này rất hợp với tính cách của em đấy.

Anh vốn đang định nói gì đó với Chính thì Trần Hoành Vũ đến. Sau khi Trần Hoành Vũ vào nhà và nhìn thấy anh, trong mắt tràn đầy kinh ngạc nhìn không sót một thứ gì, cả người bỗng chốc cứng đờ. Cậu ấy đã già rồi, làn da đen hơn, nếp nhăn ở khóe mắt khiến cậu ấy không trốn được quy luật thời gian. A Chính vừa thấy cậu ấy thì chạy qua đó, miệng hô: “Bố nuôi”. Cậu ấy cưng chiều xoa đầu A Chính nhưng tầm mắt vẫn còn hướng về phía anh. Cậu ấy mang theo gói quà dụng cụ học tập cho A Chính, nói với thằng bé làm học sinh tiểu học phải học hành chăm chỉ. A Chính rất vui, cầm quà sang một bên bóc.

Cậu ấy hơi nghiêng đầu, ý bảo anh đi ra ngoài với mình.

Cậu ấy đi đằng trước, anh đi theo sau cậu ấy. Mặt trời ở Hồng Kông vào tháng 9 vẫn rất gay gắt, dưới ánh nắng, mồ hôi sau lưng chiếc áo sơ mi công an màu xanh chuyển thành màu sẫm, mồ hôi nhễ nhại như một vòng hồ trắng xóa. Cậu ấy tìm đến dưới bóng râm mát mẻ, lấy trong túi ra hộp thuốc lá và đưa cho anh một điếu. Anh nhìn lướt qua thương hiệu thuốc lá, là nhãn hiệu rẻ tiền, nếu là trước đây thì chắc chắn anh sẽ không nhận. Cậu ấy châm thuốc cho anh, anh rít một hơi, phun ra làn khói trắng xóa che đi biển hiệu của nhà xưởng nhỏ đối diện, xanh xanh đỏ đỏ lòe loẹt như pháo hoa giữa ban ngày.

Trần Hoành Vũ hỏi anh tại sao quay về, anh nói là anh nhớ em. Cậu ấy không nói gì nữa. Một hồi lâu sau, cậu ấy mới hỏi anh có dự tính gì cho sau này không? Anh cười khẽ, thấy ánh mắt của cậu ấy hướng về cổ tay của anh, chắc chắn vết sẹo màu đỏ tươi kia rất chói mắt. Anh đã đáp rằng cậu ấy sống như nào thì anh sống như thế. Cậu ấy lại không nói gì nữa, dường như trong làn khói trắng mờ ảo, anh nghe thấy tiếng thở dài của cậu ấy.

Cậu ấy giải thích cho anh hiểu về cuộc hôn nhân thất bại của em và người đàn ông đã bỏ rơi em để ra nước ngoài ngay khi vừa tốt nghiệp. Cậu ấy nói rất uyển chuyển, dường như đang cố gắng biện hộ cho em, dường như ánh mắt trốn tránh đó còn nhìn thoáng qua anh. Anh cười cười, ném tàn thuốc xuống đất, dùng chân đạp tắt nó, thật ra anh cũng không để ý lắm đâu.

Anh muốn kết thúc đề tài này, bèn hỏi cậu ta có nhớ ngày đầu tiên anh và cậu ta gặp nhau không? Cậu ấy hơi sửng sốt, nói: “Ở một trung tâm tennis ở Hồng Kông?”

Anh lắc đầu, nói: “Ở đồn cảnh sát của bố cậu.”

Lúc mới vừa về nước, anh đã sống cuộc sống vô tư vô lự với Bùi Tử Quân và đám bạn bè, lúc đó Bùi Tử Quân đã được cử đi đại học Hồng Không, còn anh chẳng qua chỉ là một Hoa Kiều về nước một thời gian để nghỉ ngơi chỉnh đốn. Một ngày trước ngày khai giảng, anh lái con xe Audi A6 cũ kỹ của chú mình, khi quẹo xe ở Thành Bắc cũ đã xảy ra chút va chạm với một chiếc taxi Santana. Tuy rằng bọn anh lái xe khi chưa đủ tuổi thành niên là sai, nhưng rõ ràng tên tài xế kia cũng thuộc dạng lừa đảo tống tiền, tìm đến cảnh sát giao thông rồi lôi bọn anh lên đồng cảnh sát.

Trần Hoành Vũ vừa cãi nhau với bố cậu ấy - Trần Kiến Quốc, Trần Kiến Quốc mặc áo sơ mi trắng bên trong, khoác áo sơ mi cảnh sát màu lam bên ngoài, cáu kỉnh bước đến. Anh nhìn thấy đôi giày da đầy nếp nhăn đi kèm với đôi tất đỏ, trên đó còn có chữ phúc màu vàng, nhịn không được mà lén châm biếm trong lòng.

Khi ông ấy nhìn thấy bọn anh, dường như trút tất cả sự thất vọng với con trai lên người bọn anh. Giọng điệu của ông ấy rất mất kiên nhẫn, thậm chí còn có điểm gì đó hận sắt không thành thép.

Ông ấy hỏi vài vấn đề: “Tên gì? Bao nhiêu tuổi rồi? Học trường nào? Nhà ở đâu?”

Trong hàng loạt câu hỏi đó là sự tức giận không thể giấu.

Anh ngăn Bùi Tử Quân đang khinh thường lại, tiến lên một bước nói: “Cháu là người lái xe, là người Mỹ gốc Hoa, có bằng lái xe quốc tế. Bằng lái xe và chứng nhận Hoa Kiều đều ở trên xe, bây giờ có thể đi lấy.”

Ánh mắt hùng hổ trước đó của Trần Kiến Quốc lập tức tối sầm xuống, họ không có tư cách lấy thân phận người lớn để đối đãi và đánh giá những đứa trẻ như bọn anh. Ông ấy giáo dục vu vơ vài câu, dặn dò anh đi đổi lại bằng lái Trung Quốc rồi nói chuyện giải quyết riêng với tài xế kia. Thế nhưng gã tài xế kia vẫn không chịu buông tha, hiển nhiên là đòi tiền. Sau khi Bùi Tử Quân nhét cho 500 tệ, gã mới không giấu được khóe miệng đang nhếch lên, rời đi.

Trước khi ra cửa, anh thấy Trần Hoành Vũ. Một cậu nhóc bình thường, mặc áo thun rẻ tiền, quần đùi vừa dài vừa rộng, mang một đôi dép lào, ngồi cà lơ cà phất phơ trên ghế làm việc của Trần Kiến Quốc. Lửa giận khi cãi nhau trong mắt vẫn chưa tắt giống như một con nghé con vừa xổng chuồng, Anh không nhìn nhiều, bởi anh biết hai bọn anh không phải người sẽ đi chung một con đường,

Anh lại nhận một điếu thuốc, ai có thể ngờ được, giây phút này, anh và cậu ấy đang ở một nơi tàn tạ rách nát, hút thuốc lá rẻ tiền. Anh phả ra một ngụm khói, hỏi bây giờ cậu ấy sống thế nào, người nhà cậu ấy đâu?

Cậu ấy nói dì mình vẫn thế, sau khi Trần Kiến Quốc từ chức thì đi làm tài xế xe vận tải, chị gái Trần Hiểu Đồng thì được điều đến phân cục, bản thân cậu ấy đã kết hôn vào năm kia, vợ của cậu ấy cũng là cảnh sát, đang mang thai năm tháng. Anh hỏi bây giờ cậu ấy còn chơi bóng không? Cậu ấy nói với anh rằng hồi đại học mình còn dạy học sinh chơi bóng để kiếm tiền sinh hoạt, đi làm rồi thì bận không có thời gian để chơi. Anh gật gật đầu, cuộc trò chuyện rơi vào im lặng.

Bên dưới chân cầu vượt đọng một vũng nước lớn, gió thổi lay động những chiếc lá cây úa màu đất ven đường, xe buýt phát ra tiếng phanh kẹt rít ngắn ngủi, những người ra vào quán ăn lau khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, mùa hè ở Thành Bắc cũ mang đến một loại áp lực vô hình cho người khác. Cậu ấy khẽ ho khan, khi điếu thuốc đã cháy hết mới mở miệng, giống như đang chờ đợi một nghi thức nào đó vậy:

“Cảnh Thời, chuyện quá khứ…”

Anh nói: “Nhắc đến mấy cái đấy làm gì?”

Cậu ấy nói: “Thật ra đấy đều là những chuyện của thế hệ trước, nhưng mà…”

Anh nói: “Tôi hiểu.”

Cậu ấy lại nói: “Thứ chúng ta muốn không giống nhau.”

Anh quay đầu, cười nói: “Trần Hoành Vũ, cậu của bây giờ biết nói chuyện thật đấy!”

Cậu ấy lại không nói chuyện. Anh rít xong hơi thuốc cuối cùng, nói: “Thật ra tôi cũng rất nể cậu, chọn con đường giống bố mình, thi vào học viện cảnh sát Hồng Kông. Tôi còn phải cảm ơn cậu đấy, nếu không có cậu, tôi đã sớm không còn trên thế giới này.”

Cậu ấy sửng sốt, không tỏ thái độ, anh có thể nhìn thấy rõ ràng những thứ trong đôi mắt híp đó của cậu ấy.

Khi trở về, A Chính lại xem TV, TV đang phát sóng trực tiếp trận tứ kết U.S. Anh ngồi xuống bên cạnh thằng bé, ngay lập tức, sô pha bị lún xuống rất sâu. Anh nói với thằng bé rằng mình cũng từng đánh bóng ở cái sân này, A Chính quay đầu, lần đầu tiên dùng ánh mắt đánh giá nhìn anh, chắc chắn thằng bé đã nghĩ không có vận động viên nào lại nuôi tóc dài cả.

Anh nói: “Nếu cháu thích tennis thì chú có thể dạy cháu.”

Thằng bé không thèm để ý anh, lập tức chuyển kênh TV sang hoạt hình. Anh nhìn đôi môi mím chặt của thằng bé, nó thật đáng yêu, rất giống em.

Trong căn phòng khách nhỏ chỉ có hai con gấu ngộ nghĩnh cất giọng chói tai, anh chán hết cỡ, chỉ nghĩ đến việc em có thể xuất hiện sau cánh cửa. Đột nhiên A Chính hỏi: “Chú có phải là bố cháu không?"

Mắt thằng bé vẫn nhìn chằm chằm vào TV, không nhìn tôi.

"Chú không phải" - Tôi nói.

Sắc mặt A Chính không thay đổi nhiều, giống như cuộc nói chuyện vừa rồi không hề tồn tại. Sự trưởng thành sớm như vậy khiến anh có chút bùi ngùi, tôi đứng ngay dậy, hỏi thằng bé có đói không để anh nấu mì cho nó.

Anh đi đến cạnh chiếc tủ bát nhỏ, lục vài ngăn kéo, thấy có nửa gói mì khô. Rồi mở chiếc tủ lạnh nhỏ ra, bên trong rất ngăn nắp, trứng gà xếp cạnh nhau. Anh lấy một quả, quay đầu lại nhìn A Chính. Thằng bé vẫn giữ nguyên tư thế vừa rồi, cái đầu nhỏ vẫn không nhúc nhích.

Ánh nắng chiều tà chiếu xuyên qua cửa kính, cả căn phòng được bao phủ bởi một lớp màu vàng làm tăng thêm cảm giác hoài cổ. Ánh mắt của anh dừng lại ở chiếc bình sứ trên mặt bàn, bằng sứ trắng viền xanh, bên trong lộ ra những vết đen của vết vỡ hỏng, họa tiết trang trí là địa chỉ cũ của nhà máy dệt, và họa tiết chữ hoa màu đỏ "Kỷ niệm 40 năm thành lập nhà máy dệt Hồng Kông" vẫn còn bên dưới, đó là ký ức khó quên nhất của tuổi trẻ chúng ta.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play